• Kiểm tra đơn hàng
  • Hỗ trợ
  • Nạp tiền
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Thống kê gian hàng
ĐỎI NƯỚC TẬN NHÀ - Công Ty TNHH MTV Phát Triển Quang Vinh
Gian hàng: gaonuocquangvinh
Tham gia: 11/09/2012
GD Online thành công(?): 18
Đánh giá tốt : 100%
Thời gian xử lý : <2 ngày
Lượt truy cập: 82.760
Tìm kiếm :    Giá từ :    ~ Đến :  

Chọn gạo ngon và sạch – dễ mà khó

Chọn gạo ngon và sạch – dễ mà khó

Để chọn được gạo ngon, sạch, đảm bảo chất lượng tưởng chừng đơn giản ở thời gian trước thì nay lại là thách thức lớn đối với người nội trợ ở các thành phố lớn khi “công nghệ” tẩm, sấy, tẩy gạo bằng hóa chất ngày cành trở nên tinh vi. Thậm chí có người đã phải thốt lên “gạo sạch bây giờ khó kiếm chả khác gì đặc sản thời xưa”

Gạo ngon và mới thường có hạt đều, căng bóng nhưng không quá trắng, ngửi sát mũi thì có vị thơm nồng tự nhiên.

    Để chọn được gạo ngon, sạch, đảm bảo chất lượng tưởng chừng đơn giản ở thời gian trước thì nay lại là thách thức lớn đối với người nội trợ ở các thành phố lớn khi “công nghệ” tẩm, sấy, tẩy gạo bằng hóa chất ngày cành trở nên tinh vi. Thậm chí có người đã phải thốt lên “gạo sạch bây giờ khó kiếm chả khác gì đặc sản thời xưa”

    Gạo ngon trước hết phải mới

    Theo cô Yến (chủ một cơ sở xay xát gạo tư nhân ở ngoại thành Hà Nội) thì gạo ngon trước hết phải là gạo mới, như ở miền Bắc, một năm có 2 vụ lúa chiêm (thu hoạch hè) và vụ lúa mùa (thu hoạch mùa thu), cứ đến mùa nào thì ăn gạo mùa đó là ngon nhất, gạo để càng lâu càng bớt thơm, bớt ngọt. Như vậy yếu tố đầu tiên để chọn gạo ngon chính là gạo phải  mới.

    Cô Yến cho biết nhìn về cảm quan, khi chọn gạo, có thể vốc 1 nắm trên tay, nếu quan sát hạt gạo mẩy, đều, còn nguyên phôi trắng, ít hạt vỡ, ít hạt vàng ngà (xay từ lúa non), ngửi sát thì có mùi thơm nồng nồng tự nhiên thì thường là loại gạo mới và già hạt (gạo già hạt là loại được xay xát từ lúa đủ ngày, phơi đủ nắng, loại này thường ít bị nấm, mọt nên khả năng tẩm thuốc sẽ ít hơn). 


    Gạo mới thường có mùi thơm nồng tự nhiên

    Nếu gạo có mùi thơm không tự nhiên hoặc mùi hôi thường là loại gạo đã cũ hoặc được tẩm ướp hương nhân tạo. Để nhận biết gạo đã tẩm ướp hương nhân tạo bạn có thể quan sát khi nấu cơm, loại gạo này thường mất mùi khi nấu chín hoặc bay hết mùi sau vài ngày khi mua về. Chính vì loại này thường chỉ nhận biết rõ hơn sau khi mua nên lưu ý không nên mua quá nhiều gạo 1 lần.

    Với những người có kinh nghiệm lâu năm như cô Yến thì chỉ cần nhấm nhấm 1 vài hạt là biết ngay gạo ngon hay không. Vì thế, khi chọn gạo bạn cũng có thể nhai thử gạo cách từ từ. Gạo mới thường vị ngọt tự nhiên, cảm giác hơi dinh dính trong miệng.

     

    Gạo tẩm hương nhân tạo khi nấu sẽ mất mùi thơm

     

    Cô Yến cho biết thêm hạt gạo còn dính áo cám nấu lên sẽ ngọt và nhiều dưỡng chất hơn so với loại được xay xát trắng bong. Vì thế khi chọn gạo, bạn cũng không nên chọn loại có hình thức “quá sạch sẽ” vừa ít dưỡng chất vừa có thể là gạo đã được tẩy trắng từ những loại kém chất lượng. Khi nấu cũng không cần vò quá kỹ để hạn chế trôi mất lớp áo cám chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

    Các loại gạo trên thị trường

    Nếu là người thường xuyên phải đi chợ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra trên thị trường có rất nhiều loại, nhiều tên gọi gạo, ví dụ chỉ riêng loại gạo tám cũng có nhiều loại như tám Thái, tám xoan Hải Hậu, tám Điện Biên thậm chí còn có cả tám Lào, tám Campuchia, tám Thái xanh nhập khẩu, tám đỏ nhập khẩu… Song theo cô Yến thì có nhiều cửa hàng gọi vậy cho… ra vẻ đa dạng thôi chứ thực chất gạo tám Thái, Lào hay Campuchia toàn của Việt Nam hết, có chăng là các giống lúa này được nhập khẩu về trồng ở Việt Nam mà thôi.

    Và dù có rất nhiều tên gọi song trên thị trường hiện nay gạo được chia thành 2 loại chính là gạo xốp và gạo dẻo dựa vào tính chất của gạo khi nấu chín. Dòng gạo dẻo ở Việt Nam được xay ra từ các giống lúa như jasmine, các giống lúa Đài Loan (Việt Đài – gạo thơm Đài Loan), giống thơm KDM (hương lài, thơm lài), hommali (nhập từ Thái nên thành phẩm gạo hay được gọi là thơm Thái), nàng thơm Chợ đào – Long An… Rồi tùy từng nơi trồng mà gạo sẽ được gắn thêm 1 cái tên địa danh như như gạo tám Điện Biên, gạo tám Hải Hậu. Còn dòng gạo xốp có một số loại phổ biến như: Nàng Thơm, Tài Nguyên, Hàm Châu...Dòng gạo này cũng được gắn thêm tên địa danh trồng, ví dụ tài nguyên Thái Bình.  Ngoài ra có 1 số ít các thương hiệu gạo nhập khẩu từ Nhật và Thái song được bán khá hạn chế.


    Quá nhiều tên gọi "lạ" khiến người tiêu dùng đôi khi khó chọn lựa

    Để tránh bị "loạn" bởi các tên gọi, khi chọn gạo, bạn cần chú ý phân biệt dòng gạo (dẻo - xốp) trước tiên. Tiếp đó bạn cần quan tâm nhà cung cấp. Bạn nên chọn các công ty có uy tín như Nàng Yến, Làng Ta, Mê Kông…Chất lượng của các thương hiệu này thường đảm bảo hơn các cửa hàng, đại lý bán lẻ.

    Đặc tính một số loại gạo phổ biến trên thị trường

    Đối với dòng gạo dẻo như tám thơm của miền Bắc hay của Long An, Sóc Trăng, nàng thơm, hạt gạo thường dài, thon nhỏ, thơm nhẹ khi nấu cơm rất dẻo, mềm song hạt săn.

    Trong khi đó các giống gạo xốp như Hàm Châu, Tài Nguyên, Bụi sữa... hạt thường ngắn và tròn hơn, khi nấu sẽ được mềm và xốp, có vị bùi.

    Cách bảo quản gạo sau khi mua

    Nếu bạn mua gạo ở siêu thị hay các bao gạo đã đóng gói sẵn cần để ý đến ngày sản xuất. Ngày càng gần thì gạo càng mới. Trong trường hợp mua lẻ ở các cửa hàng, đại lý gạo thì tốt nhất bạn nên mua vừa phải, đảm bảo lượng gạo ăn trong thời gian ngắn. Như vậy sẽ không sợ gạo bị để lâu, ẩm mốc trong nhà vừa để đón mùa gạo mới.

    Ngoài ra gạo không ưa nước, dễ nấm mốc. Do đó lý tưởng nhất bạn nên trữ gạo trong các lọ có nắp đậy kín, để nơi khô thoáng trong tủ hoặc kệ bếp, tránh trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao vì những yếu tố này có thể làm gạo giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng.