So sánh lăn kim và phi kim

Một làn da trắng mịn không tì vết là mong ước của tất cả các chị em phụ nữ chúng ta, nên chúng ta sẵn sàng chi thật nhiều tiền bạc, hi sinh thời gian, thậm chí là chịu đựng đau đớn để có được làn da đẹp. Nói về chuyện “đớn đau”, phải kể đến phương pháp phi kim và lăn kim rộ lên ở thị trường làm đẹp của Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Vậy phi kim và lăn kim là gì? Chúng có gì giống và khác nhau? Trường hợp nào nên dùng lăn kim? Vấn đề nào phải xử lý bằng phi kim? Cùng Happy Skin tìm hiểu thật chi tiết để có sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé!

1. Phi kim và lăn kim là gì?

Về cơ bản, phi kim và lăn kim được gọi là Liệu pháp vi điểm (Micro-needling Therapy) hay Liệu pháp tăng sinh collagen (Collagen Induction Therapy). Cụ thể, liệu pháp này sẽ giúp thúc đẩy sản sinh collagen gấp 1000% và tăng sự hấp thụ dưỡng chất lên gấp 3000% so với da bình thường. Đây được đánh giá là một bước ngoặc trong lịch sử làm đẹp, hứa hẹn giải quyết được các vấn đề như: sẹo lõm, thâm nám, mụn, rạn da, nếp nhăn, lão hóa và kể cả hói đầu.

2. Sự giống nhau của phi kim và lăn kim

Về bản chất, cả hai liệu pháp này đều giúp tăng sinh collagen nhờ sử dụng cơ chế tổn thương vi điểm(tổn thương giả) để kích thích các yếu tố làm lành, chủ yếu là tái tạo phát triển mô da , từ đó giải quyết được những khuyết điểm trên da.
Dù là phi kim hay lăn kim đều phải đảm bảo đầu kim rất nhỏ, rất bén, làm bằng thép không rỉ dùng trong y khoa. Đây được xem là phương pháp kích thích sản sinh collagen mạnh nhất. Tuy nhiên cả hai đều không gây tổn thương “hàng rào” bảo vệ ở thượng bì và những đường thông vi thể được tạo ra bởi đầu kim, vì vết thương sẽ đóng mài sau vài giờ điều trị.

3. Sự khác nhau của lăn kim và phi kim

Lăn kim
Hiểu một cách đơn giản, lăn kim là liệu pháp sử dụng dụng cụ lăn bằng tay, dạng bánh xe với ít nhất 200 cây kim. Vì đây là một phương pháp hoàn toàn thủ công nên phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của chuyên viên chăm sóc da. Tùy loại da mà điều chỉnh mức độ lăn nhanh hay chậm, sâu hay nông.

Vì đầu kim của dụng cụ lăn kim thường có kích thước không đủ độ nhỏ và sắc nên hiệu quả chậm hơn phi kim. Thời gian nghĩ dưỡng phục hồi kéo dài từ 3-4 ngày. Phương pháp này chủ yếu dùng để điều trị sẹo rỗ, sẹo nặng.
Phi kim
Khác với lăn kim, phi kim sử dụng công nghệ cao với các đầu kim nano siêu nhỏ tác động vào da theo chiều lên xuống. Vì kim được di chuyển theo chiều thẳng đứng, nên liệu pháp này giúp hạn chế tổn thương lên lớp thượng bì cao hơn so với lăn kim. Máy phi kim được gắn với một động cơ nhỏ, được tính toán tỉ mỉ về lực, phạm vi tác động giúp kết quả điều trị luôn được ổn định.

Chỉ cần nghỉ ngơi 24 tiếng là da mặt đã quay trở lại trạng thái bình thường. Liệu pháp này nên sử dụng cho da ít khuyết điểm hơn so với lăn kim, tuy nhiên vẫn có thể điều trị tốt da sẹo, da sần… Thường phi kim được sử dụng trong các liệu trình trẻ hóa, tái tạo da và đưa tinh chất trị mụn.

4. Những ai nên và không nên sử dụng phi kim/lăn kim?

Trường hợp nên sử dụng và chiều dài kim tương ứng

Mong muốn tăng cường sự hấp thụ của các sản phẩm chăm sóc da: chiều dài kim tối đa 0,3 mm.
Nếp nhăn: chiều dài kim 1-1,5 mm.
Da lỏng lẻo: chiều dài kim 1,5 mm.
Da lão hóa: chiều dài kim 1-1,5 mm.
Sắc tố da không đồng đều: chiều dài kim 0,5-1 mm.
Sẹo: chiều dài kim 1,5 mm.
Rạn da: có thể phục hồi một phần.
Sẹo mụn sâu: chiều dài kim 2,5 mm.
Trường hợp không nên sử dụng
Những trường hợp sau đây chống trị định hoặc nên thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ: sẹo lồi, mụn đang sưng, tiểu đường(vết thương hồi phục chậm), nốt ruồi nổi, mụn cóc, mẹ có thai hoặc cho con bú, tình trạng da mãn tính…
Phi kim/lăn kim đều là liệu pháp sử dụng tổn thương vi điểm để tăng sinh collagen, kích thích tái tạo da, chỉ khác nhau ở dụng cụ sử dụng. Nhìn chung, liệu pháp này mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực cho làn da, tuy nhiên không nên tự thực hiện ở nhà, dễ dẫn đến nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách. Bạn nên đến các spa, clinic có bác sĩ uy tín để được tư vấn cụ thể xem nhu cầu và vấn đề da của bạn thì nên dùng phương pháp nào là thích hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Và đừng quá lạm dụng nó vì một làn da đẹp chính là thành quả của lối sống lành mạnh và cách chăm sóc da khoa học, là cả một quá trình dài chứ không phải ngày một ngày hai mà đẹp được.

 

Chưa có câu trả lời nào