Xin hỏi về vấn đề đánh lửa sớm muộn?

Tôi đang sử dụng chiếc xe cũ cấp xăng bằng chế hoà khí. Khi đi hơi ép số một chút thì máy có tiếng kêu cọc cọc. Bạn tôi nói là do đánh lửa sớm. Vì chưa hiểu vấn đề này nhiều nên xin các bạn tư vấn? - Thế nào là đánh lửa sớm, muộn? - Vì sao phải chỉnh đánh lửa sớm? - Đặt lửa thế nào là hợp lý nhất? Chân thành cảm ơn. nguồn: vnexpress.net
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Theo như bạn nói thì xe bạn bị engine knocking, là xăng đã cháy trước khi bugi đánh lửa. Cái này giống như là đạp xe đạp vậy, khi pedal đang đi lên mà bạn đạp xuống. Nếu xe lâu lâu bị 1 lần thì không sao, nhưng bị thường xuyên thì không tốt cho máy. Tôi không biết tại sao xe bạn lại bị vậy bởi vì nó có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có 1 cách khắc phục nhanh là dùng xăng có octane cao hơn. Bạn nên đổ đầy xăng A95 xem sao. Đây là điều khác biệt duy nhất giữa xăng A92 va A95. Xăng A95 không cháy nhanh hơn A92, mà chỉ chống bị ép nổ tốt hơn. Thiên
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Xe bị rock có nhiều nguyên nhân. Quá tải, đánh lửa sớm, dùng xăng không đúng chỉ số octan...Đánh lửa sớm của động cơ xăng 4 thì-theo nguyên lý khi piston đến tử điểm thượng thì bugi mới đánh tia lửa điện để đốt cháy hổn hợp hơi xăng. Tuy nhiên sự cháy xảy ra cũng phải cần có thời gian. Nếu bugi phóng tia lửa như vậy thì hổn hợp cháy không hết, hiệu suất sẽ kém và tiêu hao nhiên liệu (do cháy ko hết thải ra ngoài). Để tránh tình trạng này, các kỷ sư nghĩ ra một cách là cho đánh lửa sớm hơn một chút (trên bánh đà khoảng chênh nhau khoảng 5 độ) và người ta gọi là góc đánh lửa sớm. Trên xe luôn có vạch trên volang (bánh đà) để cân điểm đánh lửa sớm. Nhưng kinh nghiệm từng loại xe, tay nghề sẽ chọn góc đánh lửa thích hợp (không hẳn căn cứ trên vạch này). Chúc bạn thành công. Trần Công Vinh
biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước
Tại sao phải đánh lửa sớm? Hệ thống đánh lửa trên chiếc xe của bạn cần phải làm việc phù hợp với các hệ thống khác của động cơ. Nó cần phát ra tia lửa chính xác ở một thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp khí dãn nở trong xi-lanh phát huy hết công suất. Nếu đánh lửa sai thời điểm thì công suất động cơ bị giảm đi, tiêu hao nhiên liệu và lượng chất độc hại trong khí xả tăng lên. Bugi đánh lửa trước khi piston lên tới Điểm chết trên Khi không khí và nhiên liệu hoà trộn trong xi lanh bị đốt cháy, nhiệt độ tăng lên và nhiên liệu bị cháy thành khí xả. Điều này dẫn đến áp suất trong xi lanh tăng lên đột ngột và đẩy piston đi xuống. Để tăng công suất và mô-men động cơ, cần thiết phải tăng áp suất trong xi lanh trong thời kỳ cháy. Áp suất lớn nhất sẽ cho hiệu suất động cơ cao và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm sinh tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí. Sẽ có một thời gian trễ kể từ khi bu-gi phát tia lửa đến khi hỗn hợp khí bị đốt cháy hoàn toàn và áp suất trong xi-lanh đạt cao nhất. Nếu tia lửa xuất hiện khi piston chạm đến điểm chết trên của kỳ nén, piston đã sẵn sàng di chuyển xuống trước khi áp suất trong xi lanh đạt đến trị số cao nhất. Đây không phải là thời điểm tối ưu. Để sử dụng triệt để năng lượng của nhiên liệu, tia lửa cần xuất hiện trước khi piston đạt điểm chết trên của kỳ nén để đến khi piston đi xuống đúng lúc áp suất trong xi lanh đạt trị số cao nhất. Ta biết rằng: Công = lực * khoảng cách; Và trong xi lanh: Lực = áp suất * diện tích đỉnh piston; Khoảng cách = hành trình piston. Vì vậy: Công = áp suất * diện tích đỉnh piston * hành trình piston. Đối với một động cơ cụ thể thì đường kính piston và hành trình là hằng số, vì vậy chỉ còn cách là tăng áp suất để tăng công suất động cơ.Thời gian đánh lửa rất quan trọng, và thời điểm đánh lửa sớm lên hay muộn đi còn tuỳ thuộc vào các điều kiện khác. Thời gian hỗn hợp cháy gần như là không đổi, nhưng tốc độ của piston sẽ tăng lên khi tốc độ động cơ tăng. Nghĩa là, tốc độ động cơ càng cao thì thời điểm đánh lửa càng phải sớm lên. Ngoài việc tăng công suất, ta hãy xét những mục tiêu khác, ví dụ như tối thiểu hoá các chất độc hại trong khí xả. Thời điểm đánh lửa muộn đi (tức là thời điểm đánh lửa gần thời điểm piston đến điểm chết trên hơn), áp suất lớn nhất trong xi lanh và nhiệt độ có thể giảm đi. Nhiệt độ giảm sẽ làm làm giảm lượng ô xit ni tơ NoX (một chất độc hại trong khí xả). Các thành phần chính của hệ thống đánh lửa Bugi: Về lý thuyết thì khá đơn giản, nó là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang qua một khoảng trống (giống như tia sét). Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng qua khoảng trống và tia lửa mạnh. Bugi phải cách ly được điện thế cao để tia lửa xuất hiện đúng theo vị trí đã định trước của các điện cực của nến, mặt khác nó phải chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt trong xilanh như áp suất và nhiệt độ rất cao, hơn nữa nó phải được thiết kế để các bụi than không bám lại trên các bề mặt điện cực trong quá trình làm việc. Bugi sử dụng loại sứ cách điện để cách ly nguồn cao áp giữa các điện cực, nó phải đảm bảo để tia lửa phóng ra đúng ở hai đầu của điện cực chứ không phải ở bất cứ điểm nào thuộc hai cực. Ngoài ra chất sứ này còn có tác dụng không để các bụi than bám vào trong quá trình sử dụng. Sứ là vật liệu dẫn nhiệt rất kém, vì vậy vật liệu rất nóng trong quá trình làm việc. Sức nóng đã giúp làm sạch bụi than khỏi điện cực. Cấu tạo của bugi Một số xe đòi hỏi phải sử dụng loại bugi nóng. Loại bugi này được thiết kế có chất sứ bao bọc tiếp xúc với kim loại ít hơn do vậy việc trao đổi nhiệt kém hơn và nến nóng hơn và làm sạch bụi bẩn tốt hơn. Bugi lạnh thì ngược lại, thiết kế với vùng trao đổi nhiệt lớn hơn vì vậy sẽ nguội hơn khi hoạt động. Nhà thiết kế đã lựa chọn nhiệt độ làm việc của nến điện phù hợp cho mỗi loại xe. Một số chiếc xe có hiệu suất cao sẽ sinh nhiều nhiệt hơn do vậy phải sử dụng nến nguội hơn. Nếu nến điện quá nóng, nó sẽ làm cho hỗn hợp cháy trước khi tia lửa phát ra, vì vậy cần lựa chọn chính xác loại nến điện phù hợp cho mỗi loại xe Bugi nóng (trái), bugi nguội (phải) Bôbin: Là bộ phận sinh ra cao áp để tạo ra tia lửa. Rất đơn giản, điện thế cao được sinh ra do cảm ứng giữa hai cuộn dây. Một cuộn có ít vòng được gọi là cuộn sơ cấp (màu vàng), cuốn xung quanh cuộn sơ cấp (màu đen) nhưng nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp. Cuộn thứ cấp có số vòng lớn gấp hàng trăm lần cuộn sơ cấp. Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin, đột ngột, dòng điện bị ngắt đi tại thời điểm đánh lửa do má vít (đang đóng kín mạch điện thì đột ngột mở ra). Khi dòng điện ở cuộn sơ cấp bị ngắt đi, từ trường điện do cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột. Theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, cuộn thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ trường đó. Do số vòng của cuộn thứ cấp lớn gấp rất nhiều lần số vòng dây cuộn sơ cấp nên dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn. Dòng điện cao áp này được đưa đến nến bugi qua dây cao áp. Bôbin tăng áp Bộ chia điện: Bộ chia điện đời cổ hơn (sử dụng má vít) Một trục cam ở trung tâm bộ chia điện sẽ làm cho phần động của má vít tách khỏi phần tĩnh tại thời điểm đánh lửa. Điều này lý giải tại sao dòng điện của cuộn dây sơ cấp lại bị mất đi đột ngột và sinh ra xung cao áp. Bộ chia điện đời cổ sử dụng cam, má vít và tụ điện . Lê Dũng
sp
sp
Trả lời 14 năm trước
Bác thử chỉnh lại thời gian đánh lửa thử xem, trên xe có 1 con vít gọi là Ignition timing adjust dùng để chỉnh thời gian đánh lửa cho phù hợp với góc đánh lửa BTDC (before top dead centre) mỗi xe nhà sản xuất quy định 1 góc đánh lửa phù hợp. Bác có thể chỉnh thử xem mức độ nào là vừa, hoặc ra các Garage chuyên nghiệp bảo họ chỉnh dùm BTDC Và nhớ kiểm tra thay mới bugi nếu nó củ quá, thay loại phù hợp với xe, trên xe thường có ghi thông số bugi phù hợp, hiện nay có các dòng Bugi irridium và platium độ bền cao và lửa mạnh. Kiểm tra bộ đánh lửa vol. Good luck! Nhu Minh
Cun_Keo
Cun_Keo
Trả lời 14 năm trước
Các câu hỏi của anh em xin trả lời như thế này, vì em mới học nên chưa biết hết tất cả nhưng em có thể nói cho anh biết những gì mà em biết. Đánh lửa sớm là lúc bugi đánh lửa khi piston đang ở giữa kỳ nén. Nếu đúng ra bugi phải đánh lửa ở cuối kỳ nén, vì lúc đó hỗn hợp xăng và không khí được nén gần với điểm chết trên (Lúc đó bugi đánh lửa (kích nổ) công được sinh ra là lớn nhất). Còn đánh lửa muộn là lúc bugi đánh lửa lại sau kỳ nén, khi piston đang từ điểm chết trên đi xuống điểm chết dưới, cho nên công sinh ra rất kém. VÌ SAO PHẢI CHỈNH ĐÁNH LỬA SỚM Vì đánh lửa sớm sẽ làm cho máy của chúng ta sinh công ít, tức là công suất của máy giảm nhiều. Và còn gây nhiều tác dụng dây chuyền cho động cơ của xe như: nước làm mát sôi , nóng máy ,... ĐẶT LỬA HỢP LÝ là điều chỉnh bugi đánh lửa đúng thời kỳ cuối nén đầu nổ. Vì lúc đó công sinh ra (công suất máy) sẽ là lớn nhất. Em cũng mới học về xe ôtô nên cũng còn nhiều cái chưa biết. Nếu anh có được nhiều câu trả lời từ mọi người mà rõ ràng và hay hơn xin chỉ bảo giùm em nhé. Chúc anh lái xe an toàn. Bùi Thanh Hải