Kinh nghiệm lái xe ô tô?

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 12 năm trước

Tích lũy kinh nghiệm lái ôtô từ lúc biết đi xe máy

Nói thì có vẻ vô lý, vì việc điều khiển xe máy hoàn toàn khác hẳn với điều khiển ôtô. Nhưng thực ra, giữa hai hình thức này có những nguyên tắc cơ bản hoàn toàn có thể áp dụng qua lại, và không cần đợi đến khi biết lái ôtô mới bắt đầu rèn luyện.

Tôi mới lấy bằng B2 được 1 tuần. Phải nói rằng, việc thường xuyên vào diễn đàn tư vấn về ôtô xe máy của VnExpress đã giúp tôi đúc kết khá nhiều bài học quý giá bởi sự chia sẻ của những người có kiến thức và kinh nghiệm về ôtô.

Hôm nay, tôi xin mạn phép được vào diễn đàn để tham gia ý kiến của mình về việc tích lũy những bài học cho việc lái xe ôtô của bản thân tôi.

- Luôn bật đèn xi nhan khi chuyển hướng. Đây là thao tác mà rất nhiều người đi xe máy không để ý. Riêng tôi, việc bật xi nhan khi chuyển hướng được tập luyện và biến thành một thao tác đến mức vô thức, nếu không bật thì luôn cảm thấy như thiếu một cái gì đó. Lỡ hôm nào đứt bóng đèn xi nhan thì y như rằng, hôm ấy điều khiển xe hết sức lóng nga lóng ngóng. Tôi nghĩ rằng thói quen này sẽ nhanh chóng được xác lập khi tôi lái xe ôtô.

- Tạo thói quen nhìn gương chiếu hậu. Trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, chuyên gia hãng Honda khuyến cáo rằng, nên nhìn gương chiếu hậu sau bình quân mỗi 10 giây, trong đó, việc nhìn gương trái chiếm tỉ lệ cao. Tôi thì không đến nỗi như vậy, nhưng có thói quen thường xuyên nhìn gương chiếu hậu, nhất là gương trái (tất nhiên luôn đảm bảo an toàn). Và cũng như đèn xi nhan, nếu lỡ hôm nào mượn xe người khác mà thiếu gương chiếu hậu bên phải (vì bên trái buộc phải có), thì luôn cảm thấy bất an khi ra đường. Tôi nghĩ đó là một thói quen tốt. Thói quen nhìn xung quanh trước khi khởi hành. Dù đi xe máy, tôi luôn có thói quen nhìn trước nhìn sau trước khi khởi hành. Điều này hoàn toàn có lợi cho việc tham gia giao thông mà chắc ai cũng hiểu. Và tôi nghĩ thói quen này sẽ rất tốt đối với việc lái xe ôtô.

- Thói quen nhìn và hiểu về biển báo giao thông. Đây là việc mà không phải người đi xe máy nào cũng thực hiện tốt. Có rất nhiều người đi xe máy chỉ biết nhìn đường mà chạy, không nhìn biển báo giao thông, mà có khi nhìn cũng không hiểu. Còn riêng tôi, việc nhìn biển báo giao thông là một thói quen, nhất là khi học về bộ đề thi lý thuyết B2 (vì bộ đề A1 không đầy đủ bằng).

- Luôn ý thức về khoảng cách và tốc độ dự phòng. Đây là một kinh nghiệm được tích lũy dù điều khiển bất kỳ phương tiện giao thông nào. Ví dụ, khi lấn trái để qua mặt một chiếc xe buýt đang đậu hoặc di chuyển chậm, tôi luôn dành lại một khoảng cách và kiểm soát tốc độ để dự phòng các trường hợp người hoặc xe từ lề phải cắt mặt xe buýt để băng qua đường, vì rõ ràng lúc ấy tầm nhìn của tôi đã bị xe buýt che khuất. Hoặc khi lấn phải để tránh một người hoặc xe rẽ trái, nếu xét về quán tính và quỹ đạo di chuyển thì khi xe mình đến điểm đó, thì xe rẽ trái đã vượt qua, tuy nhiên, nếu trong trường hợp chiếc xe ấy bị chết máy đột ngột hoặc thắng gấp, thì rõ ràng việc dự phòng khoảng cách và tốc độ để tránh là một việc vô cùng cần thiết.

- Luyện khả năng quan sát và phán đoán. Điều khiển phương tiện nào cũng vậy, việc quan sát và phán đoán là vô cùng quan trọng. Cũng là con chó chạy bên lề phải, nhưng con nào có thể cắt ngang đường đột ngột, con nào không thì hoàn toàn do quan sát và phán đoán. Và tất nhiên, luôn phải dành khoảng cách và kiểm soát tốc độ dự phòng như đã nói trên trong trường hợp bất trắc. Và người đi xe máy nhiều khi cần phải giỏi điều này còn hơn cả người đi xe hơi (vì nguy cơ tai nạn chết người khi cán chó của xe máy cao hơn ôtô!).

- Luôn cảnh giác cao đối với những điểm ngoài tầm kiểm soát của mắt. Trên thực tế, những điểm ngoài tầm kiểm soát của mắt không chỉ là những điểm khuất, góc chữ A… trên ôtô, mà tất cả những điểm mà mắt trông thấy rõ. Những điểm này thường xuất hiện khi gặp ôtô đối diện vào ban đêm. Đèn xe đối diện không phải cái nào cũng chuẩn. Trong rất nhiều trường hợp, người điều khiển bị chóa mắt trong tích tắc, chắc chắn không nhìn thấy (ít nhất một phần) phần đường phía trước. Nhiều khi trong tích tắc ấy lại có chuyện xảy ra, nhất là rớt ổ gà, vấp cục đá… Chưa kể những hôm trời mưa hoặc nhất là lúc nhá nhem, tranh tối tranh sáng thì nguy cơ cao hơn. Vì vậy, việc cảnh giác cao những lúc này là hoàn toàn có lợi.

- Luôn lĩnh hội lời khuyên của các tiền bối. Trên đường vắng và đẹp thì không nên chạy xe cứ như thể “Ngủ say trên chiến thắng”, trên đường ướt thì phải “Cẩn tắc vô ưu”… Đó là những lời khuyên rất bổ ích và hoàn toàn không lý thuyết, mà được đúc kết từ quá trình lái xe lâu năm của những người đi trước. Do đó, dù điều khiển xe máy, tôi vẫn luôn thấm nhuần những lời khuyên ấy, và chắc chắn rằng, khi điều khiển ô tô, những lời khuyên ấy lại càng hữu ích.

Trên đây là thiển ý của một người mới tập tành lái ôtô, mong được các trưởng bối chỉ giáo thêm.

nguyễn xuân thuận
nguyễn xuân thuận
Trả lời 12 năm trước

CHÀO BẠN

KINH NGHIỆM CỦA BẠN VỚI NGƯỜI KHÁC THẾ NAO

NHƯNG THEO TỐI NHỮNG LÝ THUYẾT ĐÓ THÌ TẦM THƯỜNG QUÁ

Mrs.Ngọc check gia
Mrs.Ngọc check gia
Trả lời 12 năm trước

Khi mới đi xe, ai cũng dù ít dù nhiều đều cảm thấy không an toànvvaà không thật tay cho lắm, tâm trạng không đượcttôốtt cho lắm. Chính vì vậy khi bạn hỏi kinh nghiệm lái xe từ người khác, bạn chỉ có thể giải quyết được vấndđề tâm lí ngay lúc đó mà thôi, bạn chỉ thấy an tâm hơn mà thôi. Chứ thực tế xử lí tình huống và những gì mình đọc khác nhau rất nhiều. Khi đối mặt với thực tế bạn sẽ cảm thấy lúng túng và dễ quên đi những gì mình đã học. Vậy nên làm thể nào?

Theo tôi bạn nên kết hợp những yếu tố sau:

_ Nắm vững kiến thức điều khiển xe và luật giao thông.

_Trước khi chạy xe nên kiểm tra qua một lượt các bộ phận dễ dàng kiểm tra để đảm bảo xe chạy an toàn.

_ Hít thật sâu, lái xe cẩn trọng, trong giới hạn cho phép.

Tôi tin rằng thời gian sẽ đúc rút cho bạn được nhiều kinh nghiệm nhất, kinh nghiệm hữu ích nhất là khi bạn tự mình trải nghiệm nó.

Chúc bạn lái xe an toàn.