Cho cháu hỏi Bao nhiêu tuổi thì lấy đc bằng lái ôtô?

Trả lời 15 năm trước
So với luật hiện hành, dự Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có một số điểm mới: nâng độ tuổi lái xe chở người tăng lên hai tuổi, giảm nồng độ cồn được phép có trong máu và hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, quy định cụ thể quỹ đất dành cho giao thông đường bộ trong đô thị là từ 16-26%... [b]Về độ tuổi, dự luật quy định: "Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô và các loại xe có kết cấu tương tự, ô tô tải, ô tải có trọng tải dưới 3.500kg, ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Người đủ 24 tuổi trở lên được lái ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi. Người đủ 27 tuổi trở lên được lái ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi".[/b] Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH cho rằng: "Dự thảo quy định tăng độ tuổi của lái xe chở người thêm 2 tuổi là hợp lý". Tuy nhiên ĐB Hà Sơn Nhin (Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai) đề nghị: "Riêng đối với lái xe trên 30 chỗ trở lên, phải quy định đủ 30 tuổi mới được phép. Quy định cả trình độ học vấn đối với người lái xe chở người, lái xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên phải có trình độ phổ cập trung học cơ sở". Điều này có liên quan đến nhận thức của lái xe và giúp nâng cao việc đào tạo lái xe. Thiếu tướng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Võ Trọng Việt (Sơn La) nêu ý kiến: "Có người 60 tuổi rồi vẫn đi học lái xe, như vậy khả năng tai nạn sẽ nhiều. Đề nghị quy định đến tuổi nào thì không được học lái xe". Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH tán đồng với dự luật quy định: "Cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng, mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở". Không đồng tình, ĐB Dương Hiền (Lạng Sơn) lên tiếng: "Quy định như dự luật là chúng ta mặc nhiên đồng ý cho người điều khiển xe cơ giới được uống bia, rượu. Uống rồi thì làm sao mà kiểm tra nồng độ được, vì không phải lúc nào ta cũng tổ chức kiểm soát được. Cấm là cấm luôn". Đồng tình với dự luật quy định quỹ đất dành cho giao thông đường bộ trong đô thị là từ 16-26%, ĐB Võ Đình Tuyến (Bình Phước) đề nghị: "Cần phải làm rõ xem tỷ lệ 16 - 26% có bao gồm cả giao thông trên không và dưới đất không (tàu điện trên cao và tàu điện ngầm - PV)". ĐB Đặng Thị Mỹ Hương (Bình Thuận) đặt vấn đề: "Xe đạp điện cũng tham gia giao thông và trên thực tế cũng đã gây tai nạn nhưng tại sao dự luật chưa kiểm soát loại phương tiện này"? Thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý Trong các nguyên nhân dẫn đến ách tắc, tai nạn giao thông, các cơ quan chức năng thường đưa ra hai nguyên nhân chính là ý thức của người tham gia giao thông và sự gia tăng của phương tiện quá nhanh, không đề cập đến nguyên nhân từ cơ quan quản lý. ĐB Nguyễn Văn Lưu (Cà Mau) bức xúc: "Dự luật chưa đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Chẳng hạn như do đường xuống cấp, lồi lõm, cầu yếu nhưng do không có biển hiệu báo trước, lái xe không biết nên xe bị sụt xuống hố gây thiệt hại về hàng hóa cho chủ xe thì ai phải đền? Đây là hành vi vi phạm của cơ quan quản lý. Lái xe có quyền khởi kiện đòi bồi thường". Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ (năm 2002 - 2008) thừa nhận yếu kém: "Hệ thống quốc lộ vừa cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới xong đã bị các địa phương tận dụng để quy hoạch, xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức... biến thành đường đô thị. Các thành phố, thị xã nhất là những đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP.HCM, trong khi nạn ùn tắc đã xảy ra thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền vẫn tiếp tục cấp phép cho mở rộng các cơ sở giáo dục, đào tạo, các bệnh viện, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố"... Nhưng cả báo cáo và dự luật lại không đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Như vậy, độ tuổi lái xe tối thiểu theo 2 quy định trên sẽ là:

- Từ 18 tuổi trở lên thì bạn được học lái xe hạng B1, B2

- Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe hạng C

- Từ 24 tuổi trở lên mới đượchọc lái xe hạng D, E, F(nâng hạng)