Cách pha nước mắm ngon hay còn gọi là nước chấm ?

Em rất dốt pha nước chấm các anh chị nào biết cách pha nước chấm các món ngon như nem rán hay bún chả chỉ giúp em với ạ. Em rất là cảm ơn và tặng hoa hồng các chị ạ

Còi lười
Còi lười
Trả lời 13 năm trước

Mình có đây bạn tham khảo xem thế nào nhé. Bình thường thì tớ hay pha theo tỉ lệ 4 nước, 1 mắm, 1 đường, 1/2 chua. 1/2 muổi + tỏi ớt băm nhỏ

CÁC CÔNG THỨC PHA NƯỚC CHẤM

Nước chấm bánh cuốn :300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua. Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml

Nước chấm nem rán (chả giò):200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay. Cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ.Ăn kèm đồ chua

Nước chấm chua ngọt:Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15′, hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem …ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh .

Nước chấm bún chả:Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn;)Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g: đun sôi, hớt bọtNước mắm: 60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g

Cách khác nữa:1 dấm + 3/4 – 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác

Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màuĂn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.

Nước chấm thịt xá xíu(khoảng 500g thịt):1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏ

Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối

Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay :300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tươngtất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn

Nước mắm tỏi ớt:3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước

Nước chấm bánh bột lọc:Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắtNếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.

Nước chấm bánh bèo:Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo

Nước chấm thịt vịt:4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ

Nước chấm bò bía:1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm

nước chấm ốc:

2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏ

Chấm sò huyết:muối rang + hạt tiêu rang

Chấm ngao:đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh

Chấm cua, ghẹ:đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.

Nước mắm chanh – ớt chấm các món luộc, cá ránnước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.

Mắm tôm – chanh – ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ ránCho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi

Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô…cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt. Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt

Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.

Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sauCùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi

(Sưu tầm trên trang Long Chef)

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 12 năm trước

Các bạn rất thích ăn những món mà có pha nước mắm như bún thịt nướng, cơm tấm, thịt vịt, bánh bèo... nhưng làm hoài mà chén nước mắm không sao ngon được? Xin mời các bạn tham khảo vài cách pha nước mắm, nước chấm mà tui bít. Nếu sau khi tham khảo và thực hiện mà các bạn vẫn hok hài lòng thì các bạn hãy xem lại loại nước mắm mình đang dùng nhé! PHA NƯỚC MẮM

Với người mới tập nấu ăn, để khẩu vị quen dần với những món ăn, nước chấm… có dùng nhiều loại gia vị khác nhau, khi nêm nếm, nên cho từng loại gia vị vào một, nếm lại rồi mới cho loại gia vị khác vào.
1. Nước mắm gừng ăn thịt vịt:

- Tùy chất lượng nước mắm đang có để gia giảm chút ít. Thường là non một phần nước mắm + 1 phần đường. Thí dụ: 4,5 muỗng súp nước mắm + 5 muỗng súp đường + 1 muỗng súp gừng non gọt vỏ băm nhuyễn. Khuấy cho tan đường, tùy khẩu vị mỗi người pha thêm chút ít chừng 1 –2 muỗng súp nước lọc cho hỗn hợp hơi loãng ra rồi thêm ít chanh vắt vào từ từ cho hỗn hợp có vị chua nhẹ, thêm 1 - 2 muỗng cà phê tỏi băm mịn nhuyễn cho có thêm mùi tỏi. Dọn mỗi người 1 chén nước chấm với phần tỏi tươi cắt lát hoặc băm nhuyễn để người ăn cho vào tùy thích. Cẩm Tuyết hay dùng cách pha nước mắm gừng rất đậm đặc này để ăn thịt vịt, lượng gừng tùy thích gia giảm theo độ cay chịu được nhưng phải có một lượng tối thiểu nào đó để lẫn trong mùi nuớc mắm phải có mùi gừng thật đậm.

2. Nước mắm bánh cuốn, cơm tấm, bún thịt nướng, chả giò…:
Soạn: AM 164745 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Nước mắm pha

1 phần nước mắm + 3 hoặc 4 phần nước lọc + gia giảm ¼ phần đường. Cho tỏi với ớt như cách 1.

Nếu thích cho thêm đồ chua như cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh… cắt miếng hay bào sợi ngâm trong hỗn hợp giấm đường pha vừa chua ngọt, thì sau khi pha nước mắm xong mới cho vào một lượng đồ chua nhất định, nếm lại rồi mới quyết định thêm chanh hay không. Nước mắm pha cách này còn có thể cho chanh vào bằng một cách làm khá công phu, cho chén nước mắm có hình thức rất đẹp mắt là lột vỏ trái chanh, tách ra rừng tép, lột bỏ vỏ lụa từng tép, dùng ngón tay trỏ và giữa vo nhẹ từng miếng nhỏ của tép chanh cho mô sợi rời hẳn ra; sau khi pha nước mắm với nước lọc, đường, tỏi ớt… tùy thích thả ít nhiều chanh những sợi tép chanh vào, những mô sợi này sẽ nổi trên mặt nước mắm. Cách này làm tốn công nhưng cho vị nước mắm rất hay ở chổ là khi ăn tùy thích gạt ra hay múc thêm phần chanh tép này vào món ăn để thơm bớt vị chua

3. Nước mắm bánh bột lọc:

Dùng nước mắm nguyên chất hoàn toàn, dùng muỗng dầm nát ớt trong nước mắm + ít chanh vắt. Đó là cách ăn thuần tuý, nếu thấy vị nước mắm gắt quá, tùy thích thêm chút nước lọc và đường.

4. Nước mắm bánh bèo Huế:

Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Phân lượng thí dụ: Lột vỏ 200gr tôm đất (phần nạc tôm dùng để làm tôm chấy). Lấy vỏ, thêm khoảng 2 chén nước, nấu sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 -7 phút. Lược bỏ vỏ tôm qua rây, để yên nước luộc vỏ tôm cho lắng trong, gạn lấy phần nước trong. Cho vào 1 hoặc 1,5 muỗng súp nước mắm ngon, để yên cho lắng trong lần nữa, gạn lấy phần nước trong lần 2, nếm có mùi tôm và nước mắm rất nhẹ rồi mới thêm khoảng 1/3 muỗng cà phê muối cho đậm đà, sau cùng mới cho ít đường từ từ để có thêm vị ngọt nhẹ sau cùng mới cho rất ít chanh vắt và nước tỏi, phần ới tươi cắt hoặc xé nhỏ riêng.

5. Với những người không chịu được mùi nước mắm

(Thí dụ như khách nước ngoài muốn nếm đồ ăn VN mà ngại nước mắm). Thì thay thế nước mắm bằng nước lọc + muối pha loãng + nước màu (loại nước màu kho cá) cho hỗn hợp có màu nâu đỏ đẹp và cũng mặn mà như ai. Còn các gia vị khác sử dụng như đã hướng dẫn ở trên. Có thể thay thế nước lọc bằng nước dừa tươi trong mọi loại nước mắm nhưng phải lưu ý vị chua ngọt có sẵn của nước dừa để gia giảm đường muối.

6. Nước chấm bò bía:

Làm bằng hai loại tương ngọt đen và tương đỏ; hai loại tương này đều có đóng chai bán sẵn. Pha với công thức tương đối : 1 phần tương ngọt + ½ tương ớt , trộn đều nếm lại để xem vị tương mặn ngọt thế nào, nếu thích mặn thêm muối vào từng ít một cho đến khi vừa ý rồi rắc thêm ít đậu phụng rang đãi vỏ, giã dập lên mặt chén tương.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 12 năm trước

Khẩu vị của nước mắm nguyên chất, ở cả ba miền không khác nhau bao nhiêu. Nhưng chuyển sang nước mắm pha thì có sự khác biệt rõ nét.

Miền Bắc thích nước mắm pha loãng với nước thêm giấm, chanh và ít đường. Nhưng bí quyết ở chỗ nước để pha nước mắm nếu muốn ngọt đậm phải dùng đúng thịt thăn heo nấu hớt bọt thật trong, nếu có thêm con tôm cho vào nước thì càng thanh hơn. Rồi dùng nước này pha với nước mắm ngon và các thứ đã kể trên.


Miền Nam Bộ thì dùng nước dừa xiêm không quá non, không quá già, nấu cô lại, khi nấu hớt bọt cho trong nước, sau đó dùng nước dừa pha cùng với nước mắm và chanh, đường.



Miền Trung lại thích giữ sự đậm đà của nước mắm nên chỉ cho ít chanh, đường chứ không pha loãng. Một số địa phương cũng có nước mắm pha, chủ yếu để làm giảm độ mặn và tăng thêm hương vị chứ không pha loãng như hai miền kia. Như nước mắm ngò của Nha Trang, người ta dùng ngò (rau mùi) giã nhuyễn rồi mới cho nước mắm, chanh, đường vào. Đặc biệt ớt cho vào bát nước mắm ngò phải là ớt chỉ thiên còn xanh thì bát nước mắm mới thơm nồng, xanh biếc một màu.

Vùng Phan Thiết thì có nước mắm cà và nước mắm thơm (dứa). Cà lựa trái chín mọng, luộc qua nước sôi, bỏ hạt và vỏ rồi cho vào cối giã với ớt, tỏi thật nhuyễn, sau đó cho nước mắm và đường vào. Nước mắm cà đặc sắc nhờ độ xốp của cà và sánh như một món xốt màu đỏ cam rất bắt mắt. Nước mắm thơm (dứa) khi chế biến phải chọn trái thơm (dứa) chín vàng, vì thơm (dứa) chín vị chua, ngọt, mùi thơm lẫn màu sắc là hợp nhất. Vắt nước thơm (dứa), nấu sôi hớt bọt thật kỹ. Lúc nước thơm (dứa) sánh lại thì cho nước mắm, đường vào đánh đều là được. Bát nước mắm có màu vàng nền nã, hương thơm ngan ngát.


Gia vị không thể thiếu trong bát nước mắm của người Việt là ớt và tỏi. Tỏi thì tuỳ ý thích, đa số nước mắm pha có đủ cả hai vị. Dùng ớt trong bát nước mắm pha ở ba miền khác nhau chút ít. Miền Bắc thường cắt từng miếng ớt tròn đều tăm tắp cho vào nước mắm. Miền Trung dầm ớt khi ăn để tận hưởng mùi cay nồng của ớt hoà cùng nước mắm. Còn Nam Bộ thì giã hoặc băm nhuyễn ớt để lấy vị cay và màu đỏ giúp bát nước mắm thêm hấp dẫn.


Nước mắm cho từng món


Canh chua thường rưới thêm với nước mắm cốt, có khi cho chút chanh, ớt thì sẽ thơm ngon hơn nhiều.



Bánh cuốn, chả giò, bánh xèo, cơm tấm… phải ăn với nước mắm pha chua ngọt.

Nước mắm ngò, nước mắm cà, nước mắm thơm lại rất hợp với cá biển, mực, ốc vì nó làm tăng hương vị hải sản lại dễ tiêu hoá.




Món cá thì lại khác, mỗi loại cá đều có một thứ nước mắm khác nhau. Cá trê nướng thì có nước mắm gừng, cá rô thì nên ăn bằng nước mắm xoài, hay nước mắm me thì chuyên dùng cho các món lươn.


Nhiều món ăn, ngon hay dở, được quyết định bởi chất lượng bát nước mắm. Nấu phải nêm bằng nước mắm, cá kho, thịt kho ướp bằng nước mắm, chiên, xào, nướng, luộc. Với bất cứ món ăn nào cũng phải có nước mắm.

Cái hồn của món ăn Việt chính là nước mắm vì thế nước mắm đã hình thành và ảnh hưởng sâu sắc đến khẩu vị của chúng ta.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 12 năm trước

Chào các bạn !
nước nắm thường phải pha theo nhiều cách cho từng món ăn , giờ mình cũng chư biết hết cách của từng món ăn , chỉ biết được vài cách pha viết lên cho các bạn tham khảo nhe .
- cứ 1 chén nước mắm + 1 chén đường dun hết cỡ + 6 chén nước là cho món bánh ướt + bún tươi + bánh bèo các loại tương tự dùng chan nước mắm nhiều .
- 1 chén nước mắm + 1 chén đường dun hết cỡ + 4 chén nước + ít nước cốt chanh cho vừa ăn , là để chấm các loại đồ cuốn ,vd như bì cuốn V,,V .
- 1 chén nước mắm + 1 chén đường dun hết cỡ + 3 chén nước + tỏi bằm + nước cốt chanh cho vừa ăn , là cho chấm cá , thịt ăn kèm rau sống , hoặc soài xanh .
- 4M nước mắm + 4M đường vừa + 1 chén nước , dùng ăn cơm tấm . ( M = là muỗng như chiếc thuyền dùng để ăn suop , bằng 3m cà phê )
còn bài này mình học của trường hoàng việt cho các bạn tham khảo luôn .

37. Các loại nước chấm

àBánh khọt :

- 1 chén đường + 1 chén nước mắm + 6 chén nước dừa xiêm , cho vào nấu cho tan đường .

àCá chiên xù :

- 1 chén đường + 1 chén nước mắm + 2 chén nước + 1 chén dấm , cho vào nấu cho tan đường .

- Nước mắm co :

- 750g đường + 250g nước cốt chanh + 1.5 xị mước mắm nấu cho tan đường .

àMắm nêm hiệu con cua:

- 1 chai mắm nêm + đong 1 chai nước bằng chai mắm nêm nấu sôi lược qua rây , rồi cho vào 200g đường quậy tan , khi ăn cho thơm bằm , ớt , sả , tỏi vào .

àNước chấm gỏi cuốn :

- Cho dầu phi 50g tỏi + 50g sả thơm vàng , cho tiếp 1 hủ tương hoisin + 1/2 hủ tương đậu phộng + 50g tương mè rồi cho tiếp nước dừa xiêm vào sao cho vừa ăn , rồi cho tất cả lược qua rây bỏ sát sả tỏi đi , khi ăn mới cho ớt vào .

Tran Van Trung
Tran Van Trung
Trả lời 12 năm trước

Đa phần các món ăn ở Việt Nam nước chấm dùng nước mắm là chủ yếu. Vậy nên bí quyết để có nước chấm ngon thì điều kiện đầu tiên là nguyên liệu chính phải ngon, ví dụ như nước mắm.

Nhiềumón ăncó ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bát nước chấm (như nem, thịt luộc, cá rán)... Bí quyết nào để pha nước chấm được ngon, hợp với từng món ăn mà lại trông đẹp mắt?

Đa phần các món ăn ở Việt Nam nước chấm dùng nước mắm là chủ yếu. Vậy nên bí quyết để có nước chấm ngon thì điều kiện đầu tiên là nguyên liệu chính phải ngon, ví dụ như nước mắm. Kế đến là tỷ lệ pha chế các nguyên liệu. Điều này sẽ quyết định nước mắm ngon hay dở.Nên pha độ ngọt trước, kế đến là độ chua (nếu có), sau cùng là độ mặn. Cách làm như vậy sẽ dễ dàng kiểm soát độ vừa của nước chấm. Nếu bạn cho tất cả các thành phần vào cùng một lúc, quậy lên và nếm thử thì rất khó kiểm soát. Điều đặc biệt là không nên cho bột ngọt vào nước chấm, hoặc các gia vị có tính chất khử mùi nhau.

Nguyên liệu:

1 trái ớt (to khoảng một ngón tay)
3 - 4 tép tỏi
2 - 3 muỗng cà phê đường
1/2 trái chanh
Nước mắm ngon

Cách pha:

Tất cả thành phần giã nhuyễn đến khi thấy chúng quyện với nhau thành một hỗn hợp dẻo là được.
Vắt nửa trái chanh vào, dùng chày quậy đều hỗn hợp ớt, tỏi, chanh, đường lại với nhau.
Cho nước mắm vào đến khi nào nếm thấy được.
(Thường với lượng như vậy sẽ làm được khoảng hơn nửa chén nước mắm chấm)
Muốn bát nước chấm có một màu đỏ đẹp mắt và tỏi ớt nổi:

Điều quan trọng là bạn phải chọn trái ớt vừa chín tới. Khi làm nước mắm thì phải băm ớt tỏi chứ không giã. Sau khi pha nước mắm với đường, chanh hoặc dấm tùy theo món ăn có vị chua ngọt hoặc tùy khẩu vị của gia đình, rồi mới cho tỏi, ớt đã băm vào.

Cách của mình rất dễ mà chấm cũng khá ngon: Một chén nước mắm + một chén đường +1/2 chén giấm (nước chanh) + 2 chén rưỡi nước ấm + tỏi và ớt băm.

Mách nhỏ:

- Có những gia vị cần phải qua sơ chế trước khi dùng để khử vị chát, đắng chẳng hạn như gừng.
- Nếu bạn pha nước mắm với nước ấm thì nước chấm sẽ ngon hơn.

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn
Trả lời 10 năm trước

mìhh chia sẻ chút kinh nghiệm cách pha nước măm ngon các bạn tham khảo nghe .

trước khi pha nước mắm chị em lưu ý hai việc :1,kiểm tra xem dấm chua độ nào

2,nếm độ mặn , nhat của nước mắm vì mồi loại nước mắm có độ mặn khác nhau nên nếu cứ pha theo công thức sẽ không được như ý .còn một điều mách nhỏ với các bạn là đừng bao giờ đun nước mắm (chỉ đun giấm đường với lử nhỏ nhớ hớt bọt ). chờ nguội hãy chế nước mắm vào.riêng tỏi ớt băm nhuyễn cho vao sau cùng

riêng nước mắm bún chả , mình thường pha nước dùng xương hầm với con sán sùng ngon tuyệt .còn với món bánh bèo huế , mình ninh xương đuôii heo và đầu ,vỏ tôm giã nát lọc qua rây (nhớ lấy hết gạch tôm trước khi giã )các bạn hãy pha thử nước chấm cách riêng của mình xem sao nhé.