Những mụn đã lành thì làm sao để không bị sẹo? Anh của em bị mụn làm sao đến nỗi bây giờ "rỗ" khắp mặt, kinh lắm!

Trả lời 15 năm trước
Để những vết mụn đã lành không bị sẹo bạn nên sử dụng nhiều các loại rau có màu xanh thẫm như: rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, rau cải, rau bi... và quả có vị chua như cam, chanh, quýt, bưởi... bởi vì đó là những thực phẩm có hàm lượng cao các vi chất như sắt, kẽm và nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng đàn hồi cho da, mau liền sẹo. Ngoài ra, để hỗ trợ thêm bạn có thể dùng nghệ tươi bôi lên những vết thâm của mụn trứng cá đã lành, trong nghệ có chứa nhiều kháng sinh vừa chống tái viêm nhiễm vừa nhanh liền sẹo, không để lại vết thâm.
Phạm Việt
Phạm Việt
Trả lời 12 năm trước

Ngoài việc chăm sóc da cho thật kỉ chúng ta còn phải bôt sung dinh dưởng nuôi tế bào góc của da mình nửa

bạn nên dùng sản phẩm của công ty FNC

nếu liên lac với mình nhiều hơn thì mình có thể tư vấn cho bạn nhiều hơn

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Các yếu tố có thể gây sẹo bao gồm:

- Vết thương bị viêm trầm trọng hay kéo dài (nhiễm trùng, có dị vật trong vết thương...).

- Vết thương bị đè ép hay căng giãn, co kéo (thường do ở gần các vị trí vận động nhiều như các khớp, vùng giữa ngực, vai, lưng, bụng...).

- Vết thương do bỏng: 91% trường hợp bỏng sẽ để lại sẹo xấu.

- Cơ địa dễ bị sẹo do di truyền.

Ngoài việc chăm sóc tốt vết thương như đã nói ở trên, để tránh sẹo, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tác sau:

- Khâu vết thương lại càng sớm càng tốt (nếu không bị nhiễm trùng và điều kiện cho phép) ở cơ sở y tế.

- Uống thuốc theo đơn bác sĩ và dùng kháng sinh khi cần.

- Tránh làm co kéo, căng giãn vết thương hay vận động nhiều làm ảnh hưởng đến vết thương.

- Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất cần cho quá trình lành vết thương là các vitamin C, A, B, kali, kẽm, đồng. Một chế độ ăn đa dạng với nhiều trái cây và rau quả thường có đủ các chất kể trên.

Trong những trường hợp đặc biệt, có thể nhờ đến phẫu thuật để điều trị sẹo. Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều hy vọng vào điều này vì hiện không liệu pháp nào có thể xóa hoàn toàn một vết sẹo, chỉ có thể làm sẹo mờ hay phẳng đi mà thôi (và không phải trường hợp nào cũng đạt kết quả này).

Một số loại sẹo thường gặp:

-Sẹo phẳng, mờ: Đầu tiên, chúng có màu đỏ hay nâu sậm và nhô lên mặt da. Khi vết thương đã lành, chúng sẽ nhạt màu và bằng phẳng dần sau 6 tháng đến 2 năm.

-Sẹo phì đại: Trong quá trình làm lành vết thương, cơ thể xuất ra các sợi collagen mới tương đương với lượng collagen đã mất đi. Sự sản sinh quá mức collagen sẽ tạo ra sẹo phì đại hay sẹo lồi. Sẹo phì đại có màu đỏ hay nâu, nhô cao lên mặt da, có thể gây đau hay ngứa, không bao giờ vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu, dù vẫn có thể tiếp tục lồi thêm lên. Trong một số trường hợp, sẹo sẽ tự cải thiện sau 6 tháng đến 2 năm.

-Sẹo lồi: Giống sẹo phì đại về cơ chế tạo thành và hình dạng, nhưng nó vượt quá ranh giới của vết thương ban đầu và có thể tiếp tục phát triển không giới hạn. Chúng cũng có thể gây ngứa hay đau nhưng triệu chứng này không giảm đi theo thời gian. Sẹo lồi có thể phát sinh từ bất kỳ tổn thương nào ở da, ngay cả vết cào gãi, tiêm chích, côn trùng cắn, xăm mình... Sẹo lồi và sẹo phì đại thường xuất hiện do cơ địa, không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Vì vậy, người có cơ địa dễ bị 2 loại sẹo này nên báo cho bác sĩ biết trước khi phải phẫu thuật.

-Sẹo lõm: Là những vết sẹo bị trũng vào trong da, thường là hậu quả của chấn thương hay tiêm chích sai nguyên tắc một số thuốc (K-cort, thuốc dầu). Nguyên nhân gây sẹo lõm có thể là da bị dính vào những cấu trúc sâu bên dưới (như cơ bắp), hoặc lớp mỡ dưới da bị mất.