Hỏi cách khắc phục khô, nứt môi ?

Em năm nay 20 tuổi, cao 1,6m, nặng 53 kg. Em ăn uống bình thường, nhưng từ 6 tháng nay môi em cứ bị khô và nứt rất khó chịu, mặc dù em uống rất nhiều nước (uống 4 lít/ngày) mà vẫn không hết. Xin bác sĩ cho lời khuyên. (honghaing@...)

Phạm Thùy Linh
Phạm Thùy Linh
Trả lời 13 năm trước

Trong trường hợp môi khô mà không có sẵn son dưỡng trong túi, bạn có thể chữa cháy bằng một chút son bóng. Chúng sẽ giúp môi bạn mềm hơn và bớt cảm giác khó chịu.

Thỏi son dưỡng hoặc lọ vaselin là vật nên có thường xuyên trong túi xách của bạn, nhất là vào mùa đông. Trong trường hợp bạn quên, hoặc đã hết mà chưa mua kịp, bạn có thể "cấp cứu" cho đôi môi khô nẻ bằng một số cách đơn giản:

- Bôi một lớp thuốc mỡ Tetracyclin. Nó sẽ làm dịu ngay đôi môi của bạn. Tuy nhiên, dù sao đây cũng là thuốc nên bạn cần tránh để không ăn phải nó, và chỉ dùng trong trường hợp "chữa cháy".

- Thoa một chút dầu ăn lên môi, sẽ đỡ khô nẻ hơn.

- Nhiều hãng mỹ phẩm cao cấp có loại son màu rất nhiều dưỡng, cũng có thể là giải pháp tình thế giúp bạn đỡ khó chịu phần nào trong thời gian ngắn. Đặc điểm của loại son này là nhiều nhũ, lên màu nhạt, dễ trôi.

Cách giữ môi tươi mọng

Da môi rất mỏng, không có tuyến dầu và hắc tố melanin nên rất dễ bị tổn thương do ánh nắng, gió, thời tiết lạnh, khí điều hòa. Để giữ đôi môi luôn tươi tắn, ngoài việc dùng son dưỡng (tốt nhất là chọn loại có chống nắng) bạn nên chăm sóc nó từ bên trong, bằng cách ăn đủ chất, đặc biệt ưu tiên các loại hoa quả tươi, uống nhiều nước.

Tránh liếm môi khi cảm thấy khô nẻ vì sẽ làm tình hình tồi tệ hơn, thậm chí dễ nhiễm khuẩn. Khi môi bị khô tróc, bạn không nên cố bóc ra bởi sẽ gây rách, chảy máu, thời gian hồi phục lâu hơn. Trong trường hợp này, nên tránh thoa son màu.

Thỉnh thoảng, bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng cách bôi một lớp son dưỡng hay vaselin, hay đắp miếng bông thấm nước. Để ít phút rồi chà nhẹ để làm bong lớp da chết, sau đó lau sạch và bôi một lớp dưỡng.

Nếu áp dụng đủ các biện pháp chăm sóc trên mà môi vẫn khô nẻ thì có thể cơ thể đang thiếu chất, nhất là vitamin B2. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn.

mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước

Mùa đông này bạn khỏi lo lắng rùi nhé vì đã biết cách "điều trị" đôi môi khô nứt nẻ khó chịu thành đôi môi mềm mại, dịu dàng!
Nguyên nhân vì sao môi bạn lại khô nẻ?

- Tiếp xúc với nhiều với môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời khiến cho môi bị khô

- Do cơ thể bị mất nước

- Thường xuyên sử dụng xà phòng

- Thiếu vitamin A, B và C trong cơ thể

Bí kíp chữa trị môi khô nứt nẻ tại nhà
Có nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bạn bị khô nứt nẻ

- Dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm nào đó

- Hút thuốc nhiều

- Thiếu hụt Vitamin B2 trong cơ thể

- Do làn da bị rối loạn

Bí kíp chữa trị môi khô nứt nẻ tại nhà
Vitamin A, B2 rất cần thiết cho việc “sửa chữa” đôi môi khô nứt và nuôi dưỡng làn da.

Những triệu chứng

- Mất dần độ ẩm của đôi môi

- Kiểm tra có cảm giác đau

- Khô môi

- Môi hơi đỏ hơn bình thường

- Môi không còn cảm giác dịu dàng

- Chảy máu môi


Nhớ uống thật nhiều nước nhé

Bí kíp chữa trị đôi môi khô nứt nẻ tại nhà

Để loại bỏ các vấn đề của đôi môi khô nứt, có nhiều biện pháp khắc phục. Đây là những biện pháp bạn có thể làm tại nhà vì đây là những chất liệu tự nhiên và tuyệt đối an toàn.

- Áp dụng các loại dưỡng môi có mùi thơm dịu nhẹ cho môi của bạn. Điều này sẽ giữ cho môi của bạn trở nên mềm dịu hơn và ngăn chặn môi chuyển sang trạng thái khô nứt.


- Không sử dụng kem đánh răng thoa lên môi.

- Uống thêm nhiều nước nhưng tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn.

- Cắt dưa chuột thành lát mỏng và chà chúng trên môi.

- Những chiết xuất từ cây lá Neem rất hiệu quả để làm lành lặn đôi môi khô nứt.


Cây lá Neem rất hiệu quả để chữa môi khô nứt

- Tắm nước muối mặn, vì đây là một biện pháp khắc phục rất nhanh chống lại các vấn đề của đôi môi khô nứt.

- Có thể thoa dầu cây lô hội cho môi

- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, B2 vì nó rất hữu hiệu cho việc “sửa chữa” đôi môi khô nứt và nuôi dưỡng làn da.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Môi không có tuyến mồ hôi và rất ít tuyến dầu. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bên ngoài làn môi rất mỏng nên dễ bị khô nẻ, gây đau đớn. Hiện tượng môi bị khô, nứt nẻ thường là biểu hiện đầu tiên của tình trạng thiếu nước, có thể xuất phát từ những nguyên nhân như không khí khô, hanh, thở bằng miệng, thói quen liếm môi, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,… Ngoài những nguyên nhân trên, thì thủ phạm gây khô nứt môi còn là do stress, suy nhược cơ thể, sử dụng son môi không phù hợp, dị ứng thực phẩm, một số loại thuốc trị bệnh cũng có tác dụng phụ gây khô môi, hoặc cũng có thể liên quan đến bệnh eczema (cần được thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán chính xác nhất).

Như vậy để điều trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách khắc phục phù hợp. Ngoài việc cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể ở trên, bạn còn cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể, ăn nhiều trái cây chứa chất carotene như cà chua, cà rốt, sử dụng kem dưỡng môi hàng ngày, nếu dùng son môi nên sử dụng loại có thành phần dưỡng ẩm và chỉ số SPF 15.

Ngoài ra có thể massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt… Cuối cùng, nếu mọi nỗ lực đều không đem lại kết quả như mong muốn, bạn nên trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể và lựa chọn giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Thân mến.