Nguyên nhân nào gây bệnh nấm chân và triệu chứng của bệnh như thế nào?

Bên Phải
Bên Phải
Trả lời 15 năm trước
Bệnh nấm da chân hay còn gọi nước ăn chân rất thường gặp trong bộ đội và nhân dân do thường xuyên tiếp xúc với nước đi giầy tất lâu ngày. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa bão lụt, điều kiện khí hậu nóng. Nguyên nhân và triệu chứng: Do loại nấm Trichophyton rub-rum (hoặc T. mentagrophytes, Interdigitale và Epidevmophyton) gây nên với các biểu hiện: có vẩy và làm nứt da, đặc biệt là kẽ ngón chân hoặc có nốt phồng trong chứa ít dịch. Trong trường hợp nặng, tổn thương mụn nước xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể nhất là ở tay. Tổn thương da không chứa nấm nhưng có dị ứng với các sản phẩm của nấm. Cách lây truyền: Bệnh lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, đi chung giầy tất của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua nền nhà, buồng tắm, chiếu, chăn...
Trả lời 15 năm trước
Thủ phạm gây nên bệnh nấm chân chính là nấm hiển vi, cùng họ với loại nấm da. Các ký sinh trùng này sống và sinh sôi trong lớp bề mặt của da bở vì chúng cần chất keratin có trong da chúng ta để sống. Nấm chân là một bệnh truyền nhiễm và thường xuất hiện vào mùa hè. Nếu bạn thường xuyên đi chân trần ở bể bơi, trong phòng sauna hoặc phòng gửi đồ, dùng chung khăn mặt, khăn tắm…, chắc chắn bạn là người có nguy cơ mắc bệnh nấm chân rất cao. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên đi giầy thể thao vào mùa hè, không còn nghi ngờ gì nữa, chân bạn sẽ thường xuyên ẩm ướt và đó là điều kiện thuận lợi cho nấm chân phát triển. [b] Triệu chứng[/b] Những triệu chứng đầu tiên mà bạn nhận thấy ở bệnh nấm chân là những nốt đỏ hình tròn hoặc những mụn nước làm người bệnh rất ngứa. Sau đó da bạn sẽ bị tróc. Vảy da này của người bệnh sẽ tự rụng xuống đất. Và đây cũng là một cơ hội cho bệnh nấm phát triển ở người khác nếu người này đi chân trần và dẫm phải những vảy da này.
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung hoặc dương vật.

Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại vi-rút thuộc nhóm pa-pô-va gây nên. Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là hai mươi đến hai nhăm.

Sau khi nhiễm vi-rút hai đến chín tháng, bệnh nhân bắt đầu có những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng một đến hai mi-li-mét; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài xen-ti-mét, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.

Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.

Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng cách đốt điện hoặc chấm dung dịch như podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%. Ngoài ra có các phương pháp điều trị khác như ni-tơ lỏng, la-de hoặc phẫu thuật, được tiến hành ở những trung tâm y tế có đủ trang thiết bị và kỹ thuật.

Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Việc dùng bao cao su có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, vi-rút gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì vi-rút này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.