Chất phóng xạ ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Thảm họa hạt nhân ở Nhật bữa giờ mọi người cứ lao xao về mưa axit, ảnh hưởng phóng xạ đến sức khỏe con người. Có bạn nào biết cụ thể chất phóng xạ ảnh hưởng thế nào đế sức khỏe không? Mình nghe nói nó gây ung thư và đột biến gen có đúng không?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bạn ạ, hiểu nôm na là như thế này:

Chất phóng xạ có khả năng tự phân rã mà k chịu tác động của vật lý, hóa học, sinh học..... biến đổi thành các HẠT NHÂN khác và TIA PHÓNG XẠ ( tia beta+-, tia al pha, tia gam ma...)

Phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người chính là Tia phóng xạ, cụ thể là tia Gama (tia beta và âlpâ k có khả năng xuyên sâu như tia gâmâ) Tia gâmâ có thể đi được vài mét trong bê tông.

Khi tia gamma vào cơ thể người, nó sẽ tác động đến bạch cầu, tế bào...... ảnh hưởng trực tiếp đến người nhiễm phóng xạ. Ngoài ra tia gâmâ còn làm rối loạn quá trình phiên mã NST, làm gen và từ đó các tính trạng của người bị ảnh hưởng . Chính vì thế người nhiễm phóng xạ có thể sinh ra con bị dị tật bẩm sinh

Nhưng bạn đừng lo, vì tuy có thể gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở thế hệ hiện tại và nhiều thế hệ sau, nhưng đó là trong trường hợp đủ LƯỢNG phóng xạ tác động và đủ THỜI GIAN tác động. Từ Nhật bản sang việt nam, bụi phóng xạ còn đi một quãng đường rất xa, mà có sang được thì cũng k đủ để làm chúng ta bị ảnh hưởng đâu :)

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Theo các chuyên gia, con người nếu tiếp xúc với một lượng chất phóng xạ trung bình sẽ dẫn đến các triệu chứng ban đầu như buồn nôn, mệt mỏi kèm theo ban đỏ, có thể sốt kèm tiêu chảy và các triệu chứng khác không giải thích được nguyên nhân.

Tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau (2 - 4 tuần), xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu, thương tổn da, có triệu chứng rụng lông hoặc có vấn đề về máu (như đốm máu, chảy máu răng hoặc mũi) và nạn nhân có thể tử vong sau đó.

Hít phải hoặc ăn nhằm thức ăn bị ô nhiễm phóng xạ có thể gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến to ở phía trước cổ, tạo ra hormon điều khiển sự tăng trưởng của thân thể.

Thực phẩm cũng bị ô nhiễm phóng xạ khi bụi phóng xạ rơi vào cây trồng, hoa quả và thậm chí cả cỏ mà trâu bò ăn. Nguồn nước và nước trong những đường ống dẫn nước cũng bị ô nhiễm phóng xạ.

Về lâu dài, những nạn nhân bị nhiễm xạ sống sót, tùy theo liều lượng và thời gian tiếp xúc chất phóng xạ, sẽ có thể bị mắc những bệnh khác nhau như: ung thư máu, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư vú và các loại ung thư nội tạng khác.

Nhiễm độc phóng xạ không chỉ gây ra bệnh ung thư các nội tạng mà còn gây đột biến tế bào trong cơ thể và có khả năng di truyền cho con cái, dẫn đến dị tật, cơ thể phát triển không bình thường ở thế hệ tương lai như: đầu nhỏ, kích thước não bất bình thường dẫn đến kém thông minh, mắt kém hoặc mù lòa, cơ thể phát triển chậm và học tập khó khăn.

Các cách ứng phó đối với rò rỉ phóng xạ hạt nhân

Dưới đây xin giới thiệu những biện pháp do tờ Đại Công báo của Hong Kong ngày 14/3/2011 giới thiệu từ nguồn trang web của Cơ quan Quản lý tình huống khẩn cấp Mỹ (FEMA):

Bất cứ lúc nào, bạn cũng phải mang theo radio dùng pin để nghe các chỉ lệnh cụ thể; đóng và khóa chặt các cửa trong nhà; để thực phẩm vào hộp kín hoặc trong tủ lạnh và đối với các thực phẩm chưa được phong kín phải rửa sạch và cho vào trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh.

Nếu có yêu cầu di dời sơ tán, bạn chú ý vẫn phải đóng kín cửa sổ và cửa thông gió; sử dụng hệ thống tái tuần hoàn không khí.

Nếu có đề nghị ở trong nhà, bạn phải tắt điều hòa, quạt thông gió, nồi hơi và các thiết bị hút gió khác, trong trường hợp không thực sự cần thiết không được sử dụng điện thoại và nếu có thể hãy vào trú ẩn ở những nơi ở dưới mặt đất.

Nếu phỏng đoán mình đã bị phơi nhiễm bức xạ, bạn hãy thay quần áo và giày dép, để những thứ khoác trên mình bị phơi nhiễm phóng xạ vào túi nilon, niêm phong lại và để nơi khuất nẻo, sau đó tắm rửa thật sạch sẽ.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Chất phóng xạ là một dạng năng lượng tự nhiên có trong đất, từ ánh sáng mặt trời và các tia vũ trụ, ngoài ra còn xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò... Bởi vậy, chúng ta đều có thể tiếp xúc, ăn uống, hít thở phải chất phóng xạ.

Đây là cách giảm chất phóng xạ
Người dân trên quần đảo Nhật Bản, đang đối mặt với mối đe dọa bị nhiễm phóng xạ. Nhà chức trách đã phát ngay cho mọi người trong vùng nguy cơ viên nén i-ốt kali. Tại sao họ lại dùng nó để phòng nhiễm phóng xạ? Theo hướng dẫn trên tờ doctissimo (Pháp), I-ốt là một phương thức phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Ngay khi một lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, giống như thảm họa mới xảy ra tại Nhật, một lượng lớn phóng xạ có thể thoát ra ngoài.

Lượng phóng xạ này xuất hiện dưới dạng i-ốt phóng xạ, và sẽ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực bị nhiễm xạ. Loại i-ốt độc hại này có xu hướng đọng lại ở tuyến giáp, do vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện hạch tuyến giáp cũng là các tế bào ung thư. Hoặc ung thư tuyến giáp cũng có thể xảy ra do triệu chứng suy chức năng của tuyến.

Khi đó, việc dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ: I-ốt kali sau khi uống sẽ đọng lại trên tuyến giáp, làm bão hòa khả năng hấp thụ của cơ quan này và ngăn cản i-ốt độc hại (phóng xạ) đọng lại trên tuyến giáp.

Vậy cần dùng với liều lượng bao nhiêu?

I-ốt phòng ngừa ở dạng viên nén i-ốt kali (iodure de potassium), phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.

Để giảm được 90% nguy cơ nhiễm phóng xạ, liều lượng cần thiết là :

- Tại những khu vực mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ở mức bình thường: một liều tương đương hoặc hơn 30mg

- Tại những khu vực mà người dân không hấp thụ đủ i-ốt qua đường ăn uống (ví dụ như Pháp, Việt Nam): dùng từ 50 đến 100 mg

Thực tế, người dân thường được khuyến cáo dùng một liều duy nhất 130mg, tương đương 2 viên nén, hòa tan trong một cốc nước (trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên, trẻ từ 1 đến 36 tháng: ½ viên, trẻ mới sinh đến dưới 1 tháng: ¼ viên)

Khi nào cần phải uống i-ốt kali ?
Tốt nhất là uống ngay khi có cảnh báo về phóng xạ thì mới có hiệu quả gần 100%.

Trong những vùng được cho là "giàu i-ốt", 2 giờ sau khi bắt đầu bị nhiễm phóng xạ thì hiệu quả chỉ còn 80%, và 40% sau 8 giờ.

Trong những vùng "nghèo i-ốt" uống thuốc sau 2 giờ hiệu quả gần 65% và sau 8 giờ còn 15 %.

Một ví dụ như ở Pháp (một nước mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ít) người ta cung cấp viên nén i-ốt kali như thế nào cho người dân ở gần trung tâm nguyên tử?

Trước những nguy cơ bị nhiễm phóng xạ cho dù ít hay nhiều, Cơ quan An toàn Hạt nhân và chính quyền địa phương ở Pháp đã tổ chức đều đặn các chiến dịch phân phát viên nén i-ốt kali cho người dân và cho các cơ quan, tổ chức ở gần trung tâm hạt nhân với sự tài trợ của Tổng Công ty Điện lực quốc gia Pháp EDF. Nhờ đó những người sống trong khu vực có phóng xạ có thể uống thuốc ngay khi có chuông cảnh báo từ trung tâm hạt nhân.

Thực tế công tác phát thuốc này diễn ra như thế nào ?

Hoạt động phát thuốc cho các gia đình, các đơn vị như (trường học, khối hành chính văn phòng địa phương, các nhà máy, xí nghiệp và bệnh viện, …) ở trong vòng bán kính 10 km xung quanh khu vực đặt trung tâm hạt nhân của Pháp, tương đương khoảng 400.000 hộ gia đình và 2.600 các cơ sở công cộng tại 500 thành phố.

Mỗi người dân sống trong khu vực có khả năng bị nhiễm xạ được phát một phiếu và được mời đến lấy thuốc tại nhà thuốc.

Chiến dịch phát thuốc gần đây nhất diễn ra năm 2009, nhưng chỉ đạt được một phần thành công, theo trang web www.distribution–iode.com, chỉ có 22,5% lãnh đạo của các công ty, xí nghiệp và các cơ quan hành chính công cộng có trụ sở nằm trong bán kính 10 km xung quanh trung tâm hạt nhân đến nhà thuốc nhận thuốc, trong khi có 51,9% người dân đến nhận.

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng khi nhiễm xạ. Nhiễm xạ có thể xảy ra do quá trình điều trị bệnh bằng tia xạ hoặc khi có tình trạng rò rỉ iod phóng xạ (I-131) sau các sự cố hạt nhân.

Thời điểm phát bệnh

Nhiễm xạ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trên tuyến giáp, bao gồm suy giáp, nhân giáp và ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tia xạ hơn tuyến giáp người lớn. Khi nhiễm xạ, nạn nhân dễ mắc bệnh tuyến giáp, nếu: tuổi càng trẻ (tuy nhiên, nhiễm xạ sau tuổi 20, nguy cơ mắc bệnh tương tự nhau ở mọi lứa tuổi), mức độ nhiễm xạ càng nhiều. Thời gian mắc bệnh tuỳ loại:

Suy giáp: có thể xuất hiện vài tháng hay vài năm sau quá trình xạ trị. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều xảy ra sau 2-3 năm sau xạ trị.

Bướu giáp nhân: các nhân giáp xuất hiện khi các tế bào tuyến giáp tăng trưởng dạng cục trong tuyến giáp. Nhân giáp thường phát hiện sau vài năm (thông thường là 8 đến 12 năm sau xạ trị), khi bác sĩ thăm khám vùng cổ và vùng tuyến giáp, hoặc sau khi siêu âm vùng này.

Ung thư tuyến giáp: ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên tuyến giáp trong vòng 5 đến 20 năm sau xạ trị, thông thường là mười năm. Khoảng 90% người bệnh vẫn sống khi mắc ung thư tuyến giáp.

Vì bệnh lý tuyến giáp có thể xảy ra nhiều năm sau nhiễm xạ nên bệnh nhân cần theo dõi suốt đời. Nạn nhân phơi nhiễm iod phóng xạ sau thảm hoạ hạt nhân mà không bị ung thư tuyến giáp, vẫn có nguy cơ mắc bệnh và phải tiếp tục theo dõi.

Làm sao phát hiện bệnh?

Suy giáp có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu. Người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng suy giáp. Bướu giáp nhân cũng có thể phát hiện khi khám vùng cổ hoặc phát hiện dưới siêu âm. Ung thư tuyến giáp gặp trong 15 - 35% các nhân giáp xuất hiện sau giai đoạn xạ trị hay nhiễm xạ lúc nhỏ. Ung thư tuyến giáp có thể được xác định bằng chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ trên nhân giáp.

Suy giáp dễ điều trị bằng nội tiết tố tuyến giáp giống như điều trị suy giáp do nguyên nhân khác. Cần theo dõi kỹ những người nhiễm xạ có nhân giáp. Nên xét nghiệm tế bào qua chọc hút bằng kim nhỏ vào các nhân giáp để loại trừ ung thư tuyến giáp. Rất ít khi phải dùng thuốc có nội tiết tố tuyến giáp để ngăn nhân giáp phát triển. Và cho dù dùng thuốc, người bệnh vẫn cần theo dõi định kỳ. Khi đã xác định ung thư trên một nhân giáp người nhiễm xạ trước đây, cách điều trị cũng giống như ở người bệnh ung thư tuyến giáp khác. Thường phẫu thuật cắt tuyến giáp, sau đó tuỳ trường hợp, có thể phối hợp với thuốc có chứa iod phóng xạ và nội tiết tố tuyến giáp.

Không phải tất cả trường hợp nhiễm phóng xạ có iod đều gây ung thư tuyến giáp. Nguy cơ này sẽ giảm thấp khi qua độ tuổi 40.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất

Tuyến giáp hấp thu iod từ dòng máu, cần iod để tạo nội tiết tố tuyến điều hoà năng lượng và chuyển hoá trong cơ thể. Tuyến giáp không thể phân biệt iod bền vững (iod thường) với iod phóng xạ nên sẽ hấp thu cả hai loại này. Hầu hết các vụ nổ hạt nhân đều phóng thích phóng xạ. Khi tế bào tuyến giáp hấp thu quá mức iod phóng xạ, có thể tạo ra ung thư tuyến giáp. Đây có lẽ là loại ung thư duy nhất có tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo sau sự cố rò rỉ iod phóng xạ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất. Nguy cơ này giảm thấp khi qua độ tuổi 40.

Có thể sử dụng chất Potassium iod (viết tắt KI) để bảo vệ tuyến giáp chống lại sự nhiễm iod phóng xạ. Sau thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1985, những hướng gió khác nhau thổi những đám mây phóng xạ đi khắp châu Âu. Có khoảng 3.000 người nhiễm phóng xạ bị ung thư tuyến giáp. Nạn nhân hầu hết là nhũ nhi và trẻ nhỏ sống ở Ukraine, Belarus, Nga. Lúc đó, Ba Lan (tiếp giáp với Belarus và Ukraine) đã dùng KI cho mọi người dân và không thấy gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này.

Khi có sự cố rò rỉ phóng xạ, cơ quan chuyên trách địa phương thường khuyến cáo mọi người nên rời khỏi khu vực có sự cố hạt nhân càng sớm càng tốt. Ngoài cách ly, di cư, không ăn thức ăn, không uống sữa cũng như nước… cần dùng thêm KI để hỗ trợ tuyến giáp tránh bị nhiễm iod phóng xạ. Do sự phóng thích hạt nhân không thể kiểm soát được và tình trạng ách tắc giao thông sẽ làm chậm trễ việc cách ly phóng xạ, nên mọi người cần uống KI trước khi di cư, theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương. Việc phân phối KI nên giới hạn trong khoảng cách từ 16-32km.

Không ai đoán được các đám mây iod phóng xạ đi xa đến đâu và một sự cố hạt nhân sẽ xa bao nhiêu. Sau vụ Chernobyl, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dự đoán và ở xa hơn 300km so với trung tâm sự cố hạt nhân. Hiện ở nhiều nước người ta không chỉ dự trữ mà còn phân phối sẵn KI cho cộng đồng. Trong thảm hoạ hạt nhân bất ngờ, lợi ích của KI được chấp nhận vượt xa nguy cơ khi dùng.

Lưu ý, không phải tất cả trường hợp nhiễm phóng xạ có iod đều gây ung thư tuyến giáp. Chỉ có cơ quan y tế mới có thể xác định các loại đồng vị phóng xạ phóng thích ra trong vụ nổ hạt nhân và nếu iod phóng xạ phóng thích, thì khi nào nên uống KI, uống trong thời gian bao lâu. Vậy nên mọi người cần tránh tùy tiện sử dụng chất này.

Theo GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung

Sài Gòn tiếp thị