Khi bị dị ứng ở da, nổi mề đay cần kiêng kỵ những gì? Có phải kiêng nước không?

Khi bị dị ứng ở da, nổi mề đay cần kiêng kỵ những gì? Có phải kiêng nước không? Mong mọi người giúp đỡ.?
Nếu kiêng thì phải kiêng như thế nào? Bao giờ có thể tiếp xúc bình thường những thứ phải kiêng?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước

Phản ứng dị ứng do thức ăn có thể gây ra các biểu hiện dị ứng toàn thân với phần lớn các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ như đau quặn bụng, cảm giác nóng ran, nổi ban đỏ ngứa khắp người, mắt sung huyết đỏ, phù nề môi, mắt, khó thở, thở rít, trụy mạch, tụt huyết áp, hoặc chỉ đơn thuần có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy.
Khi dị ứng thức ăn đã được khẳng định, việc điều trị cần phải được tiến hành ngay khi có thể với hai biện pháp chủ yếu:
1. Loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn.
2. Sử dụng các thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng.
Tuy nhiên cả hai biện pháp điều trị này đều có thể gây ra những tác động không tốt.
Loại trừ khỏi chế độ ăn các thức ăn gây dị ứng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng. Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50-90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau. Trong những trường hợp dị ứng nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này, tuy nhiên tốt nhất vẫn là loại bỏ hoàn toàn những thức ăn này. Việc loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ ăn có thể dẫn đến sự mất cân đối của những chế độ ăn này và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bạn do đó tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho mình, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết.
Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng này khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Các thuốc kháng histamin H1 (cetitizine, chlorpheniramine, astemisole, loratadine...) có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da, niêm mạc như nổi mày đay, ban đỏ, phù mặt. Sử dụng các thuốc này trước khi tiếp xúc với thức ăn gây dị ứng có thể ngăn chặn được các triệu chứng dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc nhưng không ngăn chặn được các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ, khó thở nếu có xảy ra. Adrenalin là thuốc bắt buộc sử dụng trong các thể dị ứng nặng do thức ăn như sốc phản vệ, hen phế quản, phù Quincke thanh quản... Corticosteroid (prednisolone, methylprednisolone) do có nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng trong các thể dị ứng nặng, kéo dài hoặc không đáp ứng với các điều trị khác.
Hiện nay, các phương pháp điều trị giảm mẫn cảm (sử dụng với số lượng tăng dần để giảm dần tình trạng quá mẫn) chưa khẳng định được vai trò trong điều trị dị ứng thức ăn.
Bạn hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh và cách phòng tránh điều trị nhé. Xin chúc bạn thành công.

Bác Thư
Bác Thư
Trả lời 8 năm trước

Đây là triệu chứng viêm da dị ứng(chàm tiếp xúc).Khi dùng kháng sinh cho đến khi bị nhờn thuốc, lại phải quay trở về với bài thuốc dân gian, dùng để chữa trị cho mọi người. Bạn có thể tham khảo triệu chứng và cách chữa tận gốc tại nhà thuốc nam của Ông tôi, hoặc liên lạc trực tiếp về email: rongkinh.vn@gmail.com - để Ông tôi hướng dẫn giúp.

http://rongkinh.vn/chua-viem-da-benh-cham-eczenma-me-day-man-ngua/

Chuatribenhmeday
Chuatribenhmeday
Trả lời 6 năm trước

Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em http://www.chuatribenhmeday.com/2014/06/benh-noi-me-day-o-tre-em.html