Tác dụng thực sự của tập Yoga là gì?

Em nghe nói Yoga có thể hỗ trợ điều trị cho những người bị bệnh ung thư. Em thì không có vấn đề gì về ung thư, là phụ nữ em cũng rất quan tâm tới vấn đề bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Bác nào có kinh nghiệm về tập Yoga và nhưng nơi tập Yoga tốt nhất thì hỗ trợ cho em với ạ! Em cảm ơn.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Cho đến nay, yoga là môn thể thao khá thông dụng nhưng tập yoga cũng phải rất đúng cách thì mới tốt và không phải ai cũng biết môn yoga có tác dụng cụ thể gì với sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm hồn. Yoga giảm căng thẳng, phòng bệnh và tạo vóc dáng đẹp

Trong mỗi động tác, yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để có được tối đa lượng sinh lực hấp thụ vào trong mỗi hơi thở. Các động tác của yoga thường chầm chậm như kéo con người về sự tĩnh tại, loại bỏ bớt những rối ren trăn trở trong suy nghĩ. Khi đã tập đến các bài cuối cùng trong động tác của yoga ở mỗi lần tập, người tập sẽ thấy cơ thể dồi dào sức sống hơn, sức khỏe tinh thần được cải thiện đáng kể.

Các bệnh tật của cơ thể đều liên hệ chặt chẽ với tinh thần. Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu, sợ sệt, thất vọng, bất an hay vừa trải qua những sang chấn tâm lý... ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố, vốn ảnh hưởng sâu đậm lên tính tình con người, mà gây nên bệnh. Sau một thời gian tập luyện và ngồi thiền, người tập sẽ thấy bớt căng thẳng, đầu óc trở nên minh mẫn, tập trung tư tưởng hơn, lạc quan hơn, tự tin hơn trong cuộc sống, giấc ngủ sâu hơn, làm chủ được tư tưởng và hành động của mình. Yoga giúp quân bình tâm trí thể xác, giảm stress, giúp cho tinh thần mạnh mẽ, có thể đối phó với các thách thức của cuộc sống.

Yoga đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, do vậy những người có vóc dáng đậm tập yoga còn giúp giảm cân. Nhưng trái lại ở người gầy mà tập yoga, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều do vậy nhu cầu ăn uống và tiêu hóa được cải thiện đáng kể. Yoga giúp điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào, sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng có được.

Một ngày tập bao nhiêu là đủ?

Để đạt kết quả như mong muốn, nên tập một tiếng mỗi ngày, chia ra vào buổi sáng và buổi tối, trước các bữa ăn. Cơ thể chúng ta thường cứng vào buổi sáng và mềm vào buổi chiều, nên sự phân nhỏ này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tập.

Các tư thế của yoga ảnh hưởng đến sự phân phối sinh lực toàn cơ thể, nên nếu luyện tập các tư thế thường xuyên sẽ cải thiện và duy trì được sức khỏe toàn diện. Sau một thời gian tập luyện, dáng người sẽ trở nên thon thả, cử động nhanh nhẹn.

Khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên, luyện tập trong nhiều năm. Kinh nghiệm cho thấy, ai đã hiểu và nhận biết được tác dụng của yoga thì rất đam mê, ngày nào không tập là cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Những người tập yoga cũng nên tập ngồi thiền, ngồi bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm lại. Lúc ấy là đầu óc hoàn toàn không nghĩ ngợi gì, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ...

Những điều cần chú ý

Nhiều người cho rằng yoga chỉ dành cho giới nữ. Sự thật không phải vậy, yoga có bài dành cho nam giới. Những bài tập này tăng cường nam tính. Nhưng phải tập đúng động tác dành cho phái của mình, không được tập sai, nó sẽ phản tác dụng. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Tác dụng của yoga không chỉ tốt cho vóc dáng mà còn tốt cho tinh thần và thể chất. Và thời gian tập khoảng 5-6 tháng mới cho kết quả. Nếu là nữ không nên tập trong những ngày có kinh. Những tổn thương do ma sát ở phần phụ không chỉ có khả năng gây bệnh mà còn khiến cho bụng to mãi dù tập cỡ nào bụng cũng không nhỏ lại được.

Thẩm Mỹ Viện Placencare Spa
Thẩm Mỹ Viện Placencare Spa
Trả lời 13 năm trước

YOGA PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Tôi có người chị bị ung thư vú, đã phát hiện và điều trị hóa trị. Tôi đang muốn tìm hiểu tác dụng của yoga với sức khỏe, đặc biệt cho những bệnh nhân bị ung thư vú. Xin chuyên mục tư vấn giúp. (Thu Nga)

Tại Việt Nam, ở Hà Nội và TP HCM, bệnh ung thư vú chiếm tỷ lệ 20- 30% trong số các bệnh ung thư. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ: bệnh sử có ung thư vú, tuổi đời gia tăng, có kinh sớm, mãn kinh trễ, không có con...

Theo nghiên cứu thì không có cách nào giúp ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ bị ung thư vú nhưng chỉ cần một vài thay đổi trong cách sống cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển của căn bệnh này.

yoga dieu tri ung thu vu

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, Mỹ đã tìm thấy tập luyện yoga tốt cho những phụ nữ đang điều trị và phòng chống ung thư vú. Nhà tâm lý Lorenzo Cohen cho biết: "Chỉ một chương trình luyện tập đơn giản và ngắn gọn như yoga cũng giúp ích trong việc chống lại những tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư". Yoga bao gồm việc thiền, thư giãn, tưởng tượng, kiểm soát hơi thở, căng cơ và những cử động thể chất.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 61 phụ nữ đã trải qua cuộc phẫu thuật ung thư vú và có 6 tuần trị xạ. Những người còn lại thì không. Kết quả là: Các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu đã nhận thấy, những chị em phụ nữ mắc chứng ung thư vú, tập luyện yoga trong vòng 10 tuần thì ở họ có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều, không còn mệt mỏi và suy nhược như trước đó.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng các chị em phụ nữ bước vào tuổi 30 nên tập luyện yoga để loại bỏ các nguy cơ bị ung thư vú. Để việc luyện tập đạt kết quả tốt, các chị em nên tìm hiểu và lựa chọn các khóa học chuyên biệt, với số lượng học viên trong một lớp giới hạn không quá 10 học viên để giáo viên có thể tập trung hướng dẫn cho từng cá nhân theo thể trạng của mỗi người.

Tại trung tâmPlacencare Spa & Yoga ở địa chỉ số 5 ngõ 117, Thái Hà, Hà Nội, chị em sẽ có cơ hội tham dự khóa học Yoga: cơ bản, phòng và điều trị ung thư vú doPlacencare kết hợp với trung tâm UNESCO tổ chức. Trung tâm có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, hướng dẫn tận tình, cùng với đó là một lớp yoga chỉ bao gồm là 10 học viên. Các giáo viên sẽ có thời gian chỉ dẫn cho từng người trong quá trình tập luyện. Mức phí hợp lý với nhiều đối tượng có thể lựa chọn với: 1.900.000 đồng cho 20 buổi tập.

yoga chua benh ung thu vu

Ngoài ra, còn có rất nhiều phần quà hấp dẫn dành cho dịp tháng 3: Tặng thẻ giảm giá 30% cho dịch vụ chăm sóc da tạiPlacencare. Giảm giá 15% khóa học cho các khách hàng có mối quan hệ gia đình: vợ chồng, mẹ con, chị em và giảm giá 10% khóa học khi khách hàng đăng ký 2 khóa học liền.

Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp hoặc gọi điện thoại để được tư vấn miễn phí về các phương pháp tập yoga cũng như tác dụng của nó đối với cơ thể.

Phạm Thanh Hùng
Phạm Thanh Hùng
Trả lời 12 năm trước

Bài tập Yoga cơ bản – Tư thế Asana

(Ảnh sưu tầm mang tính chất minh hoạ)
Các qui tắc cho việc tập asana
1. Nên tắm hoặc tắm sơ (rửa mặt mũi, chân tay) trước khi tập asana.
2. Không tập asana ở ngoài trời bởi điều đó có thể khiến cơ thể phải hứng gió đột ngột và do vậy có thể cảm lạnh. Khi tập asana ở trong nhà, phải chú ý mở cửa sổ để không khí thông thoáng.
3. Không để khói bụi bay vào phòng. Càng ít khói bụi càng tốt
4. Nam nữ nên mặc đồ lót vừa vặn khi tập.
5. Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống bởi như vậy có thể bị cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết xuất ra khi tập asana có thể bị phá huỷ.
6. Chỉ tập asana khi lỗ mũi trái hoặc cả hai lỗ mũi đều thông: không tập asana khi hơi thở chỉ qua lỗ mũi phải.
7. Nên ăn thức ăn tinh khiết (xem phần chế độ ăn uống).
8. Không cắt lông ở các khớp trên cơ thể.
9. Móng tay, móng chân phải được cắt ngắn.
10. Không tập asana khi bụng đầy. Chỉ tập asana từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng sau bữa ăn.
11. Sau khi tập asana phải xoa bóp kỹ chân, tay, và toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp.
12. Sau khi xoa bóp, nằm nguyên ở tư thế xác chết shavasana tối thiểu hai phút.
13. Sau khi thư giãn ở tư thế xác chết, không tiếp xúc ngay với nước trong vòng tối thiểu là 10 phút.
14. Sau khi tập asana, nên đi bộ ở nơi yên tĩnh một lúc.
15. Nếu phải đi ra ngoài sau khi tập asana khi nhiệt độ cơ thể chưa hạ xuống mức bình thường, hoặc nếu nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài cần mặc quần áo cẩn thận khi ra ngoài. Nếu có thể, hãy hít sâu vào khi ở trong phòng và thở ra khi đi ra ngoài. Làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.
16. Người tập asana có thể tập các môn thể thao khác, nhưng chỉ không nên tập ngay sau các asana.
17. Nếu bạn bị đau (cảm cúm…) không nên tập asana.
18. Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trong vòng một tháng sau khi sinh, phụ nữ không nên luyện tập asana cũng như các bài tập khác.

Các nguyên lý của YOGA

Astaunga Yoga: Tám bước đạt tới sự hoàn thiện
Mục tiêu của Yoga là đạt tới hạnh phúc hoàn hảo và phương pháp đạt tới mục tiêu đó nằm ở sự phát triển toàn diện của cơ thể và tâm trí. Mặc dù cơ thể và tâm trí có thể được hoàn thiện dần dần qua các phương pháp tự nhiên, nhưng cũng có phương pháp được xây dựng để phát triển cá nhân nhanh hơn.
Có tám phần của phương pháp này, và do mục tiêu của phương pháp là hợp nhất (Yoga) với Ý thức Vũ trụ nên nó cũng được gọi là Astaunga Yoga, hay Yoga tám bước.
Hai bước đầu tiên là thực hành Yama và Niyama, hay các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn sự phát triển của con người. Sự cần thiết của đạo đức ở đây là ở chỗ nhờ kiểm soát hành vi, chúng ta có thể đạt tới trạng thái sống cao hơn. Vấn đề không phải là chỉ đơn thuần theo một nguyên tắc nào đó chỉ vì đó là một nguyên tắc. Đúng hơn, mục tiêu là để đạt tới sự hoàn thiện của tâm trí. Khi tâm trí đã hoàn thiện thì không còn vấn đề “các nguyên tắc” bởi vì lúc đó ý muốn làm điều gì tổn hại đến bản thân hoặc người khác không còn tồn tại trong tâm trí nữa – đó là trạng thái cân bằng hoàn hảo. Yama có nghĩa là “cái kiểm soát”, và việc thực hành Yama có nghĩa là kiểm soát các hành vi liên quan đến ngoại giới. Trong cuốn sách Hướng dẫn hành vi con người, Shrii Shrii Anandamurti đã giải thích rõ ràng các khía cạnh khác nhau của Yama và Niyama, một cách giải thích rất rõ ràng và cũng thực tế cho con người của thế kỷ 21.
Bước thứ ba của Astaunga
Yoga là Asana. Một asana là một tư thế được giữ cố định một cách thoải mái. Đây là phần nổi tiếng nhất của Yoga, nhưng nó cũng thường bị hiểu sai. Asana không phải là các bài tập thông thường như thể dục. Asana là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh.
Khía cạnh quan trọng nhất của asana là tác động lên các tuyến nội tiết, nơi tiết xuất hóc môn trực tiếp vào máu. Các tuyến nội tiết bao gồm tuyến tuỵ, tuyến ức, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng). Nếu một trong các tuyến trên tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều thì cơ thể sẽ có vấn đề.
Bên cạnh việc mang lại sức khoẻ thể chất, các asana có một ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí. Khi hoạt động của các tuyến được cân bằng, điều này giúp cho sự cân bằng của tâm trí. Cũng nhờ làm mạnh lên các trung tâm thần kinh các asana giúp kiểm soát các khuynh hướng tâm trí (vrttis) ở các trung tâm này. Có năm mươi các khuynh hướng tâm trí được phân bổ ở sáu luân xa thấp của cơ thể.
Phần thứ tư của Astaunga
Yoga là Pranayama hay kiểm soát năng lượng sức sống. Pranayama cũng là phần luyện tập nổi tiếng của yoga nhưng nguyên tắc của cách luyện tập này thường không được giải thích rõ.
Yoga định nghĩa cuộc sống như trạng thái tồn tại song song của sóng thể chất và tâm trí trong quan hệ với năng lượng sức sống. Các năng lượng sức sống này gọi là các vayu hay “khí”. Có mười loại khí vayu trong cơ thể con người, chúng chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển động bao gồm thở, lưu thông máu, bài tiết, vận động tứ chi v.v… Điểm kiểm soát của tất cả các khí vayu này là một cơ quan gọi là Pranendriya. (Pranendriya, giống như các luân xa, không phải là một cơ quan giải phẫu). Cơ quan Pranendriya này cũng có chức năng nối các giác quan với một điểm trên não. Pranendriya nằm ở giữa ngực và nó đập theo nhịp hô hấp.
Trong pranayama có một quá trình đặc biệt điều chỉnh hơi thở để nhịp của Pranendriya dừng lại và tâm trí trở nên yên tĩnh. Điều này giúp cho thiền định rất nhiều. Pranayama cũng điều chỉnh lại sự cân bằng của năng lượng sức sống trong cơ thể. Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thể nguy hiểm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có khả năng.
Bước thứ năm của Astaunga
Yoga là Pratyahara có nghĩa là rút tâm trí khỏi sự gắn bó với các đối tượng bên ngoài. Trong thiền định Yoga, đó là quá trình người tập thiền thu rút tâm trí về một điểm trước khi nhắc câu chú mantra.
Phần thứ sáu của Astaunga
Yoga là Dharana. Dharana có nghĩa là tập trung tâm trí vào một điểm cụ thể. Trong bài thiền cơ bản, người tập đưa tâm trí tới một luân xa nhất định, đó là hạt nhân tâm trí và tâm linh của người đó. Điểm này (gọi là Ista Cakra) khác nhau ở từng người và do người thầy dạy thiền chỉ dẫn khi khai tâm. Khi tâm trí được tập trung vào điểm đó, quá trình niệm câu chú mantra bắt đầu. Khi mất tập trung, người tập phải lặp lại quá trình đưa tâm trí trở về điểm tập trung đó. Việc luyện tập mang tâm trí đến một điểm tập trung là một dạng của Dharana.
Khi một người thành thạo kỹ năng Dharana, người đó có thể học bước thứ bảy của Astaunga
Yoga là Dhyana. Trong quá trình này, trước hết tâm trí được mang đến một luân xa cụ thể, sau đó được hướng theo một luồng chảy liên tục tới Ý thức Tối cao. Luồng chảy này tiếp tục tới khi tâm trí hoàn toàn bị thu hút vào Ý thức Tối cao. Quá trình này phức tạp và chỉ được dạy khi người tập đã luyện tất cả các bước trước đó, đặc biệt là Dharana.
Dhyana giúp hoàn thiện lớp tâm trí tinh vi nhất và dẫn người tập tới bước cuối cùng của Astaunga
Yoga là samadhi.
Samadhi không giống bảy bước nêu trên bởi nó không phải là một bài tập mà đúng hơn là kết quả của các phần khác của Astaunga
Yoga. Đó là thu hút tâm trí vào Ý thức Tối cao. Có hai dạng samadhi, nirvikalpa và savikalpa. Savikalpa là trạng thái nhập định chưa hoàn toàn. Trong savikalpa samadhi người tập cảm thấy “Tôi là Ý Thức Tối cao”, nhưng trong nirvikalpa samadhi không còn cảm giác cái “Tôi” nữa. Ý thức cá nhân hoàn toàn hoà nhập với Ý thức Vũ trụ.
Những ai kinh nghiệm trạng thái này không thể giải thích hoặc miêu tả được nó bởi vì nó diễn ra khi tâm trí ngưng hoạt động. Cách duy nhất mà họ có thể biết được họ đã kinh nghiệm trạng thái này là sau khi tâm trí thoát khỏi trạng thái nhập định. Khi đó họ kinh nghiệm các sóng của hạnh phúc tột cùng và có thể biết rằng họ đã trải qua trạng thái nirvikalpa samadhi. Việc đạt tới trạng thái samadhi là kết quả của nhiều năm luyện tập trong kiếp này, hoặc kiếp trước hoặc nhờ ân huệ của người Thầy. Nó là đỉnh cao của hàng triệu năm tiến hoá từ những dạng sống thấp hơn cho tới kiếp người và cuối cùng là hoà nhập với Cội nguồn của tất cả hiện hữu.
Lược dịch từ cuốn The Wisdom of Yoga (P.R. Sarkar, Singapore, 1990).

Bài tập tư thế Yoga cơ bản

Thế con thỏ (Shashaungasana)Thế con thỏ (Shashaungasana) Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.

Thế đầu sát gối (Janushirasana)Thế đầu sát gối (Janushirasana) Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy

Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana) Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.

Thế cây cung (Dhanurasana)Thế cây cung (Dhanurasana) Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.

Thế chào dài (Diirgha Pranama)Thế chào dài (Diirgha Pranama) Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.

Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana) Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.

Thế Yoga (Yoga Mudra)Thế Yoga (Yoga Mudra) Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên thực hiện hàng ngày.

Không ai nên mạo hiểm luyện tập các asana mà không có sự hướng dẫn của một thầy Yoga. Chương trình dạy của Câu lạc bộ đã được các thầy yoga nghiên cứu và xây dựng phù hợp với thể trạng của người Việt Nam từ trình độ đơn giản đến nâng cao, bao gồm ba mức: trình độ cơ bản, trình độ nâng cao 1 và trình độ nâng cao 2. Mỗi trình độ tập một tháng 8 buổi, tuần 2 buổi.

  • Trình độ cơ bản: thế yoga, thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế thức dậy, thế ấn bụng, thế thót bụng, thế cây cung, thế ngồi dậy khó.
  • Trình độ nâng cao 1: thế tay và chân, thế vặn mình, thế đầu bò, thế con châu chấu, thế cây nến, thế con cá, nhảy kaoski và tandava.
  • Trình độ nâng cao 2: thế con thỏ, thế phát triển trí tuệ, thế thăng bằng, thế hành động, thế suy tưởng, thế con gấu, thế con chim, thế nửa vầng trăng.
    Ngoài ra hướng dẫn viên có thể bổ sung, điều chỉnh các tư thế học tuỳ theo trình độ của học viên từng lớp.

Theo Yoga.com.vn

aq aq aq
aq aq aq
Trả lời 12 năm trước

Có lẽ đặc tính quan trọng nhất của sinh vật, cái phân biệt nó với chất vô cơ, là khả năng tương tác và thích ứng của nó với môi trường xung quanh. Sau hàng triệu năm tương tác và thích ứng, thế giới hữu cơ đã sản sinh ra đứa con quí giá nhất của mình con người mà ở đó khả năng này lại càng được nâng cao. Ai cũng có thể công nhận rằng con người sẽ thích ứng được với những mối đe doạ không lường trước của tương lai, một điều kiện cho sự tồn tại và thành công về mặt sinh học. Do vậy, con người đã có được một tâm trí và cơ thể phức tạp nhất với một hệ thống sinh học phức tạp. Hệ thống sinh học và tâm trí như vậy rất thiết yếu cho sự tiến hoá tiếp tục của loài người.
Khả năng thích ứng dường như vô giới hạn có được bởi vì con người có được khả năng tương tác giữa cơ thể và tâm trí. Những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến cơ thể được phản ánh trong tâm trí và những điều ảnh hưởng đến tâm trí đó biểu hiện ra trên cơ thể. Để thực hiện tương tác đó cần có một phương tiện phức tạp nhờ đó tâm trí có thể chuyển đổi các ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng đến cho cơ thể; ngược lại, cơ thể có thể truyền những đau đớn và thích thú của nó đến tâm trí.
Phương tiện thông qua đó tâm trí và cơ thể tương tác là các tế bào thần kinh và hóc môn. Chính nhờ các yếu tố này mà con người đáp ứng nhu cầu của phân tử, cái trừu tượng được biểu hiện và cái vô hình được hình thành. Hơn nữa, khả năng thích ứng lại nằm ở những tế bào thần kinh và tuyến, nơi tiết ra các hóc môn. Nền Khoa học Mới phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố này.
Một phần tâm trí của chúng ta được thừa hưởng, hoặc đúng hơn tái sinh mang theo các nghiệp (samskara) của các kiếp trước. Tuy nhiên một phần khác được tích luỹ trong suốt cuộc đời, là kết quả của những điều chúng ta làm trong kiếp sống hiện nay. Sự kết hợp của hai loại nghiệp đó khiến chúng ta trở thành con người toàn bộ như đang có. Samskara hay nghiệp là nguồn động lực của tâm trí cho phép nó biểu hiện các ham muốn của mình. Các lực tâm trí hay khuynh hướng phải được chuyển đổi thành lực vật chất. Các điểm mà ở đó diễn ra các quá trình chuyển đổi tâm trí đó được gọi là các luân xa. Mỗi điểm hoặc trung tâm chuyển đổi đó liên quan tới các tuyến nội tiết tiết xuất ra hóc môn. Sự tiết xuất hóc môn không phải là tự động như nhiều người vẫn tưởng. Đúng hơn nó chịu ảnh hưởng của các tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Ngược lại, các hóc môn cũng ảnh hưởng và biểu hiện các hoạt động tâm trí của chúng ta như suy nghĩ, ghi nhớ và ứng xử. Do vậy chúng là hệ thống kiểm soát hai chiều giữa cơ thể và tâm trí.
Bộ não của chúng ta là tập hợp của các tế bào thần kinh, chúng phụ thuộc và phát triển nhờ vào nhiều loại hóc môn. Chúng điều tiết và bị điều tiết bởi sự tiết xuất hóc môn. Một số luân xa nằm trong bộ não của chúng ta dành cho quá trình chuyển đổi tâm trí. Những tuyến nội tiết quan trọng nhất với chức năng điều tiết nằm ngay trong bộ não của chúng ta. Sự gần gũi như vậy là bằng chứng cho mối quan hệ phức tạp giữa chúng và vì cùng mục tiêu chung. Các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động và phản hành động, cũng như điều chỉnh hành vi của chúng ta.
Lymph hay bạch huyết là một chất có nhiều nghĩa khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Tuy nhiên họ đều đồng ý rằng đó là một cái gì đó được trích xuất từ những chất sống bên trong cơ thể chúng ta. Kiến thức khách quan về lymph rất hữu hạn bởi vì sức sống và chất lượng cuộc sống không thể đo lường được. Nền Khoa học Mới gợi ý rằng lymph là thiết yếu cho các tế bào thần kinh và cho sự tiết xuất hóc môn. Không đủ lymph, cơ thể mất đi sức sống và sự bóng bẩy, dẫn đến nhiều sự rối loạn khác nhau của các tế bào thần kinh và tuyến nội tiết.
Bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch AIDS chủ yếu là sự rối loạn của hệ thống lymph, trong đó tất cả các năng lượng và sức sống của lymph bị các vi rút HIV lấy hết. Vi rút HIV đặc biệt gây hại cho hệ thống miễn dịch mà các tuyến bạch huyết là một phần không tách rời. Các tuyến bạch huyết bổ sung các tế bào bạch huyết (các tế bào miễn dịch và tiêu diệt tự nhiên) và các kháng thể (các protein miễn dịch) vào bạch huyết khi nó đi qua các tuyến này. Vi rút HIV tiêu diệt các tế bào ở tuyến bạch huyết nơi tạo ra các yếu tố trên, khiến cho cơ thể mất sức đề kháng chống lại sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Sự phá huỷ của hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể chịu nhiều rối loạn liên quan tới hầu hết các hệ thống trong cơ thể người. Dần dà sức sống ở các cơ quan, như não, tim, phổi, tuyến nội tiết, dạ dày, ruột bị mất dần. Người bệnh đang bị chết dần.
Bởi vậy, tâm trí, luân xa, tuyến, tế bào thần kinh và bạch huyết là năm nhân tố cơ bản của quá trình tương tác giữa cơ thể và tâm trí.

aq aq aq
aq aq aq
Trả lời 12 năm trước
  • Yoga là chiếc chìa khoá vàng để mở tung cánh cửa dẫn tới sự bình an, tĩnh lặng và niềm vui sướng
  • Sức khoẻ không phải là món hàng để mặc cả. Nó phải được giành lấy bằng mồ hôi của bạn.
  • Yoga là ánh sáng, một khi đã được thắp lên thì không bao giờ tắt. Bạn càng thực hành tốt, ngọn lửa sẽ càng rực sáng hơn.
  • Sau mỗi buổi tập yoga, trí não bạn sẽ trở nên tĩnh lặng và bình yên.
  • Luyện tập yoga thường xuyên giúp bạn đối phó với mọi căng thẳng của cuộc sống bằng sự kiên định và vững chắc.
  • Yoga là sự hợp nhất của cái tôi với vũ trụ.
  • Thể xác là ngôi đền của bạn. Hãy giữ nó trong sạch và tinh khiết để linh hồn trú ngụ.
  • Việc tập asana lâu dài và không gián đoạn, thực hiện với sự am hiểu, sẽ mang lại thành công.
  • Các tư thế truyền thống, khi được thực hành với sự sáng suốt và giác ngộ, sẽ khiến cho cơ thể, tâm trí và ý thức của bạn kết hợp lại thành một thể thống nhất và hài hoà.
  • Việc thực hành yoga sẽ giúp thay đổi hoạt động trí não của hành giả theo hướng tích cực.
  • Trong mỗi con người chúng ta đều tiềm ẩn ánh sáng thánh thiện, cần được thắp lên bởi yoga.
  • Nếu bạn thực hành yoga với sự thấu đáo mỗi ngày, thì bạn sẽ có đủ khả năng để đối đầu với những thăng trầm của cuộc sống một cách kiên định và chín chắn.
  • Các asana thâm nhập sâu vào từng tầng, từng lớp của cơ thể và cuối cùng là vào ngay trong ý thức của bạn.
  • Ta không thể vượt qua giới hạn của bản thân khi chưa nhận thức ra chúng.
  • Ngôn từ không thể lột tả hết được các giá trị của yoga - để hiểu nó, bạn phải tự mình trải nghiệm.
  • Thể xác sẽ trở nên năng động và trí não tĩnh lặng.
  • Tư thế đúng là khi bạn duỗi cơ thể chính xác, đều và tối đa.
  • Chính trong lúc thực hành các asana, bạn học được nghệ thuật hoà hợp.
  • Hãy chú tâm vào việc giữ cột sống thẳng. Đến lượt mình, cột sống sẽ làm cho trí não tỉnh táo.
  • Sự kéo giãn hoàn toàn đem lại sự thư giãn hoàn toàn.
  • Đừng bao giờ thực hành các asana một cách máy móc, như vậy cơ thể bạn sẽ bị trì trệ.
  • Lo sợ và mệt mỏi kìm hãm trí tuệ. Hãy dùng hết sức mình chống chọi lại chúng, khi đó tâm hồn bạn sẽ tràn ngập lòng tin và sự can đảm.
    Khi sự ổn định đã trở thành thói quen thì kế tiếp sẽ là sự trưởng thành và sáng suốt.
  • Cử động tăng cường trong các thế tập yoga đem lại cho bạn một trí tuệ dồi dào.
  • Yoga là tấm gương để ta soi rọi thấy bản thân mình từ bên trong.
  • Toàn bộ cơ thể bạn sẽ trở nên hài hoà. Yoga chính là sự hài hoà.
  • Yoga dành cho tất cả mọi người. Khép yoga trong rào chắn quốc gia và văn hoá là từ bỏ nhận thức của chúng ta về vũ trụ.
  • Tự do trong kỷ luật thật sự mới đúng là tự do.
  • Hãy giữ cho trí não của bạn bình thản, tĩnh lặng và cơ thể bạn luôn hoạt động tích cực.
  • Hãy không ngừng cố gắng cho dù sự hoàn hảo vẫn còn xa với đối với bạn.
  • Các asana biến cải nhân cách, khi chúng kéo hành giả ra khỏi ý thức đơn thuần về thể xác để vươn tới sự giác ngộ tâm linh.
Nhung
Nhung
Trả lời 10 năm trước

Chủ đề rất hay, để nói hết được tác dụng thực của Yoga như tiêu đề thì có lẽ là sẽ khó diễn tả được hết trong một bài viết hay chủ đề :)
Để khám phá thêm về tác dụng, lợi ích...cũng như cách tập luyện, tư liệu, video, sách ebook về yoga các bạn có thể tham khảo trang chia sẻ thông tin về yoga này: Yoga - Năng lượng cuộc sống

Trong trang đó có chuyên mục Yoga và cuộc sống - Là nơi chia sẻ những câu chuyện hay, hình ảnh đẹp, những cảm nhận cũng như kinh nghiệm luyện tập yoga …. trong cuộc sống hàng ngày của chính các bạn đang tập luyện yoga

Yoga là ánh sáng, một khi đã được thắp lên thì không bao giờ tắt. Bạn càng thực hành tốt, ngọn lửa sẽ càng rực sáng hơn” B.IYENGAR

Trần Văn Trung
Trần Văn Trung
Trả lời 8 năm trước

Mình có thể liệt kê một số tác dụng sau:

Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng

Tăng sự tự tin

Làm giảm nguy cơ chấn thương

Giúp giảm cân

Tăng tính linh hoạt

Cải thiện cơ và sức mạnh

Lợi ích thở và làm giảm huyết áp

Cải thiện tư thế

Tốt chotình dục

Bạn có thể tham khảo bài viết: tập yoga có tác dụng gì cho cơ thể tại bodyandsoul.vn

Nguyễn Thanh
Nguyễn Thanh
Trả lời 8 năm trước

Bạn có thể tham khảo thêm các lợi ích của yoga đối với sức khỏe tại trang web tapchiyoga

Đây là một trang web rất hay và có rất nhiều các thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Việt Á Bảo Vệ
Việt Á Bảo Vệ
Trả lời 7 năm trước

Tập yoga có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nhé, bên cạnh đó, còn có tác dụng khắc phục tình trạng ngực bị chảy xệ rất hay nữa cơ.
Bạn có thể tham khảo bài viết này nè: http://thammyhongngoc.com/nhung-bai-tap-yoga-giup-khac-phuc-tinh-trang-nguc-chay-xe/

Sunday
Sunday
Trả lời 7 năm trước

tập YOGA rất tốt mà dáng lại đẹp ra nữa, mình cũng sẽ thử tập YOGA.