Cac anh cac chi cho em biet 1 so^ tho^ng tin ve^' thai ngoai tu? cung dc ko?

Trả lời 15 năm trước
- Bình thường thai sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung. Tất cả những yếu tố ngăn cản hay làm chậm trễ sự di chuyển của trứng từ nơi thụ tinh vào đến buồng tử cung đều có thể gây nên thai ngoài tử cung. Như vậy thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở vị trí ngoài buồng tử cung. Trong 90% các trường hợp thai ngoài tử cung thì thai đóng ở vòi trứng, ở một số ít trường hợp còn lại, thai có thể đóng ở buồng trứng (1%), ở cổ tử cung (0,5%) hay trong ổ bụng. Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm vòi trứng làm cho lòng vòi trứng bị hẹp, thường gặp do trực khuẩn lao. Đối với trực khuẩn lậu thường gây vô sinh hơn là thai ngoài tử cung vì làm cho vòi trứng bị bít kín hoàn toàn. Một số bệnh phụ khoa như khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng,... cũng có thể gây thai ngoài tử cung. Triệu chứng thường gặp nhất là trễ kinh, rong huyết, đau âm ỉ vùng dưới rốn, có khi đau nhói, âm đạo có thể có một ít máu đen. Cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ, điều trị rất có hiệu quả. Trong trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội như dao đâm, da xanh xao và có thể choáng vì mất máu cấp tính, vật vã, khó thở, khát nước..., nếu không đến bệnh viện kịp có thể tử vong. Tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật lấy khối thai nằm ngoài tử cung ra. Có khoảng 30% trường hợp có thai lại bình thường sau đó, tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung lần có thai sau là 10%, và 50% trường hợp vô sinh sau khi đã được mổ thai ngoài tử cung. Để phòng ngừa thai ngoài tử cung phải giữ vệ sinh phụ nữ tốt, hạn chế nạo phá thai, phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục, khám thai và theo dõi thai đúng lịch hẹn.