Nếu tốt nghiệp trường ĐH GTVT HCM (Xây dựng dân dụng) sau ra đầu tiên sẽ lamg gì

Gần nộp hồ sơ rồi mà còn nhiều đắn đo quá, nên nộp kinh doanh, xây dựng, tài chính..... nhiều phân vân quá, các bác ơi nếu học tốt nghiêp GTVT HCN XD đó sau ra làm mệt ko, e thấy mấy người cũng làm bên XD này sao thấy chân tay dơ lắm. CHo e ý kiến đi nha. Đó sẽ là tương lai của e đó

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Công việc của nghề xây dựng có thể chia thành ba nhóm là công việc ngoài công trường, công việc trong công xưởng và công việc trong văn phòng.

- Công việc ngoài công trường là nơi triển khai thi công sản phẩm xây dựng, bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công (hướng dẫn thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc - hiểu bản vẽ thiết kế; tính toán khối lượng phải làm; lập bản vẽ chi tiết - nếu cần; hướng dẫn công nhân thực hiện...); thợ đào - đắp đất, đóng - ép cọc,cốt thép, ván khuôn, hồ - nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặthệ thống cấp - thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường...

- Công việc trong công xưởng như kỹ sư giám sát nội bộ; kỹ sư quản lý chất lượng; chuyên viên phát triển sản phẩm...

- Công việc trong văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công như đo vẽ hiện trạng, trắc địa công trình, khảo sát địa chất công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập hồ sơ thiết kế, lập dự toán kinh phí xây dựng công trình, thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu, giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình, chứng nhận chất lượng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm toán xây dựng...

Ngoài yêu cầu về chuyên môn, người kỹ sư xây dựng còn phải có chứng chỉ B Anh văn, thành thạo vi tính văn phòng, auto CAD. Một số vị trí yêu cầu thêm về SAP, CAD 3D hoặc chứng chỉ hành nghề như tư vấn đấu thầu... Một số vị trí đang "khát" nguồn nhân lực như chuyên viên quản lý dự án, giám sát viên, dự toán viên.

Sản phẩm xây dựng có đặc thù là "duy nhất và không chấp nhận có phế phẩm", vì liên quan trực tiếp đến sinh mạng nhiều người nên đòi hỏi tất cả người làm xây dựng, và đặc biệt là kỹ sư xây dựng, phải có tinh thần trách nhiệm rất cao.

Ngoài ra, nhóm ngành này còn thích hợp với những người chấp nhận đi làm ở công trình xa, chịu thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt ("xanh - đến, đỏ - đi"); người có ý thức chống lãng phí cao, theo phương châm "lãng phí nặng tội hơn tham nhũng"; người có kỹ năng giao tiếp tốt, "trường giao cảm" rộng vì buộc phải tiếp xúc với những tầng lớp xã hội có mức cách biệt rất cao trong nếp sống; người có thói quen ngăn nắp, làm việc có phương pháp, có hệ thống - quy trình chặt chẽ và cố gắng ứng dụng tin học thật tốt; người có kinh nghiệm thực tế.

Người có tính lãng mạn và sáng tạo thì nên làm tư vấn thiết kế; người ngăn nắp và chặt chẽ nên làm tư vấn nói chung, đặc biệt là tư vấn đấu thầu; người có khát vọng làm giàu và quyết đoán nên làm nhà thầu.

Các trường có truyền thống lâu đời về đào tạo ngành học phải kể đến Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng Hà nội... với những tên gọi như kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật xây dựng, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, quản lý xây dựng...