Con gái sinh non sau này lớn lên có khả năng sinh con bình thường như những người con gái khác không?

Thể chất của họ có yếu hơn không?
lovelife
lovelife
Trả lời 14 năm trước
[b]Một đứa trẻ được coi là sinh non nếu được sinh ra khi người mẹ mới mang thai chưa đầy 37 tuần, và được coi là có trọng lượng sơ sinh thấp nếu nhẹ hơn 2,5 kg khi sinh. Trẻ sinh với trọng lượng sơ sinh rất thấp là ở mức 1,5 kg hay thậm chí nhẹ hơn.[/b] Đây là nghiên cứu khoa học Bé gái sinh non có thể phát triển kịp trẻ sinh thường Sự bắt kịp này đạt được trong giai đoạn 8-20 tuổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng sớm của một số căn bệnh khi trẻ trưởng thành. Các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết như vậy. Maureen Hack, bác sĩ nhi khoa ở Bệnh viện Nhi Rainbow (Cleveland - Mỹ), và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 195 trẻ sinh non có cân nặng thấp từ khi các em được sinh ra đến khi hơn 20 tuổi. Nhóm nghiên cứu cũng theo dõi hồ sơ của hơn 200 đứa trẻ sinh đủ tháng để đối chiếu. Trong năm tuổi đầu tiên, các bé gái sinh non phát triển nhanh hơn các bé trai sinh non. Điều này được lý giải do các bé gái thường khoẻ mạnh hơn các bé trai. Tuy nhiên, kết quả của 20 năm sau rất đáng ngạc nhiên: không một bé trai nào trong nhóm sinh non phát triển được bằng các trẻ sinh thường. Nhóm nghiên cứu trước đó dự đoán rằng ít nhất cũng phải có một số bé bắt kịp với tốc độ phát triển của bé "đủ ngày đủ tháng". Trong khi đó, hầu hết những bé gái sinh non đều phát triển kịp trẻ bình thường trong giai đoạn từ 8 đến 20 tuổi. Song, các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển mạnh mẽ này có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe trong tương lai của trẻ, như tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch. Bác sĩ nhi khoa David Horwitz (khoa Y Đại học New York) nhận xét rằng nghiên cứu đã đưa ra được những số liệu đáng lưu tâm, song đó chưa phải là bằng chứng để khẳng định những bé gái sinh non sẽ bị các căn bệnh nói trên chỉ do chúng phát triển nhanh khác thường. "Những điều này sẽ được xác minh sau 30, hay 40 năm nữa, và khi đó người ta sẽ biết được ý nghĩa thực sự của nghiên cứu này", Horwitz nói.
mymeo
mymeo
Trả lời 14 năm trước
Bạn tham khảo thông tin này nhé. Mình không có kinh nghiệm trong chuyện này nên chỉ có thể tìm tư liệu giúp bạn thôi. Chúc bạn sức khỏe và thành công! [b]Sinh non: Nguy cơ cho trẻ và nguyên nhân[/b] Tác giả : TS.BS. PHAN TRUNG HÒA (BV. Phụ sản Từ Dũ TPHCM) Một trong những vấn đề thường gặp và gây lo lắng cho các bà mẹ khi mang thai là vấn đề sinh non. Có khoảng 18 - 20% phụ nữ có thai có nguy cơ bị sinh non bất chấp cách thức để có thai là tự nhiên hay nhờ sự trợ giúp của y học. Vậy nguy cơ của sinh non là gì? Khi nào gọi là sinh non? Các nguyên nhân của sinh non? Các dấu hiệu nào báo động sự sinh non sắp xảy ra? Việc trả lời những câu hỏi trên chính là mục tiêu của bài viết này. Nguy cơ trẻ sinh non tháng Ngay tại Mỹ với những phương tiện hồi sức sơ sinh tân tiến, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng chiếm 2/3 số tử vong của trẻ sau sinh nói chung, tức là cứ 3 trẻ sơ sinh tử vong thì 2 trong số đó là do non tháng. Còn ở Việt nam, tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn. Không có gì đảm bảo những trẻ sinh non sẽ sống và phát triển bình thường sau này. Ở trẻ sinh non, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa được phát triển một cách đầy đủ và hoàn chỉnh, khiến chúng phần lớn bị tổn thương về cả thể lực lẫn trí tuệ. Một trẻ sinh non khi ra đời sẽ gặp ngay nguy cơ bị ngạt, suy hô hấp trong quá trình sinh (dù sinh thường hay sinh mổ, dù người đỡ/mổ có trình độ và kỹ thuật tốt), chấn thương lúc sinh do non yếu, xuất huyết não - màng não, những dị dạng thai do cơ thể chưa đủ thời gian phát triển hoàn chỉnh, viêm ruột hoại tử, co giật, nhiễm trùng huyết và tổn thương võng mạc mắt. Tất cả những nguy cơ trên, xin nhắc lại, không liên quan tới nguồn gốc của việc có thai là tự nhiên hay nhờ sự hỗ trợ của y học như thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng hay ICSI. nên không nên vội vàng kết luận rằng tình trạng sức khỏe của trẻ non tháng là do cách thức thụ thai mà chính là do trẻ không đủ thời gian để hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng khi còn trong bụng mẹ. Trẻ sinh non tính theo cân nặng Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn được áp dụng cho việc định nghĩa sinh non. Có tác giả dựa vào cân nặng trẻ sơ sinh ngay sau sinh như nếu từ 1.000 - 2.500g là sinh non, còn dưới 1.000g là sinh cực non. Nhưng định nghĩa này chỉ áp dụng một cách thụ động do đã xảy ra sinh non. Trẻ sinh non tính theo thai kỳ Có định nghĩa khác thường được áp dụng mà người phụ nữ mang thai có thể dễ hiểu hơn và góp phần vào việc tự chăm sóc cho con mình là dựa vào tuổi thai tính theo tuần. Theo cách tính tuổi thai của các nhà chuyên môn thì một thai kỳ được gọi là đủ tháng khi tuổi thai từ 38 - 42 tuần kể từ ngày đầu tiên của môt chu kỳ kinh đều đặn (với khoảng cách giữa 2 lần thấy kinh từ 28 - 32 ngày), trong đó, tính tới ngày dự sinh trên giấy tờ là 40 tuần. Gần đây, khuynh hướng áp dụng cho thai đủ tháng là từ 37 - 41 tuần. Vậy sinh non thường được định nghĩa khi trẻ được sinh ra ở độ tuổi thai từ 28 - 37 tuần, còn trước đó nữa thì gọi là cực non. Việc tính tuổi thai lúc này là hết sức quan trọng. Cơ bản nhất là các bác sĩ vẫn dựa vào ngày đầu tiên có kinh của kỳ kinh cuối cùng mà sản phụ còn thấy và nhớ rõ. Thật khó cho các nhà sản khoa khi người phụ nữ quên ngày kinh cuối. Trẻ sinh non dựa vào siêu âm Tuy nhiên, việc xác định tuổi thai sẽ tương đối chính xác khi dựa vào siêu âm thai vào 3 tháng đầu thai kỳ kể từ ngày kinh cuối, lúc này sai số với tuổi thai thực sự là rất ít, chỉ một vài ngày tới một tuần, trong khi dựa vào những tháng cuối thì sai lầm có thể là 2 - 4 tuần. Nhưng thực tế rất nhiều sản phụ không hiểu hoặc do nghe lời những người xung quanh cho rằng không cần siêu âm sớm hay siêu âm sẽ ảnh hưởng tới thai - một quan điểm hết sức sai lầm. Siêu âm sớm còn giúp phát hiện rất nhiều trường hợp chửa ngoài dạ con, thai trứng, thai bất thường và thai chết lưu. Như vậy, những phụ nữ có thai nên đi khám thai thật sớm để biết chính xác tuổi thai của mình và được các bác sĩ hướng dẫn cách thức theo dõi theo một lịch khám định kỳ. Nguyên nhân gây sinh non Khi đã biết chính xác tuổi thai, chúng ta cần biết những nguyên nhân thường gặp nào gây ra sinh non. Trong đa số trường hợp, nguyên nhân chính xác của dọa sinh non và sinh non không rõ, nhưng có thể liệt kê một số tình trạng sau có liên quan: 1. Về phía người mẹ: hay gặp ở những phụ nữ có tiền căn sẩy thai, đã từng sinh non, lần sinh trước bị chấn thương cổ tử cung hay tử cung; khoảng cách giữa sinh và lần có thai sau là dưới 3 tháng, tăng cân không đủ hoặc quá nhiều, do thiếu hiểu biết về tình trạng sức khỏe khi có thai hoặc không biết cách tự săn sóc mình khi có thai, có thai khi còn vòng tránh thai. Một số bệnh của mẹ như cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, tiểu đường, nhiễm trùng như cảm cúm, sốt rét, nhiễm trùng tiểu, viêm thận, viêm phổi, viêm sinh dục, nghiện rượu, thuốc lá, thiếu máu, chấn thương, phỏng, phải phẫu thuật khi có thai, hở eo tử cung (eo tử cung yếu), tử cung có nhân xơ, tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển hay xơ hóa. 2. Về phía thai và nhau thai: đa thai do tử cung quá căng, nhau tiền đạo, nhau bong non, đa ối (nước ối quá nhiều), thiếu ối (ối quá ít), ối vỡ non, nhiễm trùng ối. 3. Do gắng sức: như phải lao động nặng, làm việc liên tục ít được nghỉ ngơi (ví dụ như các cô nuôi dạy trẻ, công nhân làm việc theo ca kíp không được nghỉ ngơi đúng mức), đôi khi do giao hợp không thận trọng. Như vậy là phụ nữ có thai có thể biết được mình có ở trong nhóm có nguy cơ sinh non hay không. Vấn đề còn lại là làm sao phát hiện sớm dọa sinh non hay sinh non thực sự. Chúng ta cần hiểu rằng, người có thể phát hiện sớm nhất các dấu hiệu dọa sinh non - sinh non lại chính là các sản phụ chứ không phải các bác sĩ. Thực tế hành nghề cho chúng tôi thấy các sản phụ hay nhầm lẫn giữa cử động thai và gò dạ con. Thai cử động nhiều, đều đặn là thai khỏe mạnh, nhưng gò \"đều đặn\" là dấu của dọa sinh non. Làm sao phân biệt? Thường các sản phụ hay thấy thai đạp (chính xác), thai gò (sai) thực chất là thai cuộn mình trong buồng tử cung, hay thai nhô lên thành một \"cục\" một \"khối\" hay \"u lên\" đó chính là một phần cơ thể thai như cùi chỏ, chân, đầu gối. Sự khác biệt chính là các phần \"cứng\" đó không xuất hiện trên toàn bộ khối tử cung mà chỉ thấy \"cứng\" ở phần tương ứng với thai cử động trong khi gò dạ con là cả khối dạ con cứng tròn đều \"cả trên, dưới, trái, phải\" của khối dạ con kèm theo cảm giác trằn nặng xuống \"đì\" gây khó đi lại, đau hay mắc tiểu. Không nên dùng từ \"thai gò\" vì rất dễ nhầm lẫn với gò dạ con. Nhưng gò dạ con phải đủ các tiêu chuẩn sau mới cần lưu ý: trong 10 phút có ít nhất 2 lần gò đều đặn, cơn gò kéo dài 30 giây và xảy ra trong 30 phút theo dõi kỹ. Nếu sau 30 phút nằm nghỉ mà không bớt thì cần đi khám ngay. Khi gò như vậy, có thể kèm theo hay không các dấu hiệu như: ra nước âm đạo, ra huyết, tăng tiết dịch nhầy âm đạo. Khi đi khám, bác sĩ sẽ có thể thấy cổ tử cung mở ít nhất 2 cm, mềm và có khuynh hướng mở thêm khi khám lại 30 - 60 phút sau. Sau khi khám và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ và chọn lựa cách điều trị tại nhà hay phải nhập bệnh viện. Chúng tôi không nêu cách thức điều trị chi tiết nhưng có một loại \"thuốc rẻ tiền mà rất hiệu quả\" đó là nằm nghỉ tuyệt đối trên giường. Thật đáng lo và nguy hiểm cho những phụ nữ không được nằm nghỉ đúng mức vì phải đi làm (nếu không sẽ mất việc), phải làm dâu với thật nhiều công việc nặng nhọc hay phải chăm con cái, lao động cực nhọc mà không có người đỡ đần. Có một quan điểm của \"ông bà\" ngày xưa chúng ta cần bàn luận: đó là \"đi lại nhiều, làm việc nhiều cho dễ sinh\" thì trong nhiều trường hợp, dễ sinh ở đây là dễ sinh. non. Chọn thời điểm cho việc đi lại nhiều cho dễ sinh nên được bác sĩ tham vấn cho từng trường hợp cụ thể. Tóm lại, sinh non là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. - Sinh non để lại nhiều hậu quả nặng nề trên cơ thể và trí tuệ của trẻ sau này và có thể trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và đau lòng nhất là trên chính con trẻ của chúng ta. - Phụ nữ mang thai hãy tự biết bảo vệ cho mình và con của mình khi xác định rõ tầm quan trọng của sinh non và việc đi khám thai định kỳ là hết sức quan trọng. - Các cơ quan xí nghiệp nên có một sự quan tâm đúng mức về chế độ làm việc, cho phép công chức nữ có thai được nghỉ ngơi xen kẽ khi cần làm việc lâu dài và nên cho phép họ có những ngày được phép đi khám thai định kỳ theo lịch của các trung tâm khám thai. - Gia đình và các \"ông xã\" nên chăm sóc \"bà xã\" nhiều hơn, cùng tìm hiểu về thai nghén và sinh nở với vợ qua sách báo để sẵn sàng hỗ trợ cho phụ nữ mang thai khi gặp bất trắc. - Nhưng trên hết, chính những phụ nữ có thai là người phải biết tự chăm sóc mình và biết phát hiện sớm những bất thường vì các bác sĩ không thể luôn ở bên cạnh các chị. Thêm bài này nữa[b] Nuôi dưỡng trẻ sinh non nhẹ cân[/b] Sơ sinh non tháng khi tuổi thai (37 tuần).Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng < 2.500g. Nguyên nhân gây sinh non thường do mẹ bị nhiễm trùng, mẹ hút thuốc lá hoặc dùng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi, yếu tố kinh tế xã hội , tiền căn sinh non, căng thẳng… Trẻ sinh non nhẹ cân dễ bị mắc bệnh hơn trẻ sinh đủ tháng có cân nặng dưới 2.500g. Trẻ càng nhẹ cân hoặc càng non tháng thì khả năng mắc bệnh của trẻ càng cao, nguy cơ tử vong, di chứng não, chậm phát triển tâm thần càng cao, nhất là các trẻ < 28 tuần tuổi thai hoặc < 1.000g. - Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. - Đảm bảo chăm sóc vệ sinh. - Chăm sóc bằng phương pháp Kanguroo. Nuôi dưỡng trẻ sinh non nhẹ cân Trẻ sinh non nhẹ cân thường khó nuôi dưỡng vì chưa thể bú mẹ tốt. Khả năng bú mẹ được hình thành khi trẻ được 34-35 tuần thai. Trẻ sinh non trước 34 tuần cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Trẻ có cân nặng > 1.750g: Cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ không thể bú mẹ thì vắt sữa rồi cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế. Trẻ có cân nặng <1.750g: Vắt sữa, cho trẻ ăn bằn phương pháp thay thế. Khi trẻ có thể nuốt, không ho, không ói, ọc thì cho trẻ ăn bằng muỗng, ly cho đến khi trẻ có thể bú. Nuôi con bằng sữa mẹ: - Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ: - Sữa mẹ là thức ăn đặc biệt quan trọng cho trẻ sơ sinh; - Tập bú mẹ cho trẻ sơ sinh non nhẹ cân cần nhiều thời gian hơn; - Cần lưu ý các hiện tượng sau là bình thường đối với trẻ nhẹ cân: đầu tiên trẻ bú ít và chóng mệt; chỉ bú được trong thời gian ngắn rồi nghỉ; thường ngủ khi đang bú; Khoảng nghỉ trong khi bú thường dài hơn trẻ bình thường. - Nên cho trẻ bú lâu hơn và cho trẻ nghỉ giữa các lần mút vú dài hơn. Tình trạng bú của trẻ sẽ cải thiện khi trẻ lớn hơn. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn - Đảm bảo cho trẻ được bú thường xuyên: cho trẻ ăn ít nhất 8 lần trong 24 giờ (mỗi 3 giờ một lần). - Nếu trẻ bú yếu, không đủ lượng cần thiết thì: Bà mẹ cần vắt sữa và cho trẻ ăn bằng các phương pháp thay thế; Bà mẹ cho trẻ bú trước khi vắt sữa; Trường hợp trẻ không thể bú thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng muỗng, ly. - Nếu cần thiết, trước khi cho trẻ bú, bà mẹ có thể vắt một ít sữa để kích thích sữa tiết tốt hơn Theo dõi cân nặng của trẻ để đảm bảo trẻ được bú đủ - Bình thường, trong 7 – 10 ngày sau sinh, trẻ có hiện tượng giảm cân sinh lý. Nếu trẻ không bị bệnh thì sau 14 ngày trẻ sẽ tăng cân bình thường. - Nếu trẻ không tăng đủ cân ( tăng dưới 15/kg cân nặng/ ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp) : thì vắt sữa cho vào 2 ly; cho trẻ ăn ly thứ hai trước ( ly này vắt sữa cuối nên giàu chất béo) sau đó cho ăn thêm sữa ở ly thứ nhất; ly này cho trẻ ăn theo nhu cầu. - Nếu trẻ ăn sữa bằng phường pháp thay thế thì : Tăng thêm lượng sữa cho trẻ 20ml/kg cân nặng/ngày cho đến khi được 180 ml/kg cân nặng/ngày;Nếu trẻ vẫn không tăng đủ cân thì: Tăng lượng sữa cho trẻ, ở mức 200ml/kg cân nặng/ngày. - Nếu trẻ không tăng đủ cân trong hơn 1 tuần thì cần tìm các nguyên nhân làm trẻ không tăng cân như: Cho trẻ ăn thêm 100 ml sữa dành cho trẻ non tháng phù hợp, cho ăn bằng muỗng hoặc ly sau mỗi bữa bú; Kiểm tra nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng thì trẻ sẽ phải tiêu tốn năng lượng để đảm bảo điều hòa thân nhiệt, như vậy năng lượng cho phát triển sẽ giảm đi; Tìm các dấu hiệu trẻ bệnh như bú kém, nôn, khó thở; Tìm tưa miệng. - Bổ sung Vitamin và khoáng chất: Chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất: Trẻ < 2.000g hoặc < 35 tuần tuổi thai. Bổ sung polyvitamin, vitamin E, Ca, P, Zn, (vit D): bổ sung cho trẻ bú mẹ đến khi ăn dặm hoặc khi dung nạp được 1.000ml sữa công thức mỗi ngày. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp kanguroo: Nên chăm sóc trẻ theo phương pháp kanguroo cho đến khi trẻ được 2.500g hoặc khi trẻ đủ 40 tuần từ khi mang thai. Nếu trẻ được tiếp xúc da kề da liên tục thì đo thân nhiệt cho trẻ 2 lần một ngày. Bà mẹ cần theo dõi nhịp thở của trẻ. Nếu trẻ có cơn ngừng thở. Có thể kích thích trẻ thở bằng cách xoa vào lưng trẻ trong vòng 10 giây. Cần lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm, phải mang trẻ đến cơ sở y tế khám ngay: ngừng thở, giảm vận động, li bì hoặc bú kém. Trẻ bú kém, có thể do cách cho bú không đúng, trẻ quá non tháng hoặc trẻ đang bị bệnh. Đảm bảo khi ở nhà, bà mẹ hoàn toàn thoải mái trong tư thế chăm sóc trẻ theo phương pháp Kanguroo, có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế theo dõi đều đặn. Khi trẻ ra khỏi vị trí Kanguroo, tiếp tục theo dõi 1 lần/tháng về tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng và phát triển, cho đến khi trẻ được vài tháng tuổi.