HBeAg dương tính có cho bé bú?

Men gan nhào lộn um sùm, trước đây đang ổn không phải uống thuốc, bây giờ bầu bì thì ra nông nỗi này. Em có đọc bài của BS Bùi Hữu Hoàng nói VG B lây qua đường máu, khi chuyển dạ,…bé được chích ngừa 12h sau sinh. Và vẫn cho bé bú được, nhưng sao cũng có bác sĩ nói không được?! Chả rõ nữa, đâu là câu trả lời nhỉ? Hay là phải vắt sữa cho bé?

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trả lời 8 năm trước
Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ! Về phương diện khoa học trẻ sinh ra sẽ sớm được tiêm ngừa HBV nhưng trẻ có thể hình thành được kháng thể sau khi tiêm hay không còn tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ, điều đó có nghĩa là và trên thực tế đã chứng mình không phải ai tiêm ngừa HBV theo lịch cũng 100% hình thành được kháng thể cả, vì thế phải luôn kiểm tra, nếu chưa đủ phải tiếp tục tiêm lại. Vì lý do đó ai sẽ đảm bảo chắc chắn rằng cứ tiêm cho trẻ là trẻ sẽ có miễn dịch được với loại siêu vi này mặc dù tỷ lệ thành công là khá cao. Vì thế trong trường hợp mẹ HBeAg (+) với khả năng lây HBV cho con qua đường sữa mẹ hay qua các dịch tiết khác rất lớn thì việc cho trẻ bú mẹ quả là một việc mạo hiểm, 5 ăn 5 thua! Trong trường hợp xấu nhất nếu trẻ phơi nhiễm với HBV ngay những ngày đầu mới sinh thì dự hậu trong tương lai khả năng phải đối mặt với những bệnh hiểm nghèo do HBV gây nên sẽ nhiều và bệnh sẽ đến sớm hơn so với người khác có thời điểm phơi nhiễm trễ hơn. Do đó ở đây quan điểm của Từ Dũ nôm na là phòng ngừa được đặt lên trên hết, vừa tiêm ngừa vừa không cho trẻ bú mẹ để giảm tới mức tối đa khả năng mắc bệnh của trẻ. Còn những ý kiến khác cho rằng HBeAg(+) vẫn cho bú mẹ thì mình xin kể một câu chuyện : đa phần các nước Châu Phi là những nước nghèo nhất thế giới, mất mùa, chiến tranh, bệnh tật... đã gần như vắt kiệt những người dân nơi đây, đặc biệt là căn bệnh HIV/AIDS đã trở thành cơn đại dịch ghê gớm trên châu lục này, với tỷ lệ bà mẹ mang thai nhiễm HIV cao nhất thế giới, thuốc điều trị thì đắt đỏ và khan hiếm, vậy làm sao để đứa trẻ nếu may mắn sinh ra chưa nhiễm HIV từ mẹ có thể không gặp thêm nguy cơ? Nguyên tắc được đặt ra là trẻ sẽ dùng sữa thay thế! Nhưng hỡi ôi ở xứ sở mà chết đói vẫn diễn ra hàng ngày thì lấy đâu ra sữa bò đây? Không có sữa thì đứa bé bú bằng gì? Và vì vậy họ vẫn cho trẻ bú mẹ, có thể tương lai đứa bé có thể chết vì AIDS nhưng nếu không cho bú thì đứa bé sẽ chết ngay lúc này vì... đói! Đây là câu chuyện mình đưa ra để giải thích cho quan điểm đề cao sữa mẹ trong trường hợp này, HBV và HIV có con đường lây như nhau nhưng nên nhớ rằng khả năng lây lan của HBV so với HIV là lớn hơn rất rất nhiều lần (hình như là gấp vài chục lần). Có thể bây giờ họ ra quy định HBeAg (+) vẫn cho bú mẹ nhưng quan điểm của mình là quy định này cổ súy hơi quá đối với sữa mẹ. Rõ ràng trong trường hợp này sữa mẹ là rất không an toàn cho trẻ, không lây bệnh cho con thì xem như may đi, nhưng rủi con mắc HBV là do mình rồi sau này nó lại ung thư, lại xơ gan, viêm gan loạn lên thì lúc đó có mình có xót xa hay ân hận thì cũng đã muộn mất rồi các mẹ ạ. Đừng quá tin tưởng vào tiêm ngừa vì còn cần thời gian để cơ thể hình hành miễn dịch. Hãy bỏ qua những hạn chế của sữa thay thế về mặt thương mại thì nó vẫn có thể thay thế được sữa mẹ trong trường hợp này. Nếu mình có HBeAg (+) thì mình chẳng lăn tăn như các mẹ đâu, bảo vệ con khỏi bệnh tật là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta mà. Tuy nhiên dù có quy định gì thì lựa chọn vẫn ở chính chúng ta, với những hiểu biết của mình, chúng ta - những người mẹ - sẽ biết đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho những đứa con.
Trần Thu Huyền
Trần Thu Huyền
Trả lời 8 năm trước
Qua kết quả xét nghiệm máu có thể thấy chị đang bị nhiễm viêm gan B giai đoạn cấp tính, HBsAg dương tính. Khi bị viêm gan B giai đoạn cấp, khả năng lây truyền cho con cao hơn nếu chỉ có HBsAg dương tính. Tất cả các trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B nếu sanh tại bệnh viện Từ Dũ đều được tiêm 2 loại: 1. Vaccin ngừa viêm gan B. Vaccin này sẽ tạo ra miễn dịch chủ động, do đó sẽ mất 1 thời gian mới có tác dụng tạo kháng thể và ngừa viêm gan B cho bé. 2. Huyết thanh Hépabig, trong đó có chứa sẵn kháng thể kháng virus gây bệnh viêm gan B. Như vậy thuốc có tác dụng kháng virus viêm gan B ngay sau tiêm. Việc phối hợp cả 2 loại vaccine và huyết thanh hépabig (tiêm 2 bên đùi khác nhau) sẽ giúp tăng khả năng phòng bệnh viêm gan B do mẹ truyền sang con. Nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ cả 2 loại trên thì khả năng truyền bệnh cho con là dưới 5% nếu trẻ bú mẹ. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nếu trẻ mắc bệnh viêm gan B càng sớm thì khả năng sau này bệnh phát triển thành xơ gan hay ung thư gan càng cao. Bé chích ngừa thì đã được bảo vệ phần nào khỏi sự lây truyền bệnh, tuy vậy vẫn có một tỉ lệ nhỏ có khả năng mắc bệnh (có thể do cơ thể bé không tạo được miễn dịch ở mũi vaccine đầu tiên hoặc một lý do nào đó khác). Nên vì thế cần có sự cân nhắc giữa nguy cơ lây bệnh cho con và những lợi ích do sữa mẹ mang lại. Đây là bài toán khó giải của các chuyên gia. Quyết định là vẫn ở chính mẹ của bé. Nếu gia đình cảm thấy có điều kiện, có thể bú sữa bình hoàn toàn để tránh gần như hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm có thể có cho bé do bú mẹ. Còn gia đình cảm thấy sữa mẹ rất cần thiết cho bé, không thể thiếu được thì vẫn có thể cho bé bú, nhưng phải chịu chấp nhận 1 rủi ro có thể có cho bé (thấp, dưới 5% nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ sau sanh), và nguy cơ tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan về sau.
Trả lời 8 năm trước
Qua kết quả xét nghiệm máu có thể thấy chị đang bị nhiễm viêm gan B giai đoạn cấp tính, HBsAg dương tính. Khi bị viêm gan B giai đoạn cấp, khả năng lây truyền cho con cao hơn nếu chỉ có HBsAg dương tính. Tất cả các trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B nếu sanh tại bệnh viện Từ Dũ đều được tiêm 2 loại: 1. Vaccin ngừa viêm gan B. Vaccin này sẽ tạo ra miễn dịch chủ động, do đó sẽ mất 1 thời gian mới có tác dụng tạo kháng thể và ngừa viêm gan B cho bé. 2. Huyết thanh Hépabig, trong đó có chứa sẵn kháng thể kháng virus gây bệnh viêm gan B. Như vậy thuốc có tác dụng kháng virus viêm gan B ngay sau tiêm. Việc phối hợp cả 2 loại vaccine và huyết thanh hépabig (tiêm 2 bên đùi khác nhau) sẽ giúp tăng khả năng phòng bệnh viêm gan B do mẹ truyền sang con. Nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ cả 2 loại trên thì khả năng truyền bệnh cho con là dưới 5% nếu trẻ bú mẹ. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nếu trẻ mắc bệnh viêm gan B càng sớm thì khả năng sau này bệnh phát triển thành xơ gan hay ung thư gan càng cao. Bé chích ngừa thì đã được bảo vệ phần nào khỏi sự lây truyền bệnh, tuy vậy vẫn có một tỉ lệ nhỏ có khả năng mắc bệnh (có thể do cơ thể bé không tạo được miễn dịch ở mũi vaccine đầu tiên hoặc một lý do nào đó khác). Nên vì thế cần có sự cân nhắc giữa nguy cơ lây bệnh cho con và những lợi ích do sữa mẹ mang lại. Đây là bài toán khó giải của các chuyên gia. Quyết định là vẫn ở chính mẹ của bé. Nếu gia đình cảm thấy có điều kiện, có thể bú sữa bình hoàn toàn để tránh gần như hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm có thể có cho bé do bú mẹ. Còn gia đình cảm thấy sữa mẹ rất cần thiết cho bé, không thể thiếu được thì vẫn có thể cho bé bú, nhưng phải chịu chấp nhận 1 rủi ro có thể có cho bé (thấp, dưới 5% nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ sau sanh), và nguy cơ tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan về sau.