Cách điều trị trẻ bị táo bón như thế nào?

Con gái tôi năm nay 4 tuổi.Cháu cao 112cm, nặng 16,5kg. Hàng ngày, trong bữa ăn tôi vẫn cho cháu ăn đầy đủ cả rau và thịt nhưng không hiểu sao cháu vẫn hay bị táo bón (hai ngày cháu mới đi một lần). Bện cạnh đó ngoài việc uống thêm sữa bổ sung tôi cũng cho cháu ăn thêm sữa chua, hoa quả nhưng vẫn không cải thiện được, có lúc nhìn cháu đi ngoài bị táo quá thấy rất khổ thân (từ bé cháu cũng đã hay bị táo bón). Tôi nên điều chỉnh chế độ ăn của cháu như thế nào? Có cần đưa cháu đến khám ở bệnh viện không?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Khi trẻ bị táo bón, cần cho trẻ ăn đủ số lượng hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại rau có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền.Cho trẻ ăn bưởi, cam, quýt (cả múi), thanh long, chuối tiêu, đu đủ... uống nhiều nước.

Tuy nhiên, không chỉ phải phòng chữa táo bón bằng cách điều chỉnh chế độ ăn cho bé, mà cha mẹ cần tập thói quen đi ngoài đúng giờ cho trẻ. Bởi có rất nhiều trẻ, do mải chơi không đi vệ sinh đúng giờ, không hình thành được thói quen đi vệ sinh là nguyên nhân gây táo bón. Bạn cần tập cho bé đi 1 1 ngày 1 lần, lâu sẽ tạo thành thói quen. Chọn thời điểm thuận tiện mà trẻ không vội vã. Tốt nhất, hãy tập cho trẻ đi ngoài sau bữa ăn vì lúc này, các nhu động ruột hoạt động tăng thuận lợi cho việc đẩy phân ra ngoài.

Sau tất cả các nỗ lực mà tình trạng của bé vẫn không thay đổi, bạn có thể đưa con đi khám để tìm nguyên nhân từ bên trong. Đôi khi các tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa, cấu tạo đường tiêu hóa bất thường... cũng gây táo bón.

Thân mến.

Nguồn: webtretho

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Khi bị táo bón, chị phải cho bé ăn các loại rau có chứa nhiều chất xơ, các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau có tính nhuận tràng như: rau mồng tơi, rau dền, khoai lang…Chị có thể luộc, nấu canh rồi cho bé ăn riêng. Ngoài ra nên cho cháu ăn thêm khoai lang, khoai sọ, khoai tây, ăn nhiều các loại quả chín như đu đủ, chuối, cam, bưởi… Có thể cho cháu ăn thêm sữa chua, giúp bổ sung vi khuẩn đường ruột có lợi, có tác dụng tốt trong điều trị táo bón.

Nhắc nhở cháu uống đủ nước mỗi ngày. Một lưu ý nữa là tập cho bé thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, khi muốn đi đại tiện phải đi ngay không được nhịn.
Ngoài ra bạn có thể cho bé dùng thêm một số sản phẩm (như cốm Baby fib) có thành phần bao gồm Inulin thiên nhiên, tinh chất men bia tươi, các vi khuẩn có ích… làm tăng thể tích phân, làm cho phân mềm và xốp rồi đưa ra ngoài theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, làm tăng khả năng hấp thu, phòng được táo bón, đi ngoài phân sống, làm hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng hiện tại của bé. Sản phẩm này rất an toàn cho trẻ nhỏ ở thời kỳ bắt đầu ăn dặm đến độ tuổi trưởng thành.

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Mẹ nên tập cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín từ khi còn nhỏ và khuyến khích con chạy nhảy, nô đùa... Đây là những cách đơn giản nhất để giúp bé khắc phục táo bón.

Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày.

Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau:

- Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.

- Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.

- Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng.

Lý do bé bị táo bón

- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.

- Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Cách giúp con khỏi táo bón

Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Luyện tập:

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).

- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.

- Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.

- Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml. (Có thể dùng thuốc thụt hậu môn mỗi lần thụt 1 ống).

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Nhiều bà mẹ kêu ca rằng con mình rất khó đi đại tiện, vì thế bài viết này xin cung cấp một số bài thuốc bằng các thứ cây lá thông thường quanh ta, các phương pháp xoa bóp để phòng và chống bệnh táo bón ở trẻ em.

Bai thuoc chua tao bon o tre em

Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam.

Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2-3 lần.

Bài 2: Rau khoai lang 60 gam

Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần.

Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam

Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần.

Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam.

Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm.

Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam, vừng đen 500 gam.

Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ. Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong, đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém.

Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ hạt).

Xoa bóp giúp nhuận tràng

Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại.

Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng ở trẻ.

Phòng bệnh táo bón cho trẻ

- Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả như cam, bưởi, uống nước đun sôi để ấm.

- Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa.

- Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo dài.