Cần tư vấn về phương pháp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Bé gái nhà tôi được 6 tháng tuổi cân nặng 6,7 kg, cháu đi ngoài 1-2ngày/ lần , phân rắn, có lúc cháu đi són được 1 cục phân nhỏ. Cần tư vấn phương pháp dinh dưỡng để giúp bé tăng cân tốt và tiêu hoá. Bé nên ăn hoa quả gì và ăn ntn. Cho bé ăn váng sữa có đc ko (váng sữa cho trẻ em). Xin cảm ơn
phan huy vu
phan huy vu
Trả lời 15 năm trước
Trái cây chứa nhiều vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo từng loại mà nguồn cung cấp vitamin và năng lượng sẽ khác nhau. Chuối Rất giàu vitamin thuộc nhóm B, cần thiết cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác và nhất là các chất khoáng (kali, magiê). Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời và cũng là sự chọn lựa tối ưu dành cho trẻ nhỏ. Chuối chín dễ tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chuối có vỏ dày nên rất an toàn vệ sinh khi ăn nhưng tránh cho trẻ ăn quá nhiều. Đu đủ Chứa nhiều bêta carotene và chứa hơn 1/4 là sinh tố A. Khi chín, loại trái cây này có thịt mềm và ngọt thơm, thích hợp dành cho những trẻ ít tháng tuổi. Đặc biệt, trong đu đủ có chứa nhiều enzyme rất phù hợp cho hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Xoài Là một trong ba loại trái cây (cùng với đào và dưa tây) có chứa nhiều tiền vitamin A (bêta carotene) nhất. Thành phần tiền vitamin này đóng vai trò quan trọng đối với thị lực ban đêm, tình hình ổn định của màng nhầy và da, khả năng kháng viêm của cơ thể. Về thành phần vitamin C, xoài đứng ngang hàng với cam quít. Một điều ít được biết đến là xoài có chứa một lượng chất sắt đáng kể. Theo một số công trình nghiên cứu, cơ thể trẻ em thiếu chất sắt sẽ làm giảm khả năng kháng viêm và ảnh hưởng đến cả sự phát triển vận động, tinh thần và học tập. Dưa hấu Loại trái cây có tác dụng giải khát rất tốt, dành cho trẻ khi thời tiết trở nên nóng bức. Dưa hấu có tính mát, lại nhuận tràng, rất tốt cho trẻ khi bị táo bón. Vải Chứa các vitamin thuộc nhóm B, nhất là B3 rất tốt cho da và một số lượng lớn chất khoáng. Dứa Có vitamin C và tiền vitamin A. Nó chứa bromeline, một loại enzyme đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động điều hòa các protein từ thịt, cá và trứng. Táo Cung cấp các loại vitamin A, C, E… Bạn có thể ép táo lấy nước hoặc chưng cất cho trẻ ăn hay uống để phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp. Chất xơ của táo còn giúp ngăn ngừa táo bón. Khi bắt đầu tập ăn trái cây, bạn nên cho trẻ ăn táo. Kiwi Chứa rất nhiều sinh tố C, nhiều gấp đôi trái cam, nhiều chất xơ hơn táo, một trái kiwi cung cấp nhiều gấp hai lượng sinh tố C cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Hàm lượng chất xơ và chất nhầy đặc biệt của nó rất tốt cho trẻ thường thiếu sinh tố C và giúp nhuận tràng, nhất là trẻ bị táo bón. Trẻ em 6 tháng tuổi đã có thể cho ăn kiwi. Nho là loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng, giải độc và hồi sức. Nho có ích cho chứng thiếu máu và mệt mỏi. Nó chứa nhiều hợp chất tăng sức đề kháng cho cơ thể, được gọi là polyphenol, phần lớn hợp chất này tập trung ở vỏ và có ở nhiều nho đen hơn nho xanh, các hợp chất này còn chống ung thư. Nho là nguồn giàu kali và vitamin C. Tớ thấy mua váng sữa ở Hàng Buồm có nhiều lắm. Ngay hàng đầu phố ấy có các loại cho bạn chọn đấy. Thường mình cho bé ăn loại của Nga tên là Monte có hình con bò ấy. 12k đến 13k thì phải. Bé 6 tháng là ăn tốt rồi.! Chúc em bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!
PhanHungSon
PhanHungSon
Trả lời 15 năm trước
Thức ăn của trẻ cần đa dạng và đầy đủ dưỡng chất Cơ thể nhỏ bé của trẻ lại có nhu cầu dinh dưỡng rất cao để kiến tạo tế Bảng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi Các chất dinh dưỡng Nước 150ml/kg/ngày Chất đạm 4,4g/kg/ngày Chất béo 3,5g/kg/ngày Chất đường 13g/kg/ngày Năng lượng 100calori/kg/ngày bào. Trẻ cần trung bình từ 50-60 chất dinh dưỡng khác nhau, vì thế mà thức ăn cho trẻ cần đa dạng. Trong mỗi phần ăn của bé nên thiết lập đầy đủ 4 nhóm thức ăn: bột đường (có trong gạo, mì, khoai, ngô,...), thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua...), chất béo (dầu thực vật hoặc mỡ động vật) và các loại rau, quả. Bé cần nhiều năng lượng, đừng ngần ngại khi bổ sung cho bé khoảng 1-2 muỗng dầu ăn hoặc mỡ trong mỗi bữa. Chị Hảo cũng như đa số các ông bố bà mẹ chưa tạo được khẩu phần cho trẻ với đầy đủ 4 nhóm thức ăn như trên. Tâm lý thường gặp của nhiều phụ huynh là ngại cho trẻ ăn rau, thịt vì sợ bé mắc nghẹn, giúp trẻ dễ nuốt bằng cách cho nhiều dầu, mỡ vào thức ăn khiến trẻ ngán... Bác sĩ tư vấn khuyên: 1. Bé đang thời kỳ ăn bột, ăn cháo, không nên ninh thịt, xương cho bé, vì khi ninh, chỉ có chất béo và chất ngọt hòa tan trong nước, vẫn không đủ năng lượng cho bé. 2. Cần chú ý: dinh dưỡng của một chén bột cao hơn một chén cháo. Nhiều bé chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nhưng các bà mẹ vẫn tính 1 chén cháo bằng một chén bột, lâu dần dẫn đến sự thiếu chất ở con trẻ. Chưa kể, bé chưa đủ răng đã phải ăn cơm, không hấp thụ hết chất trong thức ăn. 3. Rau quả trong bữa ăn hằng ngày của bé là rất cần thiết. Nhiều bà mẹ sợ bé không ăn được rau nên chỉ luộc lấy nước để nấu bột, nấu cháo, không cho bé ăn xác rau, dẫn đến bé bị thiếu chất xơ nghiêm trọng. 4. Các ông bố bà mẹ nên xem lại: bữa ăn của trẻ quá đơn điệu chăng? Cho trẻ ăn quá nhiều đồ bổ chúng cũng sợ. Trẻ bị ép ăn nhiều quá thì sinh ra tâm lý sợ ăn. Trẻ lười ăn lâu dần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. 5. Hãy tạo cho trẻ một không khí ăn uống thật thoải mái, vui vẻ. Khi trẻ đến tuổi đi nhà trẻ có thể cho trẻ ăn tại trường, có chúng bạn đông vui trẻ sẽ ăn tốt hơn. 6. Một yếu tố quan trọng để bé ăn ngon miệng ấy là cách chế biến. Nếu chưa có kinh nghiệm nấu ăn cho trẻ, phụ huynh nên đến Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh để được hướng dẫn thực đơn hằng ngày của bé. Hy vọng rằng con bạn sẽ ăn ngon và chóng lớn!
Nguyen Ha My
Nguyen Ha My
Trả lời 15 năm trước
A=> lời khuyên của chuyên gia khi bé chậm tăng cân: 1.Khi bệnh (sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng...), trẻ có thể biếng ăn, bạn nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt như: sữa, cháo, súp, yaourt,... thậm chí cho ăn kem cũng được. Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai. Có nhai mới tiết ra nước miếng, ăn càng ngon thêm. Bao tử trẻ còn nhỏ, mỗi bữa bạn chỉ nên cho cháu ăn từ 1/2 cho đến 1 chén (khoảng 200ml), chỉ nên cho ăn từng lượng nhỏ, trông đỡ ngán. Thức ăn cần trông "ngon mắt" để bé cảm thấy "muốn nhai". Sữa mẹ mấy tháng đầu chỉ cho 67kcal/100ml và chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé từ 0-6 tháng. Vì vậy từ 6 tháng cần cho cháu ăn dặm thêm bột gồm 4 nhóm: thịt cá, rau, dầu, tinh bột. Dầu bổ sung vào bột sẽ bảo đảm việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng của bé. Bước đầu nên tập cho bé quen với dạng sệt của thức ăn nghiền nhuyễn. Khi có nhiều răng, bé có thể ăn đặc hơn: 9 tháng với 2-3 răng, nên bạn có thể xay nhỏ thức ăn như rau, thịt, cá...; đến tuổi lên 2, lên 3 đủ 20 răng sữa thì nên cắt "hạt lựu" các thức ăn để tập nhai. Tính đa dạng cũng rất cần để tránh chán ăn: trẻ em dễ chấp nhận ăn riêng từng thức ăn như: trái cây, bánh quy, yaourt, cháo,... nhưng chóng chán những hỗn hợp thức ăn. Khuyến khích tính chủ động trong ăn uống: thay vì "kè kè" theo sau bé để đút, nên bày cho bé trò "tự xúc ăn" xem bàn tay bé có khéo cầm muỗng, hàm bé nhai có giống bố, mẹ không? Khi bé làm được điều gì tốt bạn nhớ khen, bé sẽ rất thích, trở nên tự tin và tiếp tục thực hiện, thành thói quen. Muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động - bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn cháu sẽ lên cân "đều đều". B=>dưới đây là những kiến thức bổ ích chúc cháu nhà anh chị mau lớn! * cách đây 5 tháng (Các) nguồn http://chamsoctre.com/content/view/710/1... http://www.suckhoe360.com/Me-va-be-yeu/T... http://www.suckhoe360.com/me-va-be-yeu/t...