Mang thai quá 40 tuần nên làm gì ? Tôi mang thai quá ngày rồi mà chưa sinh?

Tôi năm nay 25 tuổi, đang mang thai lần đầu và chưa biết rõ thai nhi là gái hay trai. Hiện nay tôi đã mang thai đến tháng thứ 9. Theo siêu âm của Bác sỹ: tôi đã sinh vào ngày 11-12/12/2007 và thai trong tình trạng tôt. Nhưng đến nay đã quá 2 ngày mà chưa thấy hiện tượng gì. Xin hỏi: Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? (Thúy Nga - Vĩnh phúc)
Khánh Anh
Khánh Anh
Trả lời 14 năm trước
Chào bạn! Trên 40 tuần: - bắt đầu từ tuần 41: 2 ngày siêu âm 1 lần - sang tuần 42: siêu âm hàng ngày để theo dõi ối, nó cạn nhanh lắm đấy CSO (chỉ số ối): - trên 60 (tính tổng 4 điểm, TB là 15): vẫn OK - 40-60: báo động, cần theo dõi nhưng chưa cần can thiệp - dưới 40: mổ cấp cứu còn những cái gì như CSO dưới 25: phòng cấp cứu chỉ định mổ, từ 25- bao nhiêu thì lên khoa đẻ, với cả các trường hợp có sẹo cũ thì sao đó thì tớ không nhớ rõ đâu. Nếu ối đục: vào viện cấp cứu ngay. Ối đục là bé có vấn đề, ị ra cứt xu nên ối mới bị đục Có bà đẻ ra ối xanh lè. Các bà này thế nào cũng phải KS sau đẻ ít nhất 1 tuần, còn không chỉ 1 liều duy nhất truyền luôn vào nước sau mổ thôi (nếu mổ) Đấy là kinh nghiệm đẻ 2 đứa đều mổ & đều bị cạn ối đấy. - cu lớn: tròn 42 tuần. 42 tuần thiếu 1 ngày chiều hôm đấy CSO TB vẫn còn >10, hôm sau 10h sáng SA nó đã tụt xuống <6 (tổng 23) rồi. BS siêu âm (ông gì ở Hàng Buồm ý nhỉ, viện phó C) bảo theo tôi nên mổ ngay, trường hợp này phải cẩn thận vì nước ối đặc, em bé sặc là chết ngay. Mẹ cháu sợ tái cả người, may quá 0 sao, bé khỏe. Hỏi ông ấy sao chiều hôm trước vẫn ổn thì ông ấy bảo là nó tè ra đấy. - bé sau, 40 tuần 1 ngày: 2 hôm trước SA ối vẫn bình thường (BS còn 0 cần đo CSO). Đến hôm đi đẻ (chọn ngày giờ), đã xác định trước là phải mất tiền mổ đẻ theo y/c rồi thì lúc làm thủ tục SA CSO chỉ còn 38, chuyển lên khoa đẻ q/đ mổ (vì có sẹo cũ) Đẻ mổ mà chưa bị đau đẻ cũng hay, mẹ khỏe, 0 bị mất sức do chuyển dạ. Bạn không sợ bị mất sữa do mổ đâu, cái đấy là do cơ địa từng người. Các bạn đẻ bé ra chú ý nhé: bao nhiêu tuần không quyết định là già thai hay không vì còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh của từng người & thời điểm thụ thai. Nếu bé đẻ ra hồng hào, da căng, mũm mĩm, cuống rốn to (tầm ngón tay cái), trương lực cơ tốt (lúc nằm 2 chân hơi co) là tốt. Nếu bé da nhăn nheo, cuống rốn nhỏ, trương lực cơ kém chứng tỏ đã bị suy dinh dưỡng bào thai. Những bé này nuôi rất khổ vì tuyến tụy đã bị teo, bọn này hay gặp các vấn đề về tiêu hóa (gọi là rối loạn chuyển hóa hay rối loạn hấp thu gì í), lười ăn bẩm sinh, ví dụ điển hình là bé thứ 2 nhà mình. Đẻ ra, đưa từ trên khoa sơ sinh về với mẹ lúc 9h sáng (chắc vừa được cho bú xong) mà nó ngủ đến 4h chiều mới dậy bú. Sau mới biết là bọn này cứ phải canh giờ, cứ 2h nhét ti vào mồm 1 lần, còn không nó có thể ngủ 4-5h liền. 1 vấn đề nữa là khi SA nếu bánh rau đã bị canxi hóa mẹ nên tích cực ăn vào, vì khả năng trao đổi chất qua rau đã giảm. Tốt nhất là bạn có BS nào quen thì hỏi cho kỹ, không vào phòng tư vấn của viện cũng được, còn trên đây vẫn chỉ là kinh nghiệm của tớ thôi, không phải là kiến thức chuyên môn. Chúc mẹ tròn con vuông bạn nhé! [@};-]
doducngoc
doducngoc
Trả lời 14 năm trước
[b]Chị Nga thân mến,[/b] Để kết luận chính xác tình trạng của cả mẹ và bé, chỉ có các bác sĩ trực tiếp thăm khám mới có khả năng này. Chúng tôi chỉ xin cung cấp tới chị và bạn đọc những thông tin tham khảo về vấn đề "Mang thai quá ngày" [b] Thế nào là mang thai quá ngày[/b] Mang thai quá ngày là tình trạng mang thai quá 41 tuần mà chưa sinh. Thông thường để tính tuổi thai, người ta thường dựa vào ngày đầu tiên chu kỳ kinh cuối của người phụ nữ. Tuổi thai đủ là 40 tuần, nhưng có thể dao động từ 38 - 42 tuần. Thai quá 40 tuần gọi là thai quá ngày, trên 42 tuần là thai già tháng. Tuy nhiên, sau này người ta thấy thai trên 42 tuần quá xấu (ít được cung cấp máu từ mẹ, nước ối ít đi, em bé yếu...), nên Tổ chức Y tế Thế giới lấy cột mốc thai là 41 tuần... [b]Ảnh hưởng[/b] Tình trạng ra đời muộn này làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng của thai nhi, dễ bị rối loạn về thể chất và tâm lý. Những trẻ nằm trong bụng mẹ quá lâu sẽ khó nuôi hơn cả các em bé thiếu tháng, sự phát triển thể chất cũng sẽ rất khó khăn. Ở thai quá ngày, quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi kém đi, làm giảm sự cung cấp ôxy và dưỡng chất, gây rối loạn chuyển hóa đường và đạm. Vì thế, khi ra đời, những em bé này dễ gặp nguy hiểm hơn, nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, điều nhiệt (nhiễm trùng, sốt cao) và tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày. Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc chuyển dạ (tử vong chu sinh), đặc biệt là với những thai 42 tuần. Tuy nhiên, nếu em bé vượt qua được cuộc chuyển dạ, không gặp rủi ro nào thì vẫn có thể phát triển bình thường. [b]Các kiểm tra[/b] Theo các chuyên gia sản khoa nói trên, thai phụ phải khám quản lý thai thường xuyên ngay từ khi vừa phát hiện mình có thai để xác định tuổi thai. Việc khám thai phải được thực hiện sớm ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, khám quản lý thai càng sớm thì việc xác định tuổi thai càng chính xác. Ngoài ra, để dự phòng những trường hợp thai quá ngày, hạn chế những rủi ro cho thai nhi, thai phụ cũng không nên mang thai kéo dài quá 41 tuần. Để tránh mang thai quá ngày, người phụ nữ cần ghi rõ ngày kinh hàng tháng. Ngay khi có dấu hiệu mang thai, nên đi khám thai để được xác định tuổi thai bằng siêu âm. Siêu âm thai 6 tuần thì sai số chỉ là 1-2 ngày, nhưng nếu để 3 tháng cuối mới siêu âm thì sai số tăng lên 10-14 ngày, như thế việc xác định tuổi thai không còn chính xác. Các chuyên gia sản khoa đều cho rằng, trừ những trường hợp thiểu ối (thiếu nước ối) hay nhau thai vôi hóa, thai phụ mang thai quá ngày vẫn có thể sinh con theo đường tự nhiên. Thông thường các bác sĩ sẽ thử nghiệm (test) để chẩn đoán em bé có chịu đựng được cuộc sinh hay không vì nếu chuyển dạ kéo dài sẽ làm giảm việc cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho trẻ, có thể dẫn đến tử vong. Qua chẩn đoán, nếu thấy thai nhi không chịu đựng được, các bác sĩ sẽ phải mổ để lấy thai. Tuy nhiên, da của bé sơ sinh già tháng khi chào đời thường nhăn nheo hoặc bong từng mảng... [b]Nguyễn nhân gây ra tình trạng này[/b] Hiện nay, y học vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng thai quá ngày. Một số trường hợp bị quá ngày do dây rốn ngắn, ngôi thai không đúng trục (thai cao, ngược hoặc ngang) khiến sản phụ không được kích thích chuyển dạ. Chị nên đến bác sĩ để được khám và tìm hướng giải quyết! [b]Chúc chị và bé mạnh khỏe, hạnh phúc![/b]
Trả lời 13 năm trước

Nguy hiểm quá. Bạn phải đến gặp bác sĩ ngay. có nhiều trường hợp do hết nước ối, ko để được, con chết mà ko biết

==================================================================

DỊCH VỤ RỬA ẢNH TẬN NHÀ

Duy nhất tại Hà Nội - Giá siêu rẻ - Chất lượng cực đẹp => RuaAnh.Com

nguyễn hoàn
nguyễn hoàn
Trả lời 13 năm trước

Thai nhi quá ngày sính có những ảnh hưởng sau:

Ảnh hưởng

Tình trạng ra đời muộn này làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng của thai nhi, dễ bị rối loạn về thể chất và tâm lý. Những trẻ nằm trong bụng mẹ quá lâu sẽ khó nuôi hơn cả các em bé thiếu tháng, sự phát triển thể chất cũng sẽ rất khó khăn.

Ở thai quá ngày, quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi kém đi, làm giảm sự cung cấp ôxy và dưỡng chất, gây rối loạn chuyển hóa đường và đạm. Vì thế, khi ra đời, những em bé này dễ gặp nguy hiểm hơn, nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, điều nhiệt (nhiễm trùng, sốt cao) và tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày.

Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc chuyển dạ (tử vong chu sinh), đặc biệt là với những thai 42 tuần. Tuy nhiên, nếu em bé vượt qua được cuộc chuyển dạ, không gặp rủi ro nào thì vẫn có thể phát triển bình thường.

Các kiểm tra

Theo các chuyên gia sản khoa nói trên, thai phụ phải khám quản lý thai thường xuyên ngay từ khi vừa phát hiện mình có thai để xác định tuổi thai. Việc khám thai phải được thực hiện sớm ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, khám quản lý thai càng sớm thì việc xác định tuổi thai càng chính xác.

Ngoài ra, để dự phòng những trường hợp thai quá ngày, hạn chế những rủi ro cho thai nhi, thai phụ cũng không nên mang thai kéo dài quá 41 tuần. Để tránh mang thai quá ngày, người phụ nữ cần ghi rõ ngày kinh hàng tháng.

Ngay khi có dấu hiệu mang thai, nên đi khám thai để được xác định tuổi thai bằng siêu âm. Siêu âm thai 6 tuần thì sai số chỉ là 1-2 ngày, nhưng nếu để 3 tháng cuối mới siêu âm thì sai số tăng lên 10-14 ngày, như thế việc xác định tuổi thai không còn chính xác.

Các chuyên gia sản khoa đều cho rằng, trừ những trường hợp thiểu ối (thiếu nước ối) hay nhau thai vôi hóa, thai phụ mang thai quá ngày vẫn có thể sinh con theo đường tự nhiên. Thông thường các bác sĩ sẽ thử nghiệm (test) để chẩn đoán em bé có chịu đựng được cuộc sinh hay không vì nếu chuyển dạ kéo dài sẽ làm giảm việc cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho trẻ, có thể dẫn đến tử vong. Qua chẩn đoán, nếu thấy thai nhi không chịu đựng được, các bác sĩ sẽ phải mổ để lấy thai. Tuy nhiên, da của bé sơ sinh già tháng khi chào đời thường nhăn nheo hoặc bong từng mảng...