Vì sao chưa thấy hình ảnh thai trong và ngoài tử cung?

Vợ chồng em kết hôn được gần một năm và rất mong có em bé, chu kỳ cuối của em là ngày 16/4, chu kỳ của em không đều, tháng trước đó là 37 ngày, khi trễ kinh 15 ngày em thử thai thì thấy 2 vạch, 1 đậm, 1 mờ, mấy hôm sau em thử lại thì thấy 2 vạch đã rõ nhưng khi đi siêu âm bác sỹ bảo vẫn chưa thấy hình ảnh thai trong tử cung, niêm mạc dày và hẹn 1 tuần sau siêu âm lại. Liệu em có thai hay không? Que thử thai có chính xác không? Không có thai thử có trường hợp nào có 2 vạch không? Em thử 3 que, cả 3 que đều 2 vạch. Em vừa lo vừa mừng. Mong bác sỹ trả lời giúp em.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Chào bạn, Que thử thai nhanh, tự làm ở nhà vẫn có thể cho kết quả dương tính giả, tức không có thai mà vẫn thấy có 2 vạch. Em nên đi khám, chứ đừng chỉ đi siêu âm không, để có được chẩn đoán và xử trí của bác sỹ khám. Như vậy em sẽ biết được tình trạng của mình được bác sỹ chuyên môn xác định, đánh giá là gì và mình nên làm gì là tốt nhất, nhờ đó sẽ dễ yên tâm hơn. Em cũng có thể nêu các thắc mắc trong khi khám để bác sỹ khám trả lời. Chúc bạn hạnh phúc, Thân mến, Theo webtretho [url=http://www.webtretho.com/tuvan/index.php/question/details/2/3410]http://www.webtretho.com/tuvan/index.php/question/details/2/3410[/url]
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Bạn thân mến! Sau khi chậm kinh 15 ngày là thời điểm bạn có thể tin tưởng ở một tỷ lệ nhất định nào đó độ chính xác của que thử thai. Tuy nhiên để biết chính xác hơn nữa, bạn cần đến bác sĩ khám thai cụ thể. Ngoài ra bạn có thể chú ý đến sự khác biệt trong cơ thể mình như: 1/ Xuất huyết nhẹ ở âm đạo: khi bạn mang thai, có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết nhẹ ở âm đạo khi trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở tử cung vào trước kỳ kinh nguyệt của bạn. Huyết âm đạo khi mang thai do trứng làm tổ trong tử cung có màu hồng hoặc nâu và không nhiều, khác với lượng máu kinh nguyệt thường bắt đầu ít, nhiều dần và ít đi vào cuối kỳ. 2/ Thường xuyên đi tiểu – đây là một trong những dấu hiệu mang thai ban đầu. Nhiều phụ nữ gặp phải triệu chứng này thậm chí trước khi mất kinh, thường là trong khoảng 7-12 ngày sau khi thân nhiệt tăng do rụng trứng. Những thay đổi về lượng hormone, nhất là hormone hCG (gây hưng phấn tình dục), là nguyên nhân của việc đi tiểu thường xuyên. 3/ Thân nhiệt tăng cao – đây là hiện tượng bình thường: thân nhiệt tăng trong giai đoạn rụng trứng. Và căn bản thân nhiệt sẽ ở mức cao cho đến khi việc rụng trứng kết thúc và vẫn ở mức cao vào thời gian kinh nguyệt (mặc dù bạn sẽ không hành kinh). 4/ Mất kinh nguyệt – đây là một trong các dấu hiệu chắc chắn của việc mang thai. Nhưng mất kinh cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như đau ốm, bệnh tật, stress, mất cân bằng hormone và dị ứng thực phẩm hoặc do tác dụng hoặc tác dụng phụ của một số thuốc đang sử dụng. Nếu như kinh nguyệt của bạn thường đều đặn thì mất kinh chính là một dấu hiệu đáng tin cậy 5/ Vú to ra và quầng vú sẫm màu: Đây thường được coi là gợi ý đầu tiên về sự có thai; vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm, 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. 6/ Mỏi mệt: Hầu hết phụ nữ mới có thai đều mỏi mệt. Trong mấy tuần đầu, cơ thể tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu. Cơ thể cũng thay đổi cách sử dụng nước, carbohydrate và mỡ. Phối hợp những biến đổi sâu sắc nói trên có thể góp phần gây ra cảm giác mệt. 7/ Nôn về sáng: Chỉ những trạng thái khó chịu như buồn nôn hay nôn xảy ra với nhiều phụ nữ trong 12-14 tuần đầu tiên. Bệnh có xu hướng nặng lên về buổi sáng, nhưng một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn suốt ngày, nhất là khi chưa ăn gì, dạ dày còn rỗng. 8/ Tăng cân: Mặc dù có thể tăng cân 10-12 kg trong suốt kỳ thai nghén nhưng trong quý 1, cân nặng chỉ tăng khoảng 1 kg. 9/ Cổ tử cung bắt đầu mềm, một dấu hiệu để chẩn đoán có thai. Chúc bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc! [gallery]/6/njr1254393778.jpg[/gallery]