Tôi năm nay 24 tuổi, mang thai lần đầu, tư vấn cho tôi nhé?

Tôi năm nay 24 tuổi, mang thai lần đầu. Từ khi có thai cho đến nay được 14 tuần, tôi thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều. Vì nôn nhiều và không ăn được nên tôi đã bị sút 2kg. Tôi xin hỏi có thể dùng thuốc gì để hạn chế tình trạng trên?
biert rui
biert rui
Trả lời 15 năm trước
Khi mang thai, hầu hết phụ nữ thường hay buồn nôn và nôn, tuy nhiên việc điều trị trong các trường hợp này không giống như các trường hợp thông thường khác. Có tới 90% thai phụ có cảm giác nôn và buồn nôn trong những tháng đầu của thai kỳ, sau đó giảm đi ở tuần thứ 14 nhưng vẫn có trường hợp kéo dài đến tuần thứ 20, thậm chí đến cả trước khi sinh. Để giảm các triệu chứng này, trước hết phụ thai cần ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh uống quá lạnh hay ăn nhiều chất ngọt, tránh ăn các thức ăn hoặc gia vị có mùi mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Trước khi dùng thuốc chống nôn cần lưu ý đến các bệnh kết hợp nếu có như viêm dạ dày, viêm tụy, viêm ruột thừa... Thuốc đầu tiên bạn có thể dùng là gừng, gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày, làm tăng nhu động ruột, từ đó làm giảm nôn, buồn nôn. Gừng không gây bất kỳ một tác dụng phụ có hại nào cho thai phụ và thai nhi. Thứ hai, bạn có thể dùng vitamin B6, với liều 5mg/ngày, đây là thuốc có hiệu quả, được xem là thuốc đầu tay vì không gây tác dụng phụ. Nếu cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng gừng và vitamin B6 mà không có hiệu quả, khi đó cần cân nhắc sử dụng các thuốc chống nôn, tuy nhiên cần lưu ý: Nhóm kháng histamin không nên dùng diphenylhydramin cho thai phụ vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Với domperidon: thuốc chưa gây quái thai, tuy nhiên để bảo đảm an toàn không nên dùng cho phụ nữ có thai. Metoclopramid có tác dụng làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, giãn phần trên dạ dày làm cho dạ dày vơi nhanh nên giảm được sự trào ngược dạ dày thực quản, nhờ vậy mà có tác dụng chống nôn. Nó qua được nhau thai khi thai đủ tháng. Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người về tính an toàn cho thai nên tốt nhất không nên dùng cho phụ nữ có thai. Tóm lại với các thuốc có nhiều tác dụng phụ này cần có ý kiến của bác sĩ và cần dùng tại các cơ sở y tế, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

- Khi mang bầu, nếu nôn nhiều đến mức khiến lượng ăn vào không đủ và thiếu nước, điện giải; biểu hiện gồm sụt cân, môi khô, mệt mỏi nhiều là đã ảnh hưởng sức khỏe; nhất thiết phải được khám, xử trí bởi bác sỹ.
- Để đỡ nôn, có thể tham khảo sử dụng các yếu tố sau đây:
1. Tinh thần, thần kinh: những thai phụ lo lắng, căng thẳng dễ bị nôn nhiều. Bản thân triệu chứng nôn cũng làm thai phụ lo lắng căng thẳng. Việc nhận thức rằng nôn là triệu chứng thường gặp của người có bầu và không gây ảnh hưởng gì nếu không đến mức như phần trên nói thường giúp ích cho tinh trạng tinh thần của thai phụ bị nôn khi mang thai.
2. Ăn nhiều lân. Không ăn quá nhiều một lần. Bụng trống thường đi kèm với rất dễ nôn ói. Ăn ngay trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy thường tỏ ra giúp giảm triệu chứng ói. Những thức ăn, uống có cồn, cay, nồng hay làm tăng nôn sau bữa ăn có chúng.
3. Có thể dùng thuốc giảm ói. Tuy nhiên việc dùng thuốc khi có thai tốt nhất là theo chỉ định của bác sỹ.

Chúc hai bạn khỏe,

Thân mến,

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

ếu bạn ghét bất kỳ loại thức ăn hay thứ mùi nào thì hãy tránh xa. Còn để giảm thiểu cảm giác buồn nôn trong 3 tháng đầu thai nghén, hãy thử áp dụng vài trong số các cách dưới đây:

- Đừng vội rời khỏi giường. Hãy từ từ ngồi dậy và tựa lưng vào đâu đó. Nếu bạn trở dậy nhanh quá và bất ngờ, cảm giác buồn nôn có thể tăng lên.

- Luôn mang theo bên mình các loại snack như bánh biscuit, hoa quả khô... Bạn có thể nhấm nháp chút ít những loại thực phẩm này trên giường trước khi dậy từ 20 - 30 phút.

- Đừng vội bắt tay vào nấu nướngtrong khi bạn đang bị kích thích bởi một thứ mùi nào đó. Hãy nhờ mẹ chồng/mẹ giúp mình trong thời gian này.

- Chia nhỏ các bữa ăn và ăn làm nhiều lần. Hãy nhớ, dạ dày rỗng cũng làm tăng cảm giác buồn nôn. Các thực phẩm giàu protein hay cacbon hydrate giúp chống lại ốm nghén rất hiệu quả.

- Với một số trường hợp, uống bổ sung khoảng 50mg vitamin B5 mỗi ngày là một cách rất tốt. Tuy nhiên, hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định dùng nhé.

- Nếu bạn đang uống các loại vitamin bổ sung dành cho bà bầu, hãy thử ngừng một thời gian. Nếu tình trạng nghén ngẩm được cải thiện thì hãy tạm nghỉ cho đến khi bạn hết nghén (3 tháng đầu) rồi tiếp tục dùng lại.

- Nếu uống sắt bổ sung khiến hệ tiêu hóa của bạn “khó chịu” thì hãy đi xét nghiệm máu, xem mình có thực sự thiếu máu không. Hoặc bạn có thể lựa chọn các loại tương tự nhưng là dạng viên hoặc gộp chung với các vi chất khác....

- Bạn chỉ ăn những gì bạn cảm thấy hứng thú và thử loại bỏ các loại thực phẩm nhiều chất béo (rán), cay, nóng, chua quá... Đặc biệt hạn chế các thức ăn như các loại nộm, các loại hoa quả dầm... vào những tháng mùa hè.

- Thường xuyên uống nước vào giữa các bữa ăn chứ không phải là trong bữa ăn.

- Ăn nhạt và nên chọn các loại snack như biscuit dòn, sữa chua (giàu vitamin B, giúp giảm nghén) hay bất cứ thứ gì mà bạn thấy thèm.

- Ngửi mùi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm. Có thể cho vào trà hoặc nước khoáng để uống thường xuyên.

- Uống trà gừng. Gừng có tác dụng ổn định dạ dày và giúp giảm buồn nôn.

- Dành thời gian thư giãn. Hãy gặp gỡ các bà mẹ tương lai khác để có thêm nhiều kinh nghiệm, chia sẻ, giúp giảm thiểu những lo lắng không đáng có.

- Dậy sớm và đi dạo ngoài sân vườn. Không khí trong lành và luyện tập nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể kiểm soát được tình trạng ốm nghén.

- Nên tập các bài luyện thở. Hãy hít thật sâu và cố gắng loại bỏ khỏi tâm trí cảm giác lợm cổ.

- Luôn duy trì sự bận rộn bằng cách xem tivi, giải ô chữ, chơi cờ, đọc sách, nghe nhạc... vào buổi sáng, đặc biệt là khi cảm giác buồn nôn xuất hiện.

- Thử ăn chuối vào bữa sáng. Chuối rất giàu kali và được biết đến là một trong những vi chất có khả năng “đè bẹp” cảm giác buồn nôn.

- Hãy xức dầu bạc hà vào giấy ăn hay khăn tay và hít hà nó bất kỳ lúc nào. Nó cũng có tác dụng giảm nhẹ cảm giác buồn nôn.

- Trang phục cần rộng rãi, thoáng. Những bộ quần áo bó sát, đặc biệt là ở vùng thắt lưng sẽ làm tình trạng ốm nghén tăng lên.