Các trò chơi nào giúp bé phát triển ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chơi khám phá

Cách chơi khám phá (thử nghiệm, tìm ra cái mới):


- giúp bé khám phá đồ vật, sự kiện mới


- vui vẻ làm theo chỉ dẫn của bé


- hào hứng làm việc cho bé quan sát


(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")


Một số dạng chơi:


- đặt đồ chơi mới vào giữa đống đồ chơi cũ


- thu hút sự chú ý của bé (chỉ cho bé kèm lời nói) tới đồ vật, sự kiện mới


- giấu đồ chơi để bé tìm


- đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé, cho vào hộp khó mở


- cho bé dần dần các mảnh của đồ chơi, đồ vật có nhiều mảnh


- tìm hiểu xem các đồ vật trong nhà phát ra tiếng động như thế nào

Chơi vận động

Cách chơi vận động (bé khám phá và học cách điều khiển cơ thể)


- tạo tình huống để bé vận động


- tạo không khí vui vẻ để bé thích vận động


- xoa bóp cho bé theo nguyên tắc trái ngược (ví dụ vừa cào vừa xoa)


(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe nhạc, thơ, hát)


Một số dạng chơi:


- Các trò chơi vận động thô:


+ chạy (tới và lui), trèo cầu thang , trèo dốc(lên và xuống), dậm chân, nằm/ngồi đưa chân qua lại, đá bóng, nhún nhảy theo nhạc, nhảy hai chân cùng lúc, giữ thăng bằng trên một chân, bước đều


+ dơ tay, quay tay từ trên xuống (cần mẹ giúp), vắt chéo tay phía trước, dơ tay chạm chân, chạm đầu, đập nhẹ tay lên bàn, gõ cửa, vỗ tay, vẫy tay, ném bóng, vỗ nhẹ vào chân, vai, bụng, đầu, khoanh tay, đưa hai tay ra, xoa tay vào nhau, chống tay lên eo


+ vặn mình, đứng lên, ngồi xuống, nhún, quỳ gối rồi đứng lên, lộn nhào, leo trèo, nhảy xa


+ lắc đầu, gật đầu, quay đầu, che mặt bằng tay


- Các trò chơi vận động tinh:


+ làm động tác chỉ, cắt kéo, tròn - búng, chữ o, chi chi chành chành, xoè, nắm tay, ngọ nguậy ngón tay, duỗi ngón trỏ, giơ ngón cái, múa xinh (xoay cổ tay)


+ lật trang sách, vẽ nguệch ngoạc, dán giấy, chụm tay giữ nước


+ cau mày, búng tai, phỉnh mũi, xì mũi

Chơi điều khiển
Cách chơi điều khiển (điều khiển và học về đồ vật, phối hợp tay-mắt)

- cho bé đồ chơi, đồ vật kích thích bé tìm hiểu, tìm cách điều khiển


- chỉ cho bé cách điều khiển đồ vật bé thích


- cầm tay chơi cùng bé nếu cần


(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe nhạc)


Một số dạng chơi:


- xỏ vòng vào trụ


- ráp mảnh gỗ (hình hoa quả, con vật...) vào khung hình


- chồng khối (bắt đầu là hai khối)


- lồng các hộp lớn nhỏ vào nhau


- rung chuông, phất cờ, đánh trống, cầm điện thoại


- mở, kéo cửa; tắt, bật đèn, quạt, tivi


- cầm và ném bóng


- kéo ghế, ngồi vào ghế


- lật trang sách


- đóng mở hộp, chai


- vẽ bằng bút, sáp, bảng vẽ


- lắp hình đơn giản, lồng các mẩu đồ chơi kết nối


- lau tay, lau miệng, đánh răng, chải tóc


- kéo, đẩy ô tô đồ chơi


- đổ/rót/xúc đậu, gạo, nước... từ bình/bát/cốc này sang bình/bát/cốc kia

Chơi xã hội
Cách chơi xã hội (tương tác, học từ người khác thông qua quan sát, bắt chước)

- theo dõi và tích cực đáp ứng nỗ lực tương tác của bé


- tạo cơ hội cho bé chơi với người khác (cả người lớn và trẻ em)


- giúp bé học cách chơi với người khác


(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")


Một số dạng chơi:


- chào hỏi, vẫy tay, bắt tay, vuốt tay


- chơi nghé ọ cọ đầu


- chơi ú oà luân phiên


- chơi vỗ tay hi-five (kèm đọc "Đầu gì, đầu tầu, tầu gì, tầu hoả...")

Chơi giả vờ
Cách chơi giả vờ (tìm hiểu ý nghĩa các tình huống, dùng trí tưởng tượng, sử dụng biểu tượng)

- khuyến khích bé quan sát việc nhà


- bày cho bé cách chơi giả vờ với đồ vật, đồ chơi


- để bé tự thử chơi giả vờ với đồ chơi


(kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá")


Một số dạng chơi:


- chơi bán đồ hàng


- nấu nướng


- giả vờ làm mẹ


- bón cho búp bê


- chơi vuốt tay với búp bê (mẹ cầm tay búp bê)


- chơi nghé ọ cọ đầu với búp bê, cho 2 búp bê nghé ọ


- giả vờ uống cốc không, chai không, giả vờ ăn

Chơi giải quyết vấn đề
Cách chơi giải quyết vấn đề (tò mò, tự tin tìm cách tự giải quyết vấn đề, tình huống)

- thu hút sự chú ý của bé vào đồ vật và sự kiện xung quanh


- nhận biết điều bé quan tâm, làm theo chỉ dẫn của bé, bày thêm cho bé cách khám phá


- tạo hoạt động bé dễ làm thành công và để bé tự thử làm, nhưng đôi khi lại cần tạo ra những chướng ngại vật nho nhỏ để bé tìm cách vượt qua


(Kèm giao tiếp bằng mắt, "bình luận bóng đá", nghe nhạc)


Một số dạng chơi:


- giấu một mảnh hình trong bộ xếp hình của bé


- đưa cho bé thứ khác với thứ bé muốn


- thỉnh thoảng phá vỡ thói quen bé đã rõ (ví dụ đi giày xong lại lấy tất để đi)


- tạo chướng ngại vật trên đường bé lấy thứ bé thích (ví dụ: nước - đi lấy cốc, trèo lên ghế, lấy chai nước trên bàn)


- làm "nhạc cụ" bằng cách cho vật nhỏ (lưu ý: an toàn) như hạt đậu, chùm chìa khoá... vào hộp, đậy nắp, hoặc giữa hai đĩa giấy rồi dán lại, sau đó lắc để tạo ra âm thanh


- xâu chuỗi vòng bằng bột mỷ nặn để khô, bằng hạt mỳ Ý nhiều màu, bằng lõi cuộn giấy vệ sinh cắt nhỏ, tô màu...


- làm và xâu dây xích bằng giấy


- đoán vật trong hộp kín chỉ để lỗ nhỏ vừa đủ để bé đút tay, có thể đoán vật nhẵn, vật ráp...

Chơi với miệng xinh
Khuyến khích bé nhận thức về lưỡi, môi, điều khiển thở

- thè lưỡi, liếm bằng lưỡi


- phồng má, há miệng, ngậm miệng, nhe răng, mím môi


- thổi thành tiếng vào tay và các bộ phận cơ thể


- đánh đàn răng


- hôn gió


- hôn vào gương


- thổi bong bóng


- thổi/hút ống nước


- thổi sáo, kèn, còi tò he


- thổi giấy, thuyền giấy


- thổi bong bóng xà phòng tắm trên tay


- thổi vào gương


- thổi chong chóng


(kèm âm thanh thích hợp, có thể dùng gương hỗ trợ)

Chơi tiếp xúc thể chất - "Rough & Tumble"
Mục tiêu: để bé vận động cơ thể của bé, tiếp xúc với cơ thể mẹ, nhìn vào khuôn mặt mẹ, cười thích thú, tạo ra âm thanh và đòi chơi nữa

Yêu cầu: an toàn, lôi cuốn, thời gian vừa phải


Một số dạng chơi:


- Tung bé lên rồi đón bé


- Cho bé cưỡi lưng, cưỡi chân


- Nhảy, trèo, lăn trên đệm mềm


- Nhẹ nhàng đẩy bé trên đệm mềm, đệm lò xo


- Cù


- Ôm lưng bé xoay vòng


- Trốn tìm, ú oà


- Chơi quái vật dọa bắt


- Kéo bé trên tấm chăn, nói "kéo... kéo... ùm" (bé lăn kềnh ra đệm mềm)


- Lăn bé trên quả bóng lớn


(Kèm câu nhịp điệu ngắn, thông báo trước có dừng lại để chờ phản ứng của bé, "bình luận bóng đá", hát, nhạc)

Chơi "đuổi hình bắt chữ"
Dùng các hình ảnh kèm "bình luận bóng đá" phù hợp

Nguồn hình ảnh:


- tivi, video ca nhạc trẻ em có chọn lọc


- powerpoint


- tranh, ảnh, truyện tranh


- đồ chơi


- đồ vật thật (tranh thủ lúc nấu ăn, dọn nhà, gấp quần áo...)


Bình luận:


- nói chậm, rõ


- nói ít từ, tên gọi thống nhất, lặp đi lặp lại


- nói ngay khi hình ảnh hiện ra


- kết hợp cả danh từ, động từ, tính từ, đại từ sở hữu...

Chơi con rối
- có thể dùng búp bê, thú nhồi bông, dùng con rối nắm được trong tay và có tiếng kêu

- có thể dùng ngón tay mẹ, vẽ thêm hình mắt, mũi, râu...


- có thể dùng bóng bay nhiều màu, nhiểu hình, đổ bột nặng vào, buộc chặt lại, vẽ hình ngộ nghĩnh lên


- có thể cắt hình con rối trên bìa cứng, tô, dán thêm màu


- có thể dùng bìa cứng cắt hình ngôi nhà, dán giấy khác màu vào chỗ cánh cửa, sau cánh cửa để hình con rối (hoặc tranh, ảnh khác), mở ra là bé thấy


- nhẹ nhàng giới thiệu từng con rối, có thể dùng lời hát ("con gì cạp cạp, a con vịt, con gì meo meo, a con mèo")


- dùng con rối để cù, nói chuyện, nhảy, hát, tạo những âm thanh thú vị


- dùng hai con rối để tạo hội thoại


- dùng con rối để hát/nói "xin chào" và "tạm biệt" lúc bắt đầu và kết thúc trò chơi


- dùng con rối để kể chuyện, minh họa cho truyện tranh vẫn "đọc" cho bé (ví dụ con rối 2 nửa kể chuyện cô bé choàng áo đỏ)

Chơi nước
Yêu cầu:

- An toàn: luôn có người lớn giám sát


- Giữ sức khoẻ: tránh nắng, gió, hơi lạnh


- Vệ sinh: dọn dẹp là một phần của trò chơi


Một số dạng chơi:


- Đổ, múc nước


- Đục chai nước cho nước chảy vọt tứ phía


- Bóp chai nước


- Thổi ống vào nước


- Thổi bong bóng xà phòng


- Pha màu, xà phòng, sữa tắm... vào nước


- Xây tháp trên cầu bắc qua chậu nước


- Chơi vật nổi, vật chìm với bóng...


- Chơi vật đựng, vật thủng với phễu, rây...


- Chơi với đồ chơi chạy dây cót trên nước


- "Sơn" sân, vỉa hè... bằng chổi nhúng nước


- Đong nước


(Kèm "bình luận bóng đá")

Hát để công việc của mẹ thú vị hơn, giúp bé chơi và thư giãn

- mẹ tạo ra các bài hát, câu hát ngắn mô tả hành động của mẹ và bé


- hát về một trò chơi (ví dụ, "cù nách này") cho bé nghe quen, sau đó dừng lại một chút (để khoảng trống) trước khi chơi (cù) để bé tỏ ý mong đợi chơi


- thỉnh thoàng cố tình quên một vài từ trong bài hát bé đã quen để bé tập "điền từ vào chỗ trống"


- kết hợp hát và các hành động đơn giản như vỗ tay, đánh trống, bắt tay, vuốt tay để bé tập chơi luân phiên

Bình luận bằng lời nói:

- thu hút sự chú ý của bé trước khi nói


- nói chậm, rõ, có thể hơi kéo dài âm


- nói ít từ một lần, lặp đi lặp lại


- sử dụng từ ngữ thống nhất


- nói ngay khi có hình ảnh thu hút bé (khi đi chơi, xem tivi, xem sách...), dần dần nói trước, trong và sau các sự kiện


- khuyến khích bé nhìn mặt, môi, lưỡi mẹ


- đáp lại các âm thanh, cử chỉ tự phát của bé như thể bé có dự định giao tiếp


- khuyến khích nỗ lực nói của bé, nghe bé chăm chú, đáp lại bằng lời nói hoặc hành động


- dần dần thêm vào các câu hỏi, lựa chọn, mở rộng câu (thêm từ)


- không quá diễn dịch, không phán xét


- khi bé la hét, khóc, làm nũng... không mắng mỏ, la hét mà cần giúp bé diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: Con chán chai nước rồi à? Con sợ ô tô à?


- diễn tả sự xúc động, sung sướng, hân hoan, phấn khởi thực sự khi bé tự thể hiện (làm đúng/gần đúng, có ý khoe, cười...) "đúng rồi, mẹ vui quá, mẹ thích con múa lắm...", không sốt ruột "giục" bé bộc lộ cảm xúc khi gặp bố mẹ mà phải bố mẹ phải tự thể hiện trước ("bố về rồi, yêu con quá, mẹ đón con về nhà đây, mẹ nhớ con lắm...")


Bình luận phi lời nói:

- chơi song song với bé

- bắt chước những gì bé làm


Bình luận bằng bài hát, thơ câu ngắn:


- hát/đọc chậm, rõ


- tạo các điểm dừng để nhấn (dừng lại trước từ cuối của câu thơ/lời hát)

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bắt chước

1. Giả vờ bón cháo, đánh răng, cho uống, lau mặt búp bê


2. Chơi với đồ chơi hình mèo, tập kêu "meo meo", hình chó, tập kêu "vâu vâu"


3. Lặp lại 3 từ, ví dụ: hốp, ăn, em bé


4. Lặp lại 4 âm thanh, ví dụ: mờmờ, baba, pata/tata, lala


Nhận thức giác quan


5. Nhìn vào ống vạn sắc, quay tròn, dùng ổn định một bên mắt để nhìn ống


6. Xỏ tay vào múa rối dạng găng tay (ví dụ hình chó, mèo), làm chó, mèo cử động


7. Rung chuông đúng 2 lần


8. "Vượt qua đường ở giữa": Nhìn theo mẹ đưa đồ chơi chạy từ trái qua phải làm thành góc vuông (đỉnh là bé) theo đúng góc vuông


9. Xếp các màu khác nhau vào đúng từng đĩa cùng màu


10. Tìm ra kẹo được giấu dưới 1/3 chiếc khăn dày hoặc cốc nhựa mờ


Vận động tinh


11. Ấn vào đất sét làm thành lỗ


12. Cắm que gỗ giả làm nến trên "bánh sinh nhật" bằng bột mỳ


13. Thổi bong bóng xà phòng


14. Xâu hạt cườm vào sợi dây thắt nút một đầu


15. Nhận ra đồ vật trong túi vải, hộp dán kính hở lỗ nhỏ...


16. Nặn bát bằng bột mỳ, đất sét...


17. Dùng ngón cái đụng các ngón khác


18. Vẽ hình người

I- Dụng cụ mua

  • Khối logic hình vuông, tròn, tam giác
  • Ống nhìn vạn hoa, vạn sắc
  • Chuông
  • Rối “găng tay“ mèo hay chó
  • Bảng lắp ráp khung lõm 4 hình, hình lắp ráp con mèo 4 mảnh, hình lắp ráp con bò 6 mảnh...
  • 5 hình khối và 5 đĩa nhựa có màu khác nhau: đỏ, xanh da trời, xanh lá, vàng, trắng
  • “Phách” gõ nhịp
  • Cầu thang không tay vịn
  • 9 chữ cái – Chữ hoa H I V D U E Y S
  • Đồ chơi 8 phần thân thể của bé trai: tóc thân, đầu, mình, tay…
  • Chai nước xà phòng thổi bóng
  • Đất sét công nghiệp (bột mỳ)
  • Que tính bằng gỗ hay nhựa
  • Thìa, cốc nước, bàn chải răng, khăn giấy
  • Quả bóng nhựa
  • Ghế dựa có chiều cao phù hợp
  • Chiếc khăn lớn chơi trốn tìm
  • Cốc nhựa đục, hay chiếc khăn dầy, một đồ chơi cất giấu
  • Tấm gương soi
  • Còi
  • Kẹo để trong hộp nhựa trong suốt
  • Dây dù
  • Hạt cườm, trụ xỏ, que gỗ
  • Giấy vẽ, bút chì màu
  • Giấy, bút dạ màu (vẽ sẵn hình con Thỏ – 4 hình cơ bản: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật...)
  • Giấy và kéo cắt
  • Một bao vải khá rộng + 5 vật dụng: bút chì, khối vuông, quả bóng nhỏ, bút dạ có nắp đậy, cốc
  • Cuốn sách có hình ảnh
  • Chiếc khay hay hộp lớn

II- Dụng cụ sáng tạo

  • 10 tấm giấy ghi từ số 1 đến số 10
  • 10 hình ảnh của 5 vật: còi, bóng, trống, chìa khóa, lược
  • 12 tấm hình với 4 hình thể khác nhau: vuông, tròn, tam giác, thoi
  • Các tấm hình có 3 màu sắc khác nhau: xanh lục, đỏ, vàng
  • Hình ảnh của vật dụng: chiếc giày, cốc nhựa, bàn chải, bút chì, kéo, lược...

Một số điều bố mẹ có thể làm để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của bé:

1. Tận dụng các tình huống thông thường để "tự nói" (self-talk) và "vừa làm vừa nói" (parallel talk) - tương tự "bình luận bóng đá"


2. Tạo ra những âm thanh thú vị (funny sounds) và khuyến khích bé bắt chước: chuông cửa, chuông điện thoại, ô tô (vroom), tiếng nhân vật phim hoạt hình (Donald Duck)...


3. Thu âm thanh bé thốt ra và bật lại cho bé nghe


4. Tận dụng các tình huống thích hợp để giúp bé biết thốt ra những âm thanh biểu lộ sự vui thích, phấn khích của bé: chỉ vào cầu trượt ở công viên và nói oooh, chỉ vào thức ăn, xoa bụng, nói Mmmm - tương tự phương pháp dạy dấu hiệu từ


5. Khi hát cho bé nghe hay nghe bài hát cùng bé, dùng dụng cụ gì đó để gõ nhịp, khuyến khích bé "điền vào chỗ trống", "hát vuốt đuôi", hát những bài có phần đệm ở giữa để khuyến khích bé hát (ví dụ Old McDonald... => I E I E O)


6. Biểu diễn múa rối cho bé xem


7. Chơi trò giả làm các con vật và kêu baa, moo, meow, woof, neigh..., ví dụ, giả làm con khỉ, kêu eeh, aah, ooh, aah, kèm điệu bộ bằng tay và bành miệng, uốn môi sao cho thật ngộ nghĩnh


8. Hát những bài hát có vần điệu (âm cuối như nhau, ví dụ: Sam I Am)


9. Bé nói sai thì không chê bé nói sai mà chỉ nhắc lại câu đó dạng đúng


10. Khen ngợi, ôm ấp bé để động viên khi bé tập nói

Chơi khám phá:

- Bôi dấu son lên mũi bé, cho bé soi gương, để bé học cách đưa tay lên mũi mình lau vết son


- Bảo bé đi lấy một vật gì đó ở một nơi khác trong nhà


- Chơi các trò với tiếng các con vật để bé tập phát âm (gà gáy, chó sủa...)


- Giúp bé phân biệt thứ đồ chơi ưa thích; thứ đồ chơi nào bé thích nhất: chấp nhận bé giữ cho riêng bé, còn những đồ chơi khác: khuyến khích bé chia sẻ với bạn bè


- Cho bé chơi thứ đồ chơi bé thích (ví dụ: chuông), sau đó lấy đi và giấu dưới tấm khăn trước mặt bé để bé thấy, rồi đánh lạc hướng bé sang thứ khác, lúc sau hỏi bé: "Chuông đâu?" để bé tìm


- Dạy màu sắc: Không chỉ hỏi "Đây là màu gì?" mà khuyến khích bé đi tìm vật có một màu nào đó (ví dụ: màu đỏ)


Chơi điều khiển/vận động tinh:


- Gấp đôi tờ giấy, làm chiếc cầu với 3 khối vuông

Một số trò chơi để bé làm quen (ví dụ: gặp gỡ "giáo viên mới")

- cho bé khám phá các đồ chơi để trong túi


- các trò chơi với nước: trao cho bé dần dần từng thứ một như cốc múc, bóng nổi, bình xịt...


- tiếp xúc thể chất: cù nách, nhong nhong trên gối, quay vòng, nhún nhảy trên giường đệm, trốn mình trong chăn, bọc bé trong chăn rồi đu đưa, kéo bé trên chăn, xoa bụng, thì thầm vào tai, hôn nhẹ, ôm chặt, nhảy theo nhạc, theo các bài hát tự tạo...


- đọc những quyển sách bé thích với giọng lôi cuốn, không cần hỏi hoặc bắt bé chỉ hình, cùng xem tranh, ảnh, hình đẹp trên máy tính...


- các trò chơi với giác quan: nặn bột, chơi với kem cạo râu, chậu cát, hạt đậu...


- vẽ những gì bé thích để bé nhìn theo


- chơi trốn tìm


- xây nhà, lắp toa xe... rồi cho bé phá đổ


- chơi bóng bay


- hát những bài hát kèm điệu bộ ngộ nghĩnh

Để chơi cùng nhau
Mục tiêu:
- để bé thấy thoái mái, thấy hạnh phúc vì được thương yêu
- để bé cảm thấy mình "làm được" và "dám làm"
- để bé biết sống hài hoà với mọi người xung quanh
- để bé biết học cách chờ đợi

Cách chơi:


- ngồi cạnh, quan sát bé chơi, có thể mang theo một thứ đồ chơi hấp dẫn bé


- bình luận/hát về những gì bé đang làm


- bắt chước điều bé đang làm, có thể tìm thứ đồ chơi tương tự đồ bé chơi và bắt chước


- thỉnh thoảng thử chỉ dẫn, đưa ra gợi ý mới


- có thể cầm tay bé để hướng dẫn bé, tăng cường tiếp xúc cơ thể mẹ con


- khi bé đã bắt đầu thích bắt chước hành động thì chuyển dần sang bắt chước âm thanh


- hướng bé vào chơi luân phiên, nói "đến lượt mẹ, đến lượt con"


- sáng tạo ra những trò chơi để chuyển quan hệ chiều dọc (trên dưới) sang chiều ngang (tình bạn), phát triển quan hệ chiều ngang


Một số dạng chơi:


- luân phiên quay nắp, ấn nút đồ chơi phát ra âm thanh


- luân phiên thổi bong bóng, thổi chong chóng, đổ nước


- luân phiên thả đồ chơi vào hộp, ném "bóng rổ"


- luân phiên thả bóng xuống ống, đẩy xe đồ chơi xuống rãnh trượt


- luân phiên xây tháp, đánh đổ tháp, cùng xếp hình


- luân phiên đánh trống, đấm bóng cao su, chuyền bóng bay


- đẩy ô tô, đẩy, ném, đá bóng cho bé rồi nhắc bé đẩy/ném/đá lại


- khi chơi ngoài trời, luân phiên trượt cầu trượt, ngồi đu, ú oà


- luân phiên giở sách


- luân phiên giả vờ gọi điện thoại, giả vờ uống nước


- xoa lưng, chân, tay... cho bé rồi nhờ bé xoa lại cho mẹ


- chạy đua

Để chơi vui
- Khám phá, phát hiện những kỹ năng, khả năng bé làm tốt, làm đúng và gần đúng

- Luôn khen ngợi, khuyến khích bé (Nguyên tắc: KỊP THỜI động viên, khen thưởng cái đúng, BỎ QUA cái sai, không cáu bực, la ó, nói "sai rồi" khi bé làm sai, chỉ bình tĩnh chỉ cho bé cái đúng, nếu bé hết quan tâm, bực bội, la hét thì CHUYỂN - tìm thứ khác để hướng sự chú ý của bé vào đó)


- Bình tĩnh, không sao lãng khi chơi với bé, tranh thủ mọi nơi mọi lúc để chơi với bé


- Vui vẻ, tích cực đáp ứng nỗ lực chơi của bé


- Chọn trò chơi phù hợp, không thúc ép bé


- Giúp bé hiểu (qua lời nói, cử chỉ) về thời gian chơi (bắt đầu, kết thúc), về giới hạn (điều không được làm)


- Đảm bảo không gian chơi thoải mái, không bị nhiễu, đủ đồ chơi cần thiết


- Chơi từng bước nhỏ, lặp lại dần dần


- Làm mẫu, hướng dẫn nếu cần rồi cho bé thoải mái tự khám phá


- Chơi trong thời gian ngắn khi bé còn thích chơi


- Linh hoạt chuyển đổi trò chơi


- Chơi nhiều trò đa dạng


- Sáng tạo những trò chơi để bé có thể thắng, để bé thêm tự tin


tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

1. Quan sát bé (về ánh mắt, điệu bộ, vận động, phát âm...)

2. Nếu bé đang tỉnh thức bình lặng, mẹ chơi với bé (ví dụ: nhìn, nghe và đụng chạm, mỉm cười, vui đùa, bồng bế, trò chuyện, hú tìm, dạo chơi...)


3. Khi bé ngoảnh mặt đi nơi khác là bé muốn rút lui. Khi đó, mẹ nên rút lui, làm một công việc khác, để cho bé nghỉ ngơi hoặc làm gì tùy ý thích, không có sự can thiệp hoặc tham dự tích cực của mẹ. Làm như vậy là tôn trọng quyền chủ động của bé, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bé trở nên tự lập dần dần trong cuộc sống.


Lưu ý:


1. Không bao giờ vượt "ngưỡng khổ đau" bằng cách áp đặt và thúc ép bé làm những điều quá sức chịu đựng của bé


2. Những khóc la bùng nổ của bé là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đang phản đối và kháng cự.


3. Đồng thời, mẹ cũng có quyền phản đối và kháng cự khi bé tạo cho mẹ những điều quá sức chịu đựng.


Tóm lại, có 7 điều bà mẹ làm khi tiếp xúc với con:


1/ Quan sát, nhất là liếc nhìn của đứa con.


2/ Kích thích gây hứng thú.


3/ Sẵn sàng tham dự.


4/ Vui đùa.


5/ Trò chuyện.


6/ Rút lui.


7/ Kháng cự.


(Nghĩa là trong quá trình tiếp xúc và trao đổi giữa hai mẹ con, không ai hoàn toàn chủ động và hoàn toàn bị động, mà là luân phiên nhau, trao qua và nhận lại)

1. Quan sát tác phong bên ngoài của bé

2. Khám phá nội tâm, tình cảm bên trong của bé


3. Thể hiện nội tâm và tình cảm ấy bằng tác phong bên ngoài có nhiều điểm tương đương với tác phong của bé về nhịp điệu, cường độ và hình thức để bé có thể hiểu rằng mẹ mình đang chia sẻ với mình.


Ví dụ: bé ngã, va đầu => mẹ xoa đầu bé, miệng xuýt xoa; mẹ thở cùng nhịp với bé...


Tuy nhiên, chúng ta không thể nào phản ảnh tất cả nội tâm của người khác, cho dù người khác ấy là đứa con của chúng ta. Khi hoà ứng, chúng ta luôn luôn chọn lọc, chọn lựa, đặt ưu tiên vào một nhu cầu nào đó của trẻ em để phản ảnh và đáp ứng.


=> “Pacing and leading” : Cùng đi để hướng dẫn

Để vun trồng sự tin tưởng và cảm giác an toàn ở bé, sự tiếp xúc mẹ - con cần phải có những nét sau:

1. Liên tục: trong quá trình tiếp xúc với con, bà mẹ có những cách thức nhất định trong việc bồng bế, ôm ẵm, thay áo quần, vui đùa, trò chuyện... và cùng với thời gian, bé quen dần với cách tiếp xúc của mẹ. Tuy nhiên, nếu bà mẹ bốc đồng, thay đổi thường xuyên, nay làm cái này mai làm cái khác tuỳ hứng, đứa con sẽ không hiểu gì hết về cách thức sinh hoạt của mẹ.


2. Hợp lý: hợp lý có nghĩa là có tính qui luật, có tổ chức, thứ tự, ăn khớp với nhau.


3. Có ý nghĩa: đứa con có thể hiểu được.


4. Vì cách tiếp xúc của bà mẹ có tính liên tục, hợp lý, ý nghĩa, cho nên đứa con có thể tiên liệu những gì xảy ra. Và khi sự việc xảy ra đúng như bé trù liệu, bé cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa và bản thân mình có khả năng hiểu biết.


Lẽ đương nhiên, khi bé có lòng tin tưởng, nội tâm của bé được an toàn. An toàn nội tâm như vậy là nhờ sự hiện diện tích cực của bà mẹ bên cạnh mình. (Bà mẹ có mặt, quan sát, ghi nhận những gì đang xảy ra và có thể xảy ra, và tất nhiên là đề phòng các tai nạn có thể xảy ra.)


Trẻ em chưa biết nói cũng đã có thể hiểu những câu nói thông thường, vì vậy bà mẹ nên chuẩn bị cho đứa con biết những gì sắp xảy ra, đặc biệt khi mẹ phải tạm xa bé để làm gì trong một vài giờ.


tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Ý thức và kinh nghiệm của trẻ em trong những năm đầu đời

Từ 0 đến 2 tháng: Ý thức và kinh nghiệm chớm nở.


Những lúc tỉnh thức bình lặng, bé từ từ mở mắt nhìn đời và nhìn người. Dần dần bé ý thức được rằng: có những yếu tố được lặp đi lặp lại và kết hợp với nhau theo những cơ cấu tổ chức ổn định, đặc biệt trong vấn đề phối hợp các giác quan.


Điều bé thấy,


Điều bé nghe,


Điều bé va chạm, cảm xúc,


Điều bé ngửi, nếm,


... Tất cả đều qui tụ và tập trung vào một đối tượng duy nhất là Mẹ mình. Và bên cạnh mẹ mình cũng còn có nhiều đối tượng khác như vậy.


Kinh nghiệm này cứ tiếp diễn trong vòng 2 tháng... cuối cùng, nhờ kinh nghiệm ấy, bé ý thức được rằng: Có những cơ cấu tổ chức ổn định, thường hằng, liên tục chung quanh mình.


Bài học thứ nhất của bé:


Thị giác, thính giác, xúc giác ... cùng quy tụ vào thành 1 đối tượng



Từ 2 đến 6 tháng: Bé cảm thấy chính mình là một trung tâm qui tụ nhiều yếu tố.


Mình là một trung tâm hành động, với tay chân, mình có thể làm nên những cử động.


Mình có những vui, buồn, khó chịu.


Mình tồn tại một cách liên tục.


Có những cái thuộc về mình, những cái khác không thuộc về mình.


Đồng thời, bé cũng có thêm một kinh nghiệm về bà mẹ. Mẹ mình cũng là một trung tâm như mình. Sự có mặt của mẹ làm cho mình vui sướng. Mẹ có ảnh hưởng đến mình và mình cũng có ảnh hưởng đến mẹ.


Bài học thứ 2:


- Tôi có khả năng chủ động


- Mẹ (và người khác) cũng có khả năng chủ động giống tôi.


- Có những vật khác không có khả năng chủ động (vật khác với người).


Từ 7 đến 12 tháng: Có những liên hệ ràng buộc giữa tôi và mẹ.


Ngoài những hành động, tôi có những tình cảm vui, buồn, bực bội...


Mẹ cũng có một đời sống nội tâm như vậy.


Và chúng tôi có thể chia sẻ cho nhau về cuộc sống bên trong ấy.


Bài học thứ 3:


- Diễn tả ý định của mình.


- Tìm hiểu ý định của kẻ khác.


- Chúng ta cùng chia sẻ một ý nghĩa.


Từ 18 - 24 tháng: Ý thức và kinh nghiệm về khả năng ngôn ngữ.


Từ giai đoạn này trở đi, bé có những kinh nghiệm và ý thức mới về vai trò và khả năng ngôn ngữ.


Nhờ ngôn ngữ ta có nhiều quyền hạn mới, trong vấn đề tổ chức cuộc sống.


Sau 24 tháng ngôn ngữ sẽ cung cấp cho ta những gì mẹ không còn khả năng cung cấp.


Bài học thứ 4:


Ngôn ngữ là phương tiện để xây dựng và phá hoại, để khám phá hoặc đánh mất.



=> phân biệt bốn cấp độ tự lập:


1. Cấp độ thứ nhất là hiểu biết về sự tồn tại ổn định của sự vật và con người. Không có những hiểu biết cơ bản này, không thể có cuộc sống tự lập.


2. Cấp độ thứ hai là vai trò chủ động. Tự lập là chủ động tổ chức cuộc sống. Nếu khả năng này không được phát triển, chúng ta không thể nói đến đời sống tự lập.


3. Cấp độ thứ ba là khả năng tiếp xúc và chia sẻ. Tự lập không phải là cô lập. Để tự lập chúng ta cần sự đóng góp của kẻ khác và chính chúng ta cũng phải đóng góp.


4. Cấp độ thứ tư là khả năng ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta sống một cuộc đời tự lập. Ngôn ngữ càng phong phú, phạm vi tự lập càng rộng rãi.


Bốn cấp độ này đồng thời cũng là bốn tiêu chuẩn giúp chúng ta đánh giá chất lượng và khả năng tự lập của mỗi người.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Kinh nghiệm "dạy con từ thuở còn thơ" của Lưu Vệ Hoa (tác giả cuốn Harvard Girl Liu Yiting)

- kích thích 5 giác quan để giúp bé phát triển trí não


- rèn nếp sinh hoạt đúng giờ, không cho ăn vặt, không ăn nhiều đường, muối, duy trì đủ giờ ngủ cho bé


- khuyến khích, tạo điều kiện cho bé vận động (ví dụ: bò...)


- dạy ngôn ngữ cho bé từ sớm, mở rộng từ vựng thông qua "bình luận bóng đá", hát..., sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác của người lớn


- khuyến khích bé khám phá thế giới qua giờ đi dạo - cả thiên nhiên và con người, khơi gợi niềm hứng thú của bé, không gò bó, quá câu nệ về vệ sinh


- giúp phát triển năng lực khái quát bằng cách giới thiệu với bé nhiều loại đồ vật, sự vật khác nhau cùng một nhóm (ví dụ: đèn, cây, quần áo của ai...)


- giúp hình thành và phát triển năng lực liên tưởng và tưởng tượng thông qua trò chuyện trong các tình huống cụ thể


- thường xuyên hát múa cùng bé và khuyến khích bé học theo


- dạy bé các cách biểu lộ tình cảm bằng ngôn ngữ cử chỉ (ví dụ: dang tay nói "a", hôn gió, hít hoa và kêu "ái chà"...)


- rèn tính kiên trì của bé bằng cách dùng phần thưởng (ví dụ: đồ chơi) khuyến khích bé cố gắng thêm (ví dụ: tập rướn, bò...)


- rèn năng lực tự kiềm chế bằng cách cho bé hiểu phạm vi những gì bé có thể làm một cách thống nhất ngay từ đầu (không ngăn cản bé - càng khuyến khích bé quậy phá - mà chỉ tìm cách chuyển hướng bằng chỉ dẫn đơn giản)

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Để tránh sự nhàm chán trong giờ học-chơi của bé, cần đảm bảo một số yếu tố sau:

"Thiết bị":


Môi trường học tập tự nhiên , thoải mái (ví dụ: lúc bé ngồi ghế, lúc thì chơi trên sàn nhà), bài trí đa dạng


Dụng cụ học tập thú vị, hiệu quả, được bé thích


Phần thưởng phải đa dạng và tự nhiên


"Giáo viên":


Giọng nói thể hiện sự sôi nổi, nhiệt tình


Nhiều cách hướng dẫn bé linh hoạt (Đây là gì? Gì đây? Con nhìn gì đấy?...)


Không yêu cầu bé làm mãi một việc mà bé đã nhuần nhuyễn


Không kéo dài bài học khi bé chịu hợp tác, đồng thời phải cân nhắc nếu định rút ngắn bài học khi bé có dấu hiệu quấy phá


Khi bé có hành vi tiêu cực (ví dụ: hét, đánh, ném đồ...), cần tỏ ra không quan tâm đến hành vi đó kẻo bé hiểu sự quan tâm như phần thưởng cho hành vi của bé, lại càng tiếp tục


Duy trì tỷ lệ thành công cao cho bé


Đan xem các loại bài học (ngôn ngữ, trò chơi, tự phục vụ...)

Giúp bé học khi chơi
- Định hướng: điều chỉnh từ những gì bé đang làm bây giờ sang những điều bé cần biết; cách định hướng: điều chỉnh các yêu cầu trước khi đưa ra phần thưởng; ví dụ: yêu cầu bé chạm vào một vật bé thích trước khi bé được nhận, sau đó tiến tới yêu cầu bé nói một âm gì đó, rồi một vần, rồi một từ...

- Hướng dẫn: hỗ trợ để bé trả lời đúng; hướng dẫn giảm dần từ hướng dẫn bằng tay tới diễn tả, gợi ý bằng lời, ra hiệu, chỉ...


- Giảm dần sự hướng dẫn (QUAN TRỌNG): làm sao để bé không bị phụ thuộc vào hướng dẫn, tiến tới bé có thể làm đúng, trả lời đúng mà không cần hướng dẫn; ví dụ: dạy bé chạm vào quả bóng: đầu tiên trực tiếp cầm tay bé chạm vào bóng, sau đó chỉ chạm vào cùi trỏ của bé, rồi tiến tới chỉ chỉ vào quả bóng... cho đến khi bảo bé đụng vào bóng là bé biết chạm bóng.


- Gắn kết: chia nhỏ các kỹ năng bé cần học thành những động tác nhỏ để gắn kết lại; ví dụ: dạy nói "con", "mẹ", "yêu" rồi gắn lại thành "con yêu mẹ"


- Khuyến khích (dùng phần thưởng một cách đa dạng): tuỳ vào các phản ứng của bé, khích lệ bé học điều hay

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

1. Hoạt động với đồ vật – công cụ

Hội họa:

Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỷ lệ không đúng. Những đặc điểm trên được giải thích rằng bé thường tập trung miêu tả cái làm cho mình xúc động trước.

Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ không phải để diễn tả màu thực của đối tượng.

Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện thái độ của mình đối với nội dung vẽ: Bé mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, các em sẽ vẽ cẩu thả.

Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:

- Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.

- Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.

- Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.

- Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.

Lưu ý: Nếu xem xét các tranh vẽ của trẻ mà cha mẹ/thầy cô nhận thấy toàn những màu sắc tối, thiếu những nét cơ bản, bố cục không hợp lý… chứng tỏ trẻ đang có những rối nhiễu về mặt tâm lý. Lúc này người lớn nên đưa trẻ đi khám tại khoa tâm lý của các bệnh viện nhi.

2. Hoạt động xây dựng:

Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của chính nó. Chẳng hạn, nếu vật cao và có những bộ phận chìa ra ngoài (cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần cẩu).

Các kiểu hoạt động xây dựng:

Lắp ráp theo mẫu

- Trẻ nhìn người lớn xây dựng mẫu (căn nhà, ôtô, máy bay…), trẻ có thể phân biệt được các chi tiết để lắp ráp theo mẫu của người lớn.

- Trẻ nhìn mẫu và tự ráp theo mẫu (mô hình hoặc dưới dạng hình vẽ): đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhìn thấy hiện thực đằng sau hình vẽ.

Lưu ý: Người lớn cần giúp trẻ có khả năng theo dõi, tách các bộ phận cơ bản của đối tượng, lựa chọn các chi tiết cơ bản và lắp ráp theo logic bên trong của vật đó.

Lắp ráp theo các điều kiện hoặc các nhiệm vụ

Cha mẹ cần đề ra nhiệm vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông... Sau đó dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của bé vào tổ chức nhất định.

Bên cạnh đó, nên tạo cho các em niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau). Từ đó giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.

Lắp ráp theo ý định riêng

Trẻ xây dựng công trình không chỉ để giống một đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Các em thường tạo ra công trình vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo. Trò chơi này giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.

3. Hoạt động học tập

Nên cho bé tiếp cận các nội dung xoay quanh những tri thức tiền khoa học, tri thức của đời sống, của môi trường xung quanh, ví dụ giải thích hiện tượng mưa một cách đơn giản bằng cách đậy miếng kính bên trên ly nước nóng... Nhờ thế trẻ có thể học nhanh, mọi lúc, mọi nơi và học thông qua trò chơi.

Thông qua hoạt động học tập, biểu tượng về thế giới của các em sẽ tăng lên, nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức. Trẻ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi có tính khám phá, tìm tòi hơn. Hoạt động này cũng tập dần cho trẻ biết học một cách chủ định, có mục đích và biết phải làm những điều không theo ý thích. Cuối cùng, giúp bé hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá công việc một cách đúng đắn.

Lưu ý:

Cha mẹ chỉ xem việc học tập của con là hoạt động bổ trợ cho sự phát triển chứ không nên xem là hoạt động chủ đạo của trẻ. Không nên ép trẻ học, hạn chế bắt trẻ tập viết quá nhiều vì cổ tay của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.

4. Hoạt động lồng ghép lao động

Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo chỉ mới có khái niệm về những hình thức lao động sơ đẳng, ví dụ:

- Lao động tự phục vụ: ba tuổi, trẻ có nhu cầu bắt chước người lớn làm một số công việc trong sinh hoạt; bốn tuổi rưỡi, trẻ có thể tham gia những công việc chung trong gia đình như quét nhà, lau bàn ghế.

- Lao động công ích: dọn dẹp đồ chơi, phòng học, sân trường; giúp cô chăm sóc các em nhỏ hơn.

- Làm đồ chơi...

Những hoạt động này thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ và có giá trị giáo dục cao.

Ở dạng hoạt động này, người chăm sóc trẻ cần lưu ý: Điều quan trọng không phải là làm cho hoạt động lao động của trẻ đạt kết quả cao, mà chủ yếu là để bé hiểu thế nào là lao động và giá trị của lao động.