Làm gì khi các con của bạn không hòa thuận?

newvisionlaw
newvisionlaw
Trả lời 10 năm trước

Các chuyên gia về trẻ em tại Úc chia sẻ 3 nguyên tắc cơ bản giúp các con của bạn hòa thuận với nhau hơn, theo Australian Women’s Weekly.


Khi bọn trẻ không hòa thuận với nhau, bố mẹ cho dù có điềm tĩnh đến mấy cũng sẽ khó tránh khỏi “điên tiết”.

Warren Cann, Tổng giám đốc Mạng Nuôi dưỡng trẻ và Michael Grose, tác giả cuốn sách Tại sao con cả thống trị thế giới và con thứ muốn thay đổi điều đó (Úc) chia sẻ một số bí quyết để giúp các nhóc tì nhà bạn hòa thuận với nhau hơn.

1. Khuyến khích, không khen ngợi

Tập trung khuyến khích bọn trẻ nỗ lực hơn là cứ chăm chăm vào kết quả cuối cùng. Cann nói: “Điều đó có nghĩa là bố mẹ có thể khuyến khích tương tự đối với tất cả mọi đứa con”.

Hãy cố gắng công bằng. Trẻ con rất nhạy cảm với những gì mà chúng cho là đối xử không công bằng. Vì thế, cha mẹ nên luôn luôn đảm bảo sự công bằng, hoặc ít nhất là cũng khiến các con nghĩ bạn công bằng.

“Thực tế thì chúng ta không thể nào đối xử hoàn toàn công bằng trong mọi hoàn cảnh vì bọn trẻ rất khác nhau. Nhưng bạn cần thể hiện sự công bằng khi đối xử với bọn trẻ”, theo Cann.

Hãy tìm kiếm ưu điểm riêng của từng đứa trẻ và giúp chúng phát huy. Bạn nên tạo cho trẻ cảm giác là thành viên của một gia đình. Bố mẹ có thể nhấn mạnh cho trẻ biết chúng phải quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau trong mọi việc.

2. Tránh so sánh

Tránh so sánh bọn trẻ với nhau vì có thể làm chúng giận dỗi.

Đừng nên nói về một đứa con nào quá nhiều hay quá ít.

Hãy giúp trẻ tự so sánh với bản thân chúng thay vì so sánh với người khác.

Bạn có thể dạy trẻ thông qua những hoạt động thể thao.

Cann nói: “Bạn luôn có thể tìm thấy một người giỏi hơn mình ở một khía cạnh nào đó. Trong thể thao, chỉ có duy nhất một người đoạt được huy chương vàng. Vậy chẳng lẽ những người còn lại đều không vui vẻ hay sao?”.

3. Đừng làm bất cứ đứa trẻ nào cảm thấy có lỗi

Đừng khiến một đứa trẻ cảm thấy chúng là người xấu vì đã lỡ ghen tị với anh chị em của mình.

Để tránh làm trẻ ghen tị, bạn nên chia sẻ thời gian đồng đều cho mỗi nhóc tì.

Lên kế hoạch cho chuyện vui chơi với bọn trẻ sẽ giúp bạn cân bằng khoảng thời gian dành cho từng đứa con.

Cuối cùng, bạn nên nhớ là bạn không thể nào kiểm soát một cách hoàn toàn cách bọn trẻ cảm nhận thế nào về nhau.

Nhưng nếu bạn nuôi dạy các con theo cách đề cao nỗ lực hơn là thành quả, bạn sẽ dễ dàng khiến bọn trẻ hòa thuận với nhau hơn.

hãy liên hệ: http://suckhoe.xmen360.com/diendan chúng tôi sẽ giúp bạn

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Bạn thân mến để giải quyết tình huống các con không hòa thuận với nhau cần có nhiều thời gian. Và bạn có thể áp dụng những gợi ý của Nhất Việt dưới đây liên tục bạn sẽ thấy có hiệu quả.1. Nhìn toàn cảnh.Nhà giáo dục Elizabeth Crary nói: “Người lớn thường xuyên can dự vào cuộc tranh chấp nên họ không nhìn được toàn cảnh”. Đứa trẻ tạo hỗn loạn bằng hành vi thù nghịch cũng có thể là nạn nhân của sự trêu ghẹo liên tiếp từ một đứa trẻ khác. Biết rõ điều gì đang xảy ra thì cha mẹ có thể giúp đỡ cho cả hai đứa trẻ.Nhận biết trẻ để có dịp khuyến khích trẻ có cách xử xự tốt: “Mẹ thích cái cách mà con cho em cùng chơi như vậy".2. Tập trung vào tình cảm.Khi tức giận, trẻ cũng khó xử lý đúng.Trước hết, đặc biệt với đứa nhỏ hơn, cha mẹ có thể dạy con con hòa thuận bằng cách gợi ý. Chẳng hạn: “Mẹ biết con buồn vì chị con không cho con chơi bút màu”, hoặc: “Con có vẻ buồn vì mẹ dành nhiều thời gian cho em bé”. Khi trẻ thấy tình cảm của mình được nhận biết, thì trẻ thường dễ thông cảm hơn với người khác.3. Bảo vệ quyền sở hữu của trẻ.Các động thái gây hấn của trẻ tạo ra sự chú ý hơn là vi phạm – chẳng hạn, lấy đồ chơi hoặc không chia sẻ. Nhưng tài sản và quyền cá nhân khá quan trọng đối với trẻ. Nên bảo vệ “quyền sở hữu” của trẻ để hạn chế việc tranh giành, đối chất. Khoảng riêng tư cũng đáng được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng cần khuyến khích ở trẻ sự nhường nhịn hợp lý.

4. Để trẻ tự trả lời.
Hãy giúp trẻ tự tìm ra cách giải quyết. Kế hoạch 3 bước là “thượng sách”. Một, xác định vấn đề: “Tranh giành cái gì?”, Hai, thúc đẩy sự hiểu biết bằng cách hỏi trẻ lập lặp lại quan điểm của trẻ: “Anh/chị/em con nói gì về việc chơi đồ chơi?”. Ba, hãy xem trẻ có thể tìm cách giải quyết hay không.
5. Làm gương tốt.
Người mẹ là trọng tài trong các cuộc tranh chấp, nhưng có sự tham gia xử lý của người cha thì ảnh hưởng sẽ “nặng ký” hơn. Cha mẹ có thể tạo ra những tình huống dạy con hoà thuận bằng cách chơi chung với con làm tăng sự hợp tác.

Được giáo dục, trẻ sẽ thân thiện, hòa thuận, biết yêu thương nhau trong gia đình.

Chúc bạn thành công!