Bé 3 tuổi chưa biết nói phải làm sao?

minh co dua chau gio 3 tuoi rui ma chua biet noi cha me no deu la giao vien ve gia dinh cung ko co ai bi cam hay diec ca nen di truyen la ko the di k ham thi bac si k eu k o phai no bi cam hay diectai no rat thinh lau lau co noi len vai tu nghe rat chuan nhung khi nao keu no noi thi no lai ko noi moi lan no coi cai gi do minh noi no cung ko de y den gi ca ma no ko thich bat chiec tap noi day no ma no ko nghe luc nao hu ng thi no noi vay do co anh chi nao biet cach nao chi em voi lam sao cho no tap chuing vao minh va nghe minh noi va tap noi theo day nhieu khi no thay minh lam gi no cung bat chiec theo nhung khi noi no thi no lai ko nghe may dua tre khac thi thuong thich bat chiec theo nguoi khac ma sao chau minh ko thich bat chiec vay lam sau de day no duoc day cac ban
Sh00ter
Sh00ter
Trả lời 15 năm trước
Mình cũng đã gặp nhiều trường hợp như thế rồi bạn ah.Những đứa trẻ đó lớn hơn chút nữa rồi cũng phát triển như nhưng đứatrer bình thương thôi.Bác sĩ khám rùi thì yên tâm đi bạn ah!
Mít đặc
Mít đặc
Trả lời 15 năm trước
Xin chào anh/chị! Cháu nhà mình như vậy là chậm nói và điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của cháu. Nguyên nhân khá rõ ràng: Vào giai đoạn thuận lợi nhất cho sự phát triển ngôn ngữ (từ 8 - 9 tháng đến 5 tuổi) thì cháu đã không có môi trường ngôn ngữ chuẩn mực để phát triển ngôn ngữ. Không có ai giao tiếp với cháu theo đúng nghĩa của nó, cháu tiếp xúc với TV và băng hình nhiều hơn... Rất nhiều cháu trong hoàn cảnh này đã mắc bệnh tự kỷ. Gia đình hãy kiểm tra xem cháu có giao tiếp thường xuyên bằng mắt với mọi người không, cháu có làm theo mọi mệnh lệnh của người lớn không (không phải kiểm tra sự phục tùng của cháu mà kiểm tra sự thông hiểu ngôn gnữ của cháu). Gia đình hãy quan sát và nên ghi chép đầy đủ về biểu hiện hành vi của cháu, vì đôi khi cháu chỉ phản ứng đúng với một hai trường hợp thôi, còn đại đa số phản ứng tự phát. Nếu như vậy thì câu chuyện phải theo hướng khác - điều trị tại cơ sở chuyên biệt. Tuy nhiên, có một số trường hợp là do nguyên nhân môi trường nên trẻ bị mất ngôn ngữ cục bộ. Trong trường hợp này, đúng như bác sỹ đã có lời khuyên, gia đình cần tập trung thời gian cho con và giao tiếp tích cực với con. Giao tiếp tích cực có nghĩa là thế nào? Người lớn cần phải hoá thân thành đứa trẻ, chơi với trẻ, giúp trẻ hoạt hoá toàn bộ hệ thống thần kinh. Hãy nô đùa thật vui, vừa chạy vừa hét, vừa ra lệnh, vừa thể hiện cảm xúc... sao cho đứa trẻ như bị dồn nén về cảm xúc và khó chịu vì sự bất lực ngôn ngữ để rồi phải bùng phát một từ nào như để giải toả... Dạy qua hoạt động thực sự bao giờ cũng hiệu quả. Còn nếu dạy trẻ bằng cách ngồi bắt trẻ nhắc lại những gì người lớn nói thì thật nhàm chán. Đứa trẻ bình thường cũng khó chấp nhận huống chi trẻ chậm nói và thiếu tập trung. Khó khăn nhất là những từ đầu tiên trẻ có thể bật ra... Khi trẻ bật được rồi thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Một điều đáng lưu ý là giáo dục trẻ cần thực hiện trong hoạt động đầy cảm xúc mới mang lại sự thay đổi. Gia đình hãy thử nghiệm bước đột phá đầu tiên này. Hãy tin cho chúng tôi về kết quả. ( Theo Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia Tâm lý Công ty con Đường mới Equest, Trường Mầm Non Hoàng Gia, 343 Đội Cấn và 37 Tạ Quang Bửu)