Hình thức chính thể của nước Anh là gì nhỉ? Các bạn biết mách mình với! Thanks all.

muốn hỏi các bạn về hình thức chính thể cuả nước anh. bạn nào biết xin hãy gởi cho mình theo địa chỉ mail : tlhtweenty@gmail.com minh xin cảm ơn trước nha và minh cũng muốn làm quen với các bạn ở Đăk Lăk
Nguyen Thi Huyen Trang
Nguyen Thi Huyen Trang
Trả lời 15 năm trước
Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Có hai loại: hình thức quân chủ và chính thể cộng hòa. Bản thân hình thức quân chủ được chia làm hai loại: * Tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): mọi quyền lực Nhà nước tối cao tập trung vào nhà vua. Vua có quyền lực cao nhất. * Hạn chế (quân chủ lập hiến): quyền lực Nhà nước tối cao được chia đôi (một bên là vua còn bên kia là một nhóm người do nhân dân bầu ra được gọi là Quốc hội hoặc Nghị viện). Nhà vua trong chế độ này chỉ là một biểu tượng của dân tộc. Hình thức lập hiến có nghĩa là "lập ra" "hiến pháp"; khi có hiến pháp thì tất cả mọi người, kể cả nhà vua, khi muốn làm gì cũng phải tuân theo những điều mà hiến pháp đã quy định. [u]Cơ quan lập hiến tối cao của Anh là :[/u] Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là cơ quan lập pháp tối cao của Vương quốc Anh và các lãnh thổ hải ngoại Anh (nó là cơ quan duy nhất có chủ quyền nghị viện). Đứng đầu Nghị viện là Nữ hoàng Anh; nó có hai viện: một Thượng Nghị viện và một Hạ Nghị viện. Thượng Nghị viện bao gồm hai loại thành viên: các giáo sư cao cấp của Giáo hội Anh và các quý tộc (các khanh tướng); viện này hoàn toàn không trúng cử. Viện thứ hai, Hạ Nghị viện, được dân cử theo kiểu dân chủ. Hai viện hội họp trong phòng riêng ở Điện Westminster (thường được gọi là "Điện Nghị viện") tại thủ đô Anh, Luân Đôn – nói đúng hơn là ở khu phố (và thành phố) được gọi là Thành phố Westminster). Theo tục lệ hiến pháp, tất cả mọi bộ trưởng trong chính phủ, bao gồm Thủ tướng chỉ được lấy từ Hạ Nghị viện hay Thượng Nghị viện. [u]Chính trị của anh theo chế độ VƯƠNG QUYỀN [/u] Chính phủ thi hành các chức năng hành pháp của đất nước trên danh nghĩa của Vương quyền, vì trên lý thuyết, quyền hành pháp thuộc về hoàng gia. Nhà vua bổ nhiệm thủ tướng theo những qui định chặt chẽ, theo đó thủ tướng phải là thành viên của Viện Thứ dân, vì như thế mới dành được sự ủng hộ của Viện cho việc thành lập chính phủ. Sau đó thủ tướng tuyển chọn bộ trưởng để lãnh đạo các bộ ngành của chính phủ. Có khoảng hai mươi bộ trưởng cao cấp được chọn để tham gia Nội các. Giống các chính quyền theo thể chế đại nghị khác, nhánh hành pháp (được gọi là chính phủ) chịu trách nhiệm với Quốc hội – một nghị quyết bất tín nhiệm được thông qua bởi quốc hội sẽ có thể buộc chính phủ hoặc phải từ chức hoặc phải giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử. Trong thực tế, thành viên quốc hội thuộc các chính đảng lớn thường bị kiểm soát bởi giới lãnh đạo đảng trong quốc hội để bảo đảm biểu quyết của họ phải phù hợp với chủ trương của đảng. Như thế, nếu chính phủ chiếm thế đa số, sẽ khó xảy ra tình trạng không có đủ phiếu để thông qua các dự luật do chính phủ đệ trình. Trong tháng 11 năm 2005, chính phủ Blair đã phải vấp phải thất bại đầu tiên khi đệ trình dự luật kéo dài thời gian giam giữ nghi phạm khủng bố đến 90 ngày. Dự luật sau cùng của chính phủ bị đánh bại tại Hạ viện là Dự luật Shop Hours đệ trình năm 1986. Suốt trong thế kỷ 20, chỉ có ba dự luật của chính phủ bị đánh bại tại quốc hội. Dù vậy, một chính phủ thiểu số hoặc một chính phủ liên hiệp sẽ đối diện với nhiều nguy cơ hơn trong nỗ lực thuyết phục quốc hội thông qua các dự luật. Đôi khi họ phải vận dụng các biện pháp đặc biệt như “đưa rước” các dân biểu đang nghỉ bệnh đến dự các kỳ họp quốc hội hầu có đủ số phiếu cần thiết. Năm 1983 Margaret Thatcher và năm 1997 Tony Blair lên nắm quyền với đa số vượt trội đã bảo đảm thành công trong tất cả cuộc biểu quyết ở quốc hội để có thể thông qua các đề án cấp tiến cũng như các cải cách pháp lý. Nhưng các thủ tướng khác như trong trường hợp của John Major năm 1992, với đa số mong manh, chỉ cần một số tương đối nhỏ những dân biểu ít tiếng tăm không chịu tuân thủ chủ trương của đảng cũng có thể làm thất bại nỗ lực của chính phủ thông qua các dự luật. Do đó, những chính phủ có đa số mỏng ở quốc hội thường có khuynh hướng thỏa hiệp với các phe phái khác nhau bên trong đảng hoặc tìm kiếm sự ủng hộ từ các chính đảng khác.