Các anh chị chỉ giúp em với! Hợp tác xã và Tổ hợp tác có giống nhau không?

Ai biết vui lòng giải thích dùm em với! Định nghĩa dùm em: Hộ gia đình,Tổ hợp tác, Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân. Hộ gia đình và Doanh nghiệp tư nhân giống và khác nhau những điểm nào? Hợp tác xã và Tổ hợp tác có giống nhau không? Em xin cám ơn!
Trả lời 15 năm trước
ộ luật dân sự 2005 và văn bản hướng dẫn (đặc biệt là Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác...); Luật hợp tác xã năm 2003 và văn bản hướng dẫn...; Luật doanh nghiệp 2005 và văn bản hướng dẫn và để hiểu sâu thêm thì cần tìm hiểu cả Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và văn bản hướng dẫn (ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa khái niệm gia đình và khái niệm hộ gia đình...). Dưới đây tôi sẽ làm rõ các khái niệm đó. Trước tiên cần lưu ý rằng, Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng đối tượng điều chỉnh - điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự (tiêu dùng cá nhân, gia đình...), lao động, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình. Chủ thể của các quan hệ dân sự chính là các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Cá nhân là các cá thể người (thể nhân) được quy định từ Điều 14 đến Điều 23 và các điều khoản khác của Bộ luật dân sự năm 2005. Pháp nhân là khái niệm chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật mà chỉ được nêu ra các điều kiện để một tổ chức trở thành pháp nhân tại Điều 84 của Bộ luật dân sự: "Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập". Các vấn đề khác về pháp nhân được quy định từ Điều 85 đến Điều 105 của Bộ luật dân sự. Tổ chức khác là chủ thể của pháp luật dân sự như Hộ gia đình, tổ hợp tác,... Như vậy đây là hai chủ thể của pháp luật dân sự. Khái niệm hộ gia đình chưa được một văn bản pháp luật nào định nghĩa một cách trực tiếp, tuy vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm này qua Điều 106 của BLDS “hộ gia đình là các thành viên có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia QHPLDS thuộc lĩnh vực này”. Pháp luật coi hộ gia đình là một chủ thể của quan hệ dân sự, tuy vậy về mặt lý luận và thực tiễn còn rất nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ về chủ thể này... Tương tự hộ gia đình, khái niệm tổ hợp tác không được một văn bản pháp luật nào định nghĩa một cách trực tiếp, chúng ta chỉ có thể hiểu gián tiếp qua Khoản 1 Điều 111 Bộ luật dân sự và Điều 1 Nghị định số 151/2007/NĐ-CP “tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, của 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm, là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền"... Việc ghi nhận tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ dân sự là một đặc thù ở Việt Nam (vì có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ chủ thể này) xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội quy định. Các vấn đề khác về tổ hợp tác được quy định từ Điều 112 đến Điều 120 Bộ luật dân sự và chi tiết tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP... Nếu như cá nhân và pháp nhân là những chủ thể phổ biết của quan hệ dân sự thì hộ gia đình và tổ hợp tác là những chủ thể hạn chế, vì chỉ tham gia một số quan hệ dân sự nhất định. Ví dụ hộ gia đình chỉ tham gia vào các quan hệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định... Khái niệm hợp tác xã được định nghĩa trực tiếp tại Điều 1 Luật hợp tác xã năm 2003 (hiệu lực từ 1/7/2004): “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”. Hợp tác xã chính là một hình thức kinh tế tập thể quan trong, góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các vấn đề khác về hợp tác xã đã được quy định chi tiết trong luật hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn… Khái niệm doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa tại Điều 141 luật doanh nghiệp 2005 như sau: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân (vì không thỏa mãn đủ các điều kiện trong Điều 84 Bộ luật dân sự đã trích dẫn ở trên. Tuy vậy doanh nghiệp tư nhân vẫn là một tổ chức kinh tế và là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng…). Qua các định nghĩa trên chắc bạn đã thấy: rõ ràng hợp tác xã và tổ hợp tác là hai chủ thể mang bản chất pháp lý khác nhau. Giữa hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân cũng có rất nhiều điểm khác nhau… sẽ trao đổi tiếp trong bài viết sau….