Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính

Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính: 1. Kinh doanh liên tục: Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục và lập báo cáo tài chính phải dựa trên cơ sở kinh doanh liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp nhận biết được những dấu hiệu của sự phá sản, giải thể hoặc giảm phần lớn quy mô hoạt động của mình cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh thì báo cáo tài chính phải diễn giải cụ thể, chi tiết các trường hợp đó. 2. Trình bày trung thực: Các báo cáo tài chính cần phải trình bày trung thực về tình hình tài chính, các đặc điểm kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh trong các báo cáo. Đảm bảo nguyên tắc này giúp cho những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính thu nhận và phân tích đúng đắn mọi tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đúng đắn. 3. Nguyên tắc dồn tích Các báo cáo tài chính (trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ) phải được lập theo nguyên tắc dồn tích. Theo nguyên tắc này thì tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí và lợi nhuận được ghi sổ khi phát sinh và được thể hiện trên báo cáo tài chính trong năm tài chính mà chúng có liên quan. 4. Lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán Trong quá trình lập báo cáo kế toán, các doanh nghiệp phải trình bày các chỉ tiêu trên các báo cáo theo những nguyên tắc, cơ sở, quy định của chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng. Việc lựa chọn, áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.Mỗi loại hình và ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm riêng nên cần có sự lựa chọn chế độ kế toán và được Bộ tài chính chấp thuận. Ví dụ, trong thời gian trước mắt các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh có thể áp dụng chế độ kế toán của một nước nào đó khi có tờ trình và được Bộ tài chính chấp thuận, không nhất thiết phải áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Khi đã lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán phù hợp, báo cáo tài chính được lập và trình bày theo những nguyên tắc của chế độ kế toán đó. 5. Trọng yếu và sự hợp nhất Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin trọng yếu riêng, không được tổng hợp với các thông tin không trọng yếu khác làm cho sự nhận biết của những người sử dụng thông tin của báo cáo tài chính bị hạn chế, không đầy đủ, thậm chí bị sai lệch. Thông tin trọng yếu là những thông tin có tính quyết định, liên quan nhiều đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này không thể thiếu được trong quá trình nhận biết khả năng tài chính và ra quyết định kinh doanh đối với những người sử dụng. Ngược lại, để đơn giản và dễ hiểu, những thông tin đơn lẻ, không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần phải phản ánh dưới dạng các thông tin tổng quát. 6. Nguyên tắc bù trừ Theo nguyên tắc này, một số thông tin có thể được bù trừ cho nhau, còn một số thông tin lại không được phép bù trừcho nhau khi lập báo cáo tài chính. Ví dụ tài sản và công nợ, thu nhập và chi phí không được bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, nếu ở một số chỉ tiêu nào đó được phép bù trừ thì cầnphair xem xét tính trọng yếu của nó để thuyết minh, diễn giải rõ ràng trong "Thuyết minh báo cáo tài chính. 7. Nguyên tắc nhất quán Theo nguyên tắc này thì việc trình bày và phân loại, tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phải nhất quán từ năm tài chính này sang năm tài chính khác và ở các loại báo cáo tài chính khác nhau.
Trả lời 15 năm trước
Xin lỗi, đây là một bài dịch rất dở của một dịch giả hay sinh viên nào đó không có kiến thức về kế toán. Muốn tìm hiểu về các nguyên tắc và giả định khi lập báo cáo tài chính thì chỉ việc mở chuẩn mực kế toán chung - VAS 01 ra là có tất. Không cần phải lượm lặt và dịch từ các bài viết nước ngoài để ra một mớ hỗn độn như vậy.