Chính sách tiền tệ có ảnh hường tới TTCK

Chính sách tiền tệ của CP được áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn địmnh tỷ giá hối đóai, để tăng trưởng kinh tế và tận dụng được tối đa lao động xã hội. Công cụ để thực hiện nó thì chính phủ sử dụng 3 cách chính: 1. Làm thay đổi lãi suất chiết khấu 2. Quy định mức dự trữ bắt buộc 3. Nghiệp vụ thị trường mở Khi lượng cung tiền cho nền kinh tế gia tăng, về mặt kinh tế học sẽ khiến lạm phát tăng, một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ làm giảm lượng tiền ngoài lưu thông và góp phần hạn chế lạm phát. Tại Việt Nam hai năm qua NHNN đã hai lần tăng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, liên tục đưa ra các chỉ thị về kiểm soát chất lượng cho vay, và mới đây nhất là ra liên tiếp hai quyết định: khống chế mức cho vay chứng khoán của các ngân hàng thương mại dưới 3% tổng dư nợ và tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc VNĐ. (nhằm mục đích kiểm sóat lạm phát đang có xu hướng gia tăng khi CPI tăng) Trước tiên ta hãy hiểu cơ bản các chính sách kia tác động như nào đã nhé: 1.Thay đổi lãi suất chiết khấu Ngân hàng TW thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay (tăng hoặc giảm), sẽ tương ứng lượng tiền cơ sở (giảm và tăng) . Khi lượng tiền cơ sở thay đổi thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. 2. Quy định mức dự trữ bắt buộc: Khi các cơ quan hữu trách về tiền tệ thay đổi quy định về mức dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng (chính sách tiền tệ thắt chặt) thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi do đó, tiền cơ sở giảm và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. 3. Nghiệp vụ thị trường mở (trao đổi trên thị trường ngọai hối) Đây là thị trường giao dịch mua bán các giấy tờ có giá còn thời hạn ngắn (Trái phiếu, tín phiếu các lọai của CP) giữa Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Thông qua đó, Ngân hàng nhà nước can thiệp gián tiếp vào thị trường tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại với khách hàng, hoặc tạm thời thu hút bớt tiền từ lưu thông về khi quá nhiều è điều chỉnh lượng cung tiền tăng và giảm. Khi mua vào è tăng lượng tiền. Khi bán ra è giảm lượng tiền (các bạn đừng nhầm lẫn nhé, cụ thể là Khi CP mua vào các giáy tờ ghi nợ có giá trên thị trường là cách cho thêm lượng tiền ra lưu thông, khi bán ra các giấy tờ ghi nợ là muốn thu vào bớt lượng tiền dư thừa có khả năng dẫn đến lạm phát… ngòai ra còn phụ thuộc vào mục tiêu của CP nữa đối với các lọai thời hạn khác nhau của Trái phiếu như 5 năm hay 10 năm…) Vậy nó sẽ ảnh hưởng thế nào đối với TTCK? Cụ thể: 1. Thay đổi lãi suất chiết khấu Cái này ảnh hưởng nhiều và rõ nét nhất trong 3 công cụ. Ngân hàng TW tăng lãi suất -> Lượng tiền cơ sở giảm -> Mức cho vay của NH hạn chế và lãi suất cho vay cao -> Người chơi CK sẽ chủ yếu dùng tiền của mình, hạn chế không đi vay để chơi CK nữa -> Giảm lượng số lượng người và lượng tiền đầu tư trên TTCK Ngân hàng TW tăng lãi suất -> Lượng tiền cơ sở giảm-> Lãi suất tiền gửi của NH cao, hấp dẫn (vì muốn thu hút thêm tiền gửi từ dân khi lượng tiền cơ sở giảm) Cộng thêm nếu thị trường CK không ổn định, rủi ro lớn -> Nhà đầu tư CK sẽ thích gửi tiền Ngân hàng hơn là chơi CK - Kết luận: Thị trường CK cũng có xu hướng giảm theo Các bạn hãy tự suy ra ngược lại đối với trường hợp khi NHTW giảm lãi suất nhé. 2. Quy định mức dự trữ bắt buộc Với hai mục này bởi vì quy định mới của NHNN về cho vay chứng khoán hạn chế ở mức 3%. Khi lượng dự trữ tiền cơ sở của các NHTM bị thay đổi vì chính sách tiền tệ thắt chặt của NN sẽ dẫn đến NHTM phải điều chỉnh tương ứng các mức hạn cho vay tương ứng trên tổng dư nợ của ngân hàng è lượng tiền cung từ NH ít đi, số tiền vay được để chơi CK ít hơn, dân tự huy động tiền nhàn rỗi của mình nhiều hơn Kết luận: TTCK có ảnh hưởng nhưng không đáng kể 3. Nghiệp vụ thị trường mở Cái này thực chất về vĩ mô và lâu dài thì có ảnh hưởng tới sự giao động của thị trường CK về lượng tiền đầu tư chứ không ảnh hưởng đến giá cả các cổ phiếu. Vì nghiệp vụ này khi tiến hành thì hầu hết chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, nay có thêm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ rất ít các lọai Trái Phiếu dân bỏ tiền ra mua. Mà TTCK hiện nay hầu hết khỏang 90% là các cá nhân và 10% là các tổ chức, các quỹ đầu tư nên cũng ảnh hưởng không nhiều. (Tuy nhiên tính trên tổng số vốn đầu tư thì tỷ lệ các tổ chức các quỹ năm giữ cũng khá nhiều.) Đó là phân tích của mình các bạn có thể đóng góp để hoàn thiện thêm.
Trả lời 15 năm trước
Xin đóng góp thêm một chút. Ngoài Lãi suất chiết khấu như đã giải thích, thì còn có Lãi suất tái chiết khấu - là hình thức lãi suất được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước chiết khấu lại các kỳ phiếu, thương phiếu... của các tổ chức tín dụng. Nhưng vấn đề chính mà tôi muốn trình bày ở đây, đó là cả hai công cụ: tỉ lệ dự trữ bắt buộc & nghiệp vụ thị trường mở đều ảnh hưởng đến tổng cung tiền, qua đó ảnh hưởng khá mạnh tới lượng tiền đầu tư vào TTCK. Nếu như Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thì sẽ làm giảm tổng lượng tiền cung ứng, gây ra đồng thời 2 hiệu ứng: - Làm giảm lạm phát một cách trực tiếp. - Làm giảm lạm phát thông qua việc tăng lãi suất. Vì lãi suất tăng => đầu tư giảm => Tổng cầu AD giảm => giá giảm. Tuy nhiên, hai công cụ này cũng đồng thời làm tăng lãi suất, do cung tiền giảm. Lãi suất tăng có thể gây ra tác động lớn tới TTCK: - Thứ nhất, lãi suất tăng sẽ làm giảm chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng khi tham gia TTCK và lãi suất ngân hàng giảm xuống => một số người không ưa rủi ro có thể sẽ gửi vốn vào Ngân hàng. - Thứ hai, lãi suất tăng làm cho chi phí của các khoản vay để đầu tư tăng lên => lợi nhuận kỳ vọng giảm => lượng tiền đầu tư vào TTCK có thể giảm. - Thứ ba, lãi suất tăng làm giá của Trái phiếu chính phủ ( ở các nước phát triển ) giảm => tác động tới quyết định mua, bán hay giữ Trái phiếu chính phủ của các nhà đầu tư, dựa trên tình hình cụ thể. Với trường hợp Lãi suất giảm ta hoàn toàn có thể lập luận tương tự.