Chi tiết vụ việc Thu phí ATM: “Lấy thịt đè người” , đơn phương thu từ phía các ngân hàng ra sao?

Chi tiết vụ việc Thu phí ATM: “Lấy thịt đè người” , đơn phương thu từ phía các ngân hàng ra sao?
bui minh cuong
bui minh cuong
Trả lời 15 năm trước
TT - Thu phí dịch vụ ATM là đúng, cần thiết và hợp lý nếu việc cung ứng loại dịch vụ ấy thật sự làm phát sinh chi phí gia tăng so với dịch vụ ngân hàng truyền thống. Có thể khẳng định ngay điều này trong trường hợp rút tiền tại một ngân hàng khác với ngân hàng gốc, nói chung sử dụng một dịch vụ mang tính chất liên ngân hàng. Tuy nhiên, “đúng”, “cần”, “hợp lý” không có nghĩa rằng người cung ứng dịch vụ, tức là ngân hàng, muốn thu thì cứ đơn phương ra một thông báo rồi tiến hành thu. Các ngân hàng đang thu phí lại chỉ làm như thế. Họ dựa vào hai lý lẽ: thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước chỉ chưa cho thu phí dịch vụ ATM do cùng một ngân hàng cung ứng; thứ hai, có một văn bản quy phạm, một pháp lệnh, quy định rằng ngân hàng có quyền thu phí dịch vụ thanh toán với điều kiện niêm yết công khai. Thật ra, dịch vụ ngân hàng thương mại không thể được coi là một dịch vụ công, như hộ tịch, công chứng, đăng ký kinh doanh...; nó chỉ có thể phát sinh trên cơ sở một quan hệ kết ước bình đẳng giữa hai chủ thể tự do trong cuộc sống dân sự. Nội dung của nó, thể hiện thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của hai bên kết ước, phải do hai bên ấn định trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, chứ không thể do một bên dùng sức mạnh kinh tế để áp đặt. Những quy tắc ấy, được ghi nhận trong Bộ luật dân sự, phải có giá trị cao hơn các quy định trái ngược trong một pháp lệnh, một nghị định. Nói cách khác, ngân hàng chỉ có thể thu phí trong tư thế của một bên thi hành các quyền có nguồn gốc từ quan hệ kết ước sòng phẳng, tự nguyện, bình đẳng. Trước hết ngân hàng phải soạn thảo lại hợp đồng mẫu và sau đó phải cùng với khách hàng đang sử dụng dịch vụ, từng người một, thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng. Ở các nước phát triển, pháp luật thậm chí không để cho ngân hàng đề xuất việc sửa đổi nội dung hợp đồng một cách tùy ý. Nhà chức trách, xã hội hiểu rằng trong quan hệ kết ước với khách hàng, ngân hàng luôn là kẻ mạnh, do đó có điều kiện đặt khách hàng vào tình thế không có sự lựa chọn nào khác và buộc phải chấp nhận những điều khoản cam kết không bình đẳng. Nhà chức trách không can thiệp vào việc sử dụng quyền tự do ý chí của các bên, không viết bản hợp đồng thay cho các bên; nhưng nếu có điều khoản nào thể hiện kiểu giao tiếp “lấy thịt đè người” một cách quá đáng thì pháp luật chủ động vô hiệu hóa các điều khoản ấy. Đến nay, hầu hết các ngân hàng chưa bố trí đủ máy ATM với khoảng cách hợp lý và ở các vị trí thích hợp; hiện tượng dịch vụ bị ngưng cung cấp do nghẽn mạng xảy ra phổ biến, nhất là trong các dịp lễ, tết; giao dịch tại quầy diễn ra với tốc độ chậm và còn quá nhiều thủ tục phiền phức do chính ngân hàng bày ra. Trong hoàn cảnh ấy, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng có thu phí gần như là sự lựa chọn bắt buộc. Tổ chức trả lương cho người lao động thông qua ngân hàng là một chủ trương rất đúng, phù hợp với các tiêu chí của một xã hội có tổ chức. Nhưng việc để các ngân hàng tùy tiện thu phí dịch vụ thẻ ATM như hiện nay có nguy cơ khiến chủ trương ấy trở nên phản tác dụng: thay vì tạo điều kiện cho xã hội hưởng thụ một tiện ích, nó mở ra cơ hội cho các ông chủ giàu có gặm bằng chiếc hàm to khỏe của mình vào chiếc bánh thu nhập vốn rất nhỏ bé, khiêm tốn của người lao động nghèo.