Chợ 19-12: Hà Nội cần đường hơn hay trung tâm thương mại? Thư ngỏ của nhà sử học Dương Trung Quốc.

Hà Nội, đất chật người đông. Ai cũng biết, vừa qua TP HN quyết định khẩn cấp xây ngay 2 công viên vì mục đích chính trị nhiều hơn là xã hội và kiến trúc. Nay đến lượt chợ 19-12 còn gọ là chợ Âm Phủ đã giải toả để xây trung tâm thương mại. Nhà sủ học Dương Trung Quốc đã có thư ngỏ gửi CTịch TP HN. Ông Khôi "ve", pảo cê cũ của New 1 thời cũng đưa ra ý kiến bảo vệ cho lý lẽ và hơn 300 hộ dân kinh doanh cũ của chợ. Đây có lẽ là 1 trận chiến giữa HN nghìn năm Thăng Long với 1 bộ phận mưu đồ cá nhân với lý lẽ có thể nói là cùn và ngắn như cái nhiệm kỳ của các ông LĐ. Đằng sau HĐồng xây dựng là hàng chục tỷ đổ vào túi ai, trong khi trận hồng thuỷ vừa rồi đã minh chứng cho quy hoạch của HN. Thư ngỏ gửi Chủ tịch Thành phố Hà Nội Kính gửi: Kiến trúc sư Nguyễn Thế Thảo Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Sáng hôm qua, 4-12-2008 tôi được mời lên nói chuyện tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh về chủ đề “Thăng Long - Hà Nội ngàn năm” . Tôi thực sự ấn tượng khi đến khu trung tâm thành phố Bắc Ninh nơi có Quảng trường đặt tượng đài Đức Lý Thái Tổ, sừng sững hai công trình văn hoá mới xây dựng là Thư viện và Bảo tàng tỉnh. Vị trí trang trọng, không gian hoành tráng và kiến trúc quy mô, lại đặt đối xứng với trụ sở những cơ quan quyền lực cao nhất (Tỉnh uỷ và UBND) cho thấy quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo Bắc Ninh quan tâm đến sự nghiệp văn hoá như thế nào. Những người tôi tiếp xúc đều nhắc tới tên ông như một trong những người chịu trách nhiệm cao nhất cũng là người có đóng góp quan trọng nhất đối với những công trình này khi Ông còn là Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. Nghĩ vậy mà khi trở về Thủ đô nơi Ông đang đảm nhận trách nhiệm là Chủ tịch Thành phố tôi cảm thấy bức xúc muốn lưu ý Ông đến với một công trình đang gây dư luận trong xã hội. Đó là việc lãnh đạo Hà Nội đã cho phép xây dựng trên nền Chợ tạm 19-12 một toà nhà 17 tầng làm văn phòng và các hoạt động dịch vụ thương mại. Dư luận đã nêu, đơn từ của nhân dân đã gửi đến, nhưng quan trọng hơn là với con mắt nghề nghiệp của một kiến trúc sư, một nhà quy hoạch Ông đủ hiểu những bất hợp lý về công trình này. Nó đã làm mất đi một con đường đã tồn tại ngót một thế kỷ tạo nên sự hoàn chỉnh về quy hoạch đô thị khu vực xung quanh một kiến trúc có công năng cần đến sự uy nghi và uy nghiêm là Toà án Tối cao. Những giải pháp mang tính tạm thời như làm nơi quy tập hài cốt những người chết trong chiến tranh (thời kỳ đầu Toàn quốc Kháng chiến), hoặc làm “chợ tạm” chỉ là do tình huống hoặc do năng lực quản lý một thời. Việc di chuyển hài cốt để bảo đảm môi trường đô thi, việc giải toả chợ tạm để lấy lại quy hoạch tổng thể là đúng đắn. Nhưng việc xây một công trình kiến trúc vĩnh cửu có thể khối lớn, có công năng không thích hợp cần đựoc xem xét lại... Trong khi áp lực về giao thông (động và tĩnh) trong khu vực đang đòi hỏi khôi phục lại con đường nối hai trục quan trọng là Hai Bà Trưng và Lý Thường Kiệt là hợp lý và đáng được ưu tiên hơn cả. Vả lại cho đến nay, tất cả bản đồ thành phố đều môt tả không gian này là một con đường . Khôi phục lại con đường cũng là bảo tồn được một trong những hàng cây xanh (long não) vốn thuộc lại đẹp nhất thành phố (mà chắc chắn nó sẽ bị đốn hạ để xây dựng ?!) . Thêm nữa, đây cũng lại là một không gian để có thể tưởng niệm những người đã ngã xuống trong những ngày đầu kháng chiến mà một thời cả chính quyền tạm chiếm (1947-1954) và chính quyền chúng ta đã từng tổ chức tưởng niệm (cho đến 1981 mới di dời). Điều đó cũng có nghĩa đây là một không gian văn hoá và tâm linh. Tôi không nghĩ rằng siêu thị là không cần thiết nhưng chắc chắn với không gian này thì con đường giao thông phục vụ dân sinh và không gian tưởng niệm đáp ứng nhu cầu tâm linh liên quan đến một sự kiện lịch sử là cần hơn rất nhiều so với một siêu thị. Hơn thế nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng rộng lớn hơn là nơi chỉ để thu phí và lợi nhuận mang lại không phải cho nhiều người. Việc lãnh đạo Thành phố đã sẵn sàng giải toả một không gian đã giao cho dự án xây dựng để làm công viên công cộng như ở trước Nhà Hát Lớn là một quyết định sáng suốt và hợp lòng dân. Chúng tôi mong sự sáng suốt ấy đến với nhiều nơi của thành phố trong đó có “con đường 19-12”. Chắc chắn khôi phục con đường này và ghi dấu tại đó những lưu niệm của một thời hy sinh gian khổ của Hà Nội trong chiến tranh sẽ làm Hà Nội giàu có hàm lượng văn hoá hơn rất nhiều việc thay vào đó là một toà nhà 17 tầng chỉ để kinh doanh. Cảm xúc một lần được thấy các công trình văn hoá của thành phố Bắc Ninh làm tôi chạnh lòng mà mong rằng Hà Nội sẽ được như tỉnh bạn. Và tôi lại tin rằng những gì ông đã đóng góp cho quê hương của Đức Lý Công Uẩn sẽ được phát huy vào công cuộc lãnh đạo để xây dựng Thủ đô của quốc gia mà Đức Lý Thái Tổ đã đặt nền móng. Kính chúc Chủ tịch thành đạt trong trọng trách của mình. Ngày 5-12-2008 Kính thư Dương Trung Quốc http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/12/818079/ http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/12/818153/
Trả lời 15 năm trước
Một số ý kiến của dân HN: Họ và tên: Trịnh Thanh Địa chỉ: Koàn Kiếm , Hà Nội Email: trinhthanh38@yahoo.com Nhà sử học Dương Trung Quốc đã đưa vấn đề về việc Hà Nội cấp phép xây dựng toà cao ốc 17 tầng trên nền chợ tạm 19-12 và nêu chính kiến nên huỷ dự án này theo tôi là đúng đắn. Không xây toà nhà khối lớn chen chúc thêm vào vị trí này với những lý do như ông Dương Trung Quốc đã nêu là rất thuyết phục. Sau khi giải toả chợ 19 -12 nên khôi phục con đường nối 2 phố Hai Bà Trưng và Lý Thường Kiệt, đất còn lại nên tạo nên một không gian tưởng niệm những người dân Thủ đô đã chết trong kháng chiến chống Pháp mà hồi đó xác họ được mai táng tạm thời nơi đây. Đó là không gian văn hóa có yếu tố tâm linh tưởng niệm, nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau của Thủ đô luôn nhớ tới một thời hào hùng, bi tráng trong sự nghiệp giành độc lập, tự do của Thủ đô và dân tộc. Một toà nhà nơi đắc địa giữa Thủ đô vì mục đích kinh doanh rất quý nhưng một không gian văn hoá , tâm linh có ý nghĩa cũng giữa Thủ đô ai bảo giá trị không cao? Lãnh đạo, HĐNDvà ông Chủ tịch T.P. nên cầu thị lưu tâm nghiên cứu ý kiến của ông Dương Trung Quốc về vấn đề rất nhạy cảm này. Họ và tên: Địa chỉ: Email: huongdong7378@yahoo.com.vn Bức thư rất tâm huyết và thấu tình, đạt lý. Chợ tạm "19 tháng 12" nên trởt thành một công viên cây xanh với ý nghĩa văn hóa và tâm linh, bởi nơi đây, suốt 62 năm qua vẫn phảng phất linh hồn của những người Hà Nội đã ngã xuống trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp quay trở lại. Hi vọng rằng bức thư ngỏ tâm huyết này của ông Dương Trung Quốc sẽ có hiệu quả hợp với đạo lý và lòng người. Họ và tên: Vũ Quỳnh Địa chỉ: Số 32 Trần Duy Hưng Email: hiepnguyenkts@yahoo.com Biến Chợ Âm phủ (chợ 19-12), một khu tưởng niệm “những người đã ngã xuống trong những ngày đầu kháng chiến”, một không gian văn hoá và tâm linh của Hà Nội thành một Trung tâm thương mại, việc làm này có nên không? Con người có quyền được theo hoặc không theo Tín ngưỡng, Tâm linh. Ở Việt Nam, Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và người có Công với nước là một nét văn hoá của người Việt Nam. Việc quy hoạch xây dựng đô thị, phải đặt vấn đề bảo tồn bản sắc Văn hoá lên hàng đầu. Hà Nội đã đi vào thơ ca như một Thủ đô thanh bình, sạch đẹp, thơ mộng và lãng mạn (Romantic). “Vẻ đẹp Lãng mạn”! Đó là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh về Du lịch, giao lưu Văn hoá, và phát triển Kinh tế của Thủ đô, chứ không phải mở rộng về quy mô và số lượng. Chạy theo quy mô và số lượng, xây nhiều nhà cao tầng, nhiều trung tâm thương mại... như vậy Thủ đô Hà Nội đang đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình. Suy rộng ra cả nước, nếu chạy theo xây dựng các Khu công nghiệp, biến đất Nông nghiệp thành đất “chết”, thì hậu quả sẽ là nước “yếu”. Vũ Quỳnh