Tài liệu thi Đại học khối D ?

Năm nay em thi ĐH khối D, em cần một vài tài liệu để ôn thi mà không biết kiếm ở đâu, trước mắt là tài liệu về các tác gia văn học Việt Nam (Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu), ban hay anh chị nào có thì giúp em nha. Em cảm ơn nhiều lắm !

thuy linh
thuy linh
Trả lời 12 năm trước

Nam Cao(29 tháng 10,1915-28 tháng 11,1951) là mộtnhà vănhiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhấtthế kỷ 20củaViệt Nam. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm củaNam Caocàng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyếtViệt Namở nửa đầuthế kỷ 20.

Tiểu sử

Thời niên thiếu

Nam Caotên thật làJoseph Trần Hữu Trí(người công giáo), sinh năm1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày29 tháng 10năm1917.Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xãHòa Hậu, huyệnLý Nhân,Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

Xuất thân từ một gia đình bậc trungCông giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuốngNam Địnhhọc ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vàoSài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắnCảnh cuối cùng,Hai cái xác. Ông gửi in trênTiểu thuyết thứ bảy, trên báoÍch Hữucác truyện ngắnNghèo,Đui mù,Những cánh hoa tàn,Một bà hào hiệpvới bút danhThúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưuvăn học lãng mạnđương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trênđường Thụy Khuê,Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắnCái chết của con Mựctrên báoHà Nội tân vănvà in thơ cùng trên báo này với các bút danhXuân Du,Nguyệt.

Đến với con đường văn học

Năm1941, tập truyện đầu tayĐôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo làCái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên làChí Phèo.Phát xítNhậtvàoĐông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.

Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnhThái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông intruyện dàinhiều kỳTruyện người hàng xómtrênTrung Bắc Chủ nhật, viết xongtiểu thuyếtChết mòn, sau đổi làSống mòn. Tháng 41943, Nam Cao gia nhậpHội Văn hóa cứu quốcvà là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

Năm1945,Cách mạng tháng Támthành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắnMò sâm banhtrên tạp chíTiên Phong.

Năm1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vàomiền Namvới tư cách phóng viên. TạiNam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắnNỗi truân chuyên của khách má hồngtrên tạp chíTiên Phong, in tập truyện ngắnCườiở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắnChí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ởTy Văn hóaHà Nam, làm báoGiữ nướcCờ chiến thắngcủa tỉnh này.Mùa thunăm1947, Nam Cao lênViệt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báoCứu quốcViệt Bắc, viếtNhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhậpĐảng cộng sản Việt Nam.

Năm1950Nam Cao chuyển sang làm việc ởHội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chíVăn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ củaTrung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham giachiến dịch biên giới.

Tháng 51951, Nam Cao vàNguyễn Huy Tưởngvề dự Hội nghị văn nghệLiên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công táckhu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.

Nam Cao hy sinh ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 - 10 AL), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối phương phục kích.

Năm1956, tiểu thuyếtSống mòncủa ông được xuất bản lần đầu.

Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trongnạn đói năm 1945.

Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7nhà ngoại cảmmà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình "Tìm lại Nam Cao". Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).

MộtNhà tưởng niệm Nam Caocũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà văn.

Quan điểm nghệ thuật

  • Trong cuộc đời cầm bút,Nam Caoluôn suy nghĩ về vấn đềSống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói,nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trongVăn học Việt Namtừ1930đến1945,đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của ông.
  • Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩmGiăng sáng(1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối".Nam Caonhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.
  • Đời thừa(1943); khẳng định phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu , bác ái, công bằng. Và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có". Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những làbất lươngmà còn làđê tiện.
  • Sau1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứnghệ thuật cao siêuvới ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật kýỞ rừng(1948) - là tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn".

Các đề tài chính

Trước cách mạng tháng 8

  1. Người Trí thức nghèo:Nam Caomiêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước1945, những "giáo khổ trường tư", những nhà văn nghèo, viên chức nhỏ - Đó là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa". Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp ngẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
  2. Người nông dân nghèo: Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước1945nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.Nam Caokhông hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước1945.

Sau cách mạng tháng 8

  1. "Đôi mắt", tác giả thể hiện một cái nhìn, một quan điểm, một sự thay đổi đói với thời cuộc, có đi nhiều tìm hiểu nhiều va quan sát nhiều mới có sự thay đổi cách nhìn cách nghĩ
  2. saucách mạng tháng 8nh&agra