Để hình thành và phát triển nhân cách học sinh cần chú ý những điều kiện, cơ sở nào?

Tại sao ở mỗi lứa tuổi khác nhau lại có đặc điểm tâm lý khác nhau. Để hình thành và phát triển nhân cách học sinh cần chú ý những điều kiện, cơ sở nào? đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu niên?
Trả lời 15 năm trước
Đúng như bạn đã biết là ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì sẽ có những đặc điểm về tâm, sinh lý khác nhau. Chìa khoá của câu trả lời là do sự tác động của nội tiết hoocmon của mỗi cơ thể của chúng ta. Thời kỳ được đặc trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, chức năng, tinh thần, hành vi, tình cảm, đánh dấu giai đoạn “hình thành giới tính” của con người chính là tuổi dậy thì. Như bạn đã biết: Trước tuổi dậy thì, chúng ta là trẻ con, sau thời kỳ này chúng ta là người trưởng thành. Lúc giao thời này thường được gọi là tuổi dậy thì hay còn gọi là tuổi vị thành niên. Giai đoạn này tương tương đương với thời kỳ rối loạn tột độ về nội tiết hoocmon. Những nội tiết hoocmon này được giải phóng khỏi cơ thể, truyền trong trong máu, gây nên những thay đổi về thể lực, kéo theo những biến đổi về tâm lý và tính cách. Để bạn hiểu rõ hơn về tuổi vị thành niên, Tuvantuoihoa xin cung cấp cho bạn một số thông tin sau: Tại Việt Nam, tuổi Vị thành niên được bắt đầu từ 10-19 tuổi và trải qua 3 giai đoạn · Vị thành niên sớm : Từ 10-14 tuổi. · Vị thành niên trung bình : Từ 15-17 tuổi. · Vị thành niên muộn : Từ 18-19 tuổi. Trong từng giai đoạn này, mà vị thành niên(VTN) sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Chính vì có sự thay đổi khác nhau trong từng giai đoạn vị thành niên nên trong thời kỳ này VTN thường đối mặt với các nguy cơ. Để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thì gia đình và xã hội cần hiểu rõ các giai đoạn của thời kỳ VTN để kịp thời hỗ trợ VTN đạt được những trạng thái sức khoẻ chung và tránh được các nguy cơ xấu ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý như sau: Giai đoạn vị thành niên sớm (10-14 tuổi) · Thời kỳ dậy thì và phát triển nhanh. · Hành vi trải nghiệm và bốc đồng. · Bắt đầu nghĩ ngợi trừu tượng. · Vị thế ảnh hưởng của VTN vượt ra ngoài gia đình của VTN. · Quan tâm hơn đến hình ảnh và sự chấp nhận của bạn đồng đẳng. Giai đoạn vị thành niên trung bình(15-17 tuổi) · Tiếp tục phát triển về thể chất. · Bắt đầu thử thách các quy định và thử nghiệm giới hạn. · Phát triển kỹ năng phân tích và nhận biết nhiều hơn về hậu quả hành vi. · Ảnh hưởng mạnh bởi bạn đồng đẳng, đặc biệt là về hình ảnh và hành vi xã hội. · Tăng sự quan tâm đến tình dục; đặc biệt là bắt đầu mối quan hệ với bạn khác giới. · Sẵn lòng hơn trong việc đánh giá niềm tin của bản thân và để tâm hơn đến người khác. Giai đoạn vị thành niên muộn (18-19 tuổi) · Đạt tới sự trưởng thành về cả thể chất và tình dục. · Đã có khả năng giải quyết các vấn đề tốt hơn. · Phát triển sự nhận biết về cá nhân lớn hơn. · Ảnh hưởng của bạn đồng đẳng giảm. · Các quan hệ thầm kín quan trọng hơn mối quan hệ nhóm. · Tăng khả năng lựa chọn mang tính người lớn và bắt đầu có trách nhiệm của người lớn. · Chuyển tiếp tới giai đoạn cuộc sống nghề nghiệp. Trong 3 giai đoạn trên thì những vấn đề dễ gây tổn thương ở vị thành niên là các yếu tố về giới đã đánh dấu một ảnh hưởng lớn đến sự tổn thương về kinh tế xã hội của vị thành niên cũng như sức khoẻ thể chất và tình cảm, đặc biệt là văn hoá truyền thống. Những tổn thương này được nêu ra dưới đây: a)Tổn thương về thể chất · Vị thành niên là thời kỳ có sự phát triển nhanh về thể chất tạo nên các nhu cầu về chế độ ăn đầy đủ và dinh dưỡng. · Vị thành niên thường có thói quen ăn uống kém. · Sức khoẻ kém khi còn nhỏ và thủa ấu thơ thường do các điều kiện nghèo khổ, có thể kéo dài sang thời kỳ vị thành niên và tiếp theo nữa. · Các viêm nhiễm liên tục và không được điều trị như: Suy dinh dưỡng, bệnh đường hô hấp, ỉa chảy, bệnh giun sán, thiểu năng và khuyết tật có thể làm tổn thương đến sự phát triển thể chất và tâm lý. b)Tổn thương về tình cảm · Vị thành niên thường thiếu sự quyết đoán và kỹ năng truyền thông tốt làm cho họ không thể nêu lên được nhu cầu của bản thân và cưỡng lại áp lực hay cưỡng ép của bạn đồng đẳng hay người lớn. · Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần có thể tăng trong thời kỳ VTN vì có sự thay đổi hoocmon và thay đổi thể chất trong khi dậy thì, cùng với các thay đổi trong môi trường xã hội của VTN. · Vị thành niên có thể cảm thấy bị áp lực phải tuân theo khuôn mẫu về vai trò giới. · Thanh niên có nguy cơ cao hơn người lớn về lạm dụng tình dục, thân thể và bằng lời nói vì họ ít khi có thể ngăn cản hoặc dùng những biểu lộ quyền lực. · Thông thường có sự bất bình đẳng về chức năng quyền lực giữa VTN và người lớn vì đôi khi người lớn coi VTN là trẻ con. · Vị thành niên thiếu sự chín chắn để ra các quyết định đúng đắn và có cơ sở. c) Sự tổn thương về kinh tế xã hội. · Sự nghèo đói và các khó khăn kinh tế có thể làm tăng nguy cơ sức khoẻ do vệ sinh tồi tệ, thiếu nước sạch, và không có khả năng đáp ứng các chăm sóc sức khoẻ và chữa trị. · Nhu cầu của thanh thiếu niên về tiền bạc thường tăng trong khi họ ít tiếp cận đến tiền hoặc những công việc được trả lương. · Nhóm thanh niên khó khăn cũng có thể có nguy cơ lạm dụng chất kích thích và có thể cảm thấy bị ép buộc làm việc trong các điều kiện mạo hiểm, kể cả công việc bán dâm. · Nữ thanh niên cũng chịu sự phân biệt về giới ảnh hưởng đến khẩu phần ăn uống, tiếp cận tới chăm sóc sức khoẻ, khả năng thương lượng tình dục an toàn hơn, và các cơ hội đầy đủ về kinh tế và xã hội. · Một số nữ thanh niên lập gia đình rất sớm để thoát khỏi cảnh nghèo khổ, những kết quả là lại bị rơi vào các hoàn cảnh khó khăn và thử thách khác. · Cũng có nhiều thanh niên đang có nguy cơ vì các lý do kinh tế, xã hội. Nhóm thanh niên đặc biệt có nguy cơ này bao gồm: Trẻ em đường phố, lao động nhỏ tuổi, tội phạm thanh thiếu niên, trẻ mồ côi vì AIDS, các thanh thiếu niên bị bỏ rơi và hắt hủi... Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.