Phần nhiều các mỏ quặng đều nằm ở trong núi, nó dựa chủ yếu vào sự hoạt động của các dòng nham thạch để hình thành nên.
Các dãy núi đồi nói chung đều là những nếp uốn gấp nhô lên khi vỏ đất vận động tạo nên. Khi vỏ trái đất vận động thì các dòng nham thạch ở sâu dưới đất cũng hoạt động mạnh lên, trong dòng nham thạch có các nguyên tố vàng, bạc, đồng, sắt v.v… Khi dòng nham thạch vận động gần đến mặt đất thì nó sẽ bị làm lạnh dần và từ từ rắn lại. Những nguyên tố kim loại ở trong dòng nham thạch được tách ra và hình thành nên các mỏ kim loại khác nhau. Như vậy các dãy núi sẽ giấu trong lòng mình các loại quặng.
ly tieu tinh
Trả lời 16 năm trước
Vùng đối núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo sự nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy (magma) - vốn nằm sâu dưới lòng đất - có cơ hội nhô lên và hoạt động. Magma chứa một lượng lớn các muối của axit silic. Ngoài ra, magma còn chứa nhiều kim loại nóng chảy như vàng, đồng, chì, thiếc, molybden...
Khi magma trào lên đến gần mặt đất, do nhiệt độ giảm, nó nguội đi, rắn thành đá peridot, đá hoa cương... Những đá rắn này chủ yếu do các muối của axit silic hợp thành. Còn các nguyên tố kim loại, khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp, thường phân ly khỏi magma, hình thành quặng khoáng sản kim loại. Các quặng này xuất hiện tương đối tập trung, hình thành mỏ. Chính vì thế, nguời ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi