Ai ở sài gòn cho mình hỏi vài câu hỏi về lịch sử tên các ngã tư hay tên con đường ở sài gòn này nha ?

[b]ở thủ đức có ngã tư MK vậy chữ MK ở đây gọi là gì tại sao có tên cầu thị nghè tại sao gọi ngã tư 550 rùi còn nhiều con đường mình cũng ko rõ tên của nó mang ý nghĩa gì nữa có ai biết chỉ mình với [/b][:x]
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Tôi gửi đến bạn ý nghĩa tên vài chiếc Cầu để bạn tham khảo nhá ! Riêng tên đường thường là lấy tên các nhân vật lịch sử. - CẦU THỊ NGHÈ: Cầu Thị Nghè bắc qua rạch Thị Nghè nằm trên ranh giới hai quận 1 và Bình Thạnh. Cầu dài 105,2m; rộng 16,7m. Cầu đầu tiên do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân cho xây để chồng bà qua Saigon làm việc. Chồng bà là thư lại nhưng người đương thời tôn xưng là ông Nghè. Vì vậy, chiếc cầu được gọi là cầu Bà Nghè. Từ giữa thế kỉ 19 về sau gọi là cầu Thị Nghè. Chưa rõ lí do tại sao đổi cách gọi từ cầu Bà Nghè ra cầu Thị Nghè. Năm 1970, cầu được xây dựng lại bằng xi măng cốt thép. - CẦU KIỆU : Cầu bắc qua kinh rạch Thị Nghè, nối đường Hai Bà Trưng ( Q.1) với đường Phan Đình Phùng ( quận Phú Nhuận), dài 39m, rộng 16,7m. Đầu thế kỉ XIX, cầu mang các tên Phú Nhuận, Chợ Mới. Đồng thời, ở đây có xóm trồng củ kiệu nên ban đầu có tên Xóm Kiệu, sau đó rút gọn thành cầu Kiệu. Trong các công văn của Pháp, cầu này được gọi là " Cầu thứ ba" ( 3è Pont ) vì tính từ vàm rạch Bến Nghé vào, cầu đứng thứ 3 sau cầu Thị Nghè và Cầu Bông. CẦU NHỊ THIÊN ĐƯỜNG : Cầu bắc qua kinh Đôi, trên đường Tùng Thiện Vương, nối phường 12 với phường 5, Q.8. Cầu dài 150,9m; rộng 8m, mỗi lề 0,8m. Cầu được xây năm 1925. Lúc đầu gọi là Cầu Mới. Đây là chiếc cầu cổ có kiểu dáng xưa nhất thành phố, hai bên thành cầu có các trụ đèn bằng xi măng, trên đầu trụ xây lồng đèn hình vuông có mặt kính che. Vì cầu nằm cạnh nhà máy chà gạo của chủ nhân đại lí hãng dầu Nhị Thiên Đường nên có tên trên. ( Nhà máy ở tại ngã ba đường Nguyễn Duy và Nguyễn Chế Nghĩa - theo cụ Phạm Văn Vị, nhà ở gần cầu sinh năm 1903 ). CẦU CHỮ Y : Cầu bắc qua kinh Tàu Hủ, nối đường Nguyễn Biểu ( quận 5 ) với đường Nguyễn Thị Tần và đường Hưng Phú ( quận 8 ). Cầu có ba nhánh : nhánh tới Nguyễn Biểu dài 175m, nhánh tới Nguyễn Thị Tần dài 178,3m; nhánh tới Hưng Phú dài 137m. Tổng cộng : 490.3m. Lồng cầu có ba nhánh rộng 9m, mỗi lề 0,7m. Cầu được xây từ năm 1937 đến năm 1941 và đã được sửa chữa lớn vào năm 1992. Vì cầu có hình chữ Y nên mang tên này. - ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ : Vốn là một con kinh bị lấp lại, nên còn gọi là đường Kinh Lấp. Con kinh này có tên chữ Sa Ngư, Trịnh Hoài Đức viết về phố chợ Bến Thành : " Đầu phía Bắc là rạch Sa Ngư, có cầu ván bắc ngang..." ( Gia Định thành thông chí ) - CAO THẮNG ( 1864-1893) Cao Thắng người thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ; nay là xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh. Nhà nghèo, nhưng ham học, giỏi cả văn lẫn võ, ông sớm tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Quang Cán. Cuối năm 1885, Phan Đình Phùng dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ chống Pháp ở Hương Khê, Cao Thắng cùng em là Cao Nữu đã đem đội quân của mình gia nhập nghĩa quân, trở thành cánh tay phải của cụ Phan. Năm 1886, Phan Đình Phùngra Bắc để liên lạc với các lực lượng chống Pháp, giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng. Ông ra sức xây dựng lại lực lượng, đặc biệt tự làm ra được những khẩu súng giống như loại súng trường năm 1874 của Pháp, khiến chính kẻ địch cũng phải khâm phục. Sau khi Phan Đình Phùng từ Bắc trở về Hương Khê, Cao Thắng vẫn là tướng lĩnh tin cậy nhất của Cụ và là người chỉ huy trực tiếp các trận chiến đấu. Ngày 21-11-1893, trong trận đánh đồn Nu thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An ), Cao Thắng bị trúng đạn và hi sinh. LÝ CHÍNH THẮNG ( 1917-1946 ) Ông chính tên là Nguyễn Đức Huỳnh, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có thời gian theo học trường trung học tỉnh Thanh Hoá, sau vào hoạt động trong Nam, tham gia Thành Uỷ Saigon- Chợ Lớn và gây cơ sở Đảng ở khu vực Đa Kao (Đất Hộ). Tháng 3-1945, ông được phái ra Bắc để bắt liên lạc với Trung Ương, sau đó lên đường vào Nam đem theo quyết định khởi nghĩa vũ trang cho xứ Uỷ Nam Kì. Cách mạng Tháng Tám thành công, rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông hoạt động trong ngành giao thông liên lạc tại vùng Saigon bị giặc chiếm. Bị giặc Pháp bắt và tra trấn cực hình, ông mất tại bệnh viện Chợ Rẫy ( 30-9-1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh ngày 25-4-1949 truy tặng Lý Chính Thắng Huân Chương Độc Lập hạng nhì. Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.