Em muốn hỏi về những vấn đề cơ bản của triết học mác_lênin, ai biết giúp e với ?

Tại sao nói lực lượng sản xuất là yếu tố suy cho cùng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội ? ai biết giúp e với ? Thanks
ha
ha
Trả lời 11 năm trước

1. Vấn đề cơ bản của triết học

* Nội dung:Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt của triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất.

* Phân tích nội dung:

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

- Mặt thứ nhất, (mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào?

+ Chủ nghĩa duy vậtlà trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.

+ Chủ nghĩa duy tâmlà trường phái triết học cho rằng: bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất.

- Mặt thứ hai, (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?

Trong việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học có hai khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri. Đa số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới, có khả năng đạt được chân lý khách quan. Một số các nhà triết học phủ nhận một phần hay toàn bộ khả năng nhận thức của con người. Những nhà triết học này thuộc thuyết bất khả tri

* Vì sao gọi là vấn đề cơ bản của triết học?

1) Đó là vấn đề rộng nhất, chung nhất đóng vai trò nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác.

2) Nếu không giải quyết được vấn đề này thì không có cơ sở để giải quyết các vấn đề khác, ít chung hơn của triết học.

3) Giải quyết vấn đề này như thế nào thể hiện thế giới quan của các nhà triết học và thế giới quan đó là cơ sở tạo ra phương hướng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề còn lại của triết học.

2. Nội dung - Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

VẬT CHẤT

* Định nghĩa vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng tachép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

* Phân tích định nghĩa:

- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.

- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người.

- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.

* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin

- Khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc cảm giác”, Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được những khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.

- Đồng thời, định nghĩa vật chất của Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.

- Khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội .Từ đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; trên cơ sở ấy, người ta có thể tìm ra các phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển.

* Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở các điểm cơ bản sau đây:

* Một là, chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.

* Hai là, một bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiên ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.

* Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không bị mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài các quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau.

Ý THỨC

* Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên

+ Bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.

+ Mối liên hệ vật chất giữa óc người với thế giới khách quan đã hình thành nên quá trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con người.

Ý thức phản ánh một cách năng động và sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người.

Nguồn gốc xã hội

+ Lao động: Chính trong quá trình lao động, con người tác động vào tự nhiên, buộc thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật vân động của mình… àcon người nhận thức thế giới rõ ràng hơn, nhanh hơn, tri thức về tự nhiên và xã hội dần hình thành.

+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện để trao đổi thông tin, lưu giữ tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó là 1 hiện tượng xã hội, 1 phương tiện trao đổi giữa người với người, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy àNhờ ngôn ngữ mà tư duy, ý thức con người hình thành và phát triển.

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

a) Vai trò của vật chất đối với ý thức

- Vật chất quyết định nội dung của ý thức; nội dung của ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.

- Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất.

- Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn

b) Vai trò của ý thức đối với vật chất

- Tác dụng phản ánh thế giới khách quan

- Tác dụng cải biến sang tạo thế giới khách quan

- Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức

Vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp làm thay đổi được hiện thực, muốn thay đổi hiện thực cần phải có hoạt động vật chất, đó là hoạt động lao động của con người.

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Tôn trọng khách quan; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan.

- Phát huy năng động chủ quan ; phát huy vai trò của tri thức khoa học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn. (Phát huy và coi trọng vai trò của con người trong nhận thức và cải tạo thực tiễn).

- Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn.

d) Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sởnhững cái đã có trước, ý thức có khả năng sáng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao.

Quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau:

- Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết.

- Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.

- Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan,tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.

Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức. ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.

* Làm thế nào để phát huy tính năng động. sáng tạo của ý thức (hay tính sáng tạo của con người) (Tự làm)

3. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

* Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a. Khái niệm: mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

b. Những tính chất của mối liên hệ

Theo quan điểm của CNDV BC mối liên hệ có 3 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.

- Tính khách quan: mọi mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.

- Tính phổ biến:

Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất thành phần nào, yếu tố nào cũng đều có mối liên hệ với những thành phần, yếu tố khác.

Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến, chung nhất.

- Tính đa dạng phong phú: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ thể hiện khác nhau.

c. Giá trị phương pháp luận

Từ cơ sở triết học là nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến, đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.

Nguyên lý về sự phát triển

a) Khái niệm: sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

b) Tính chất cơ bản của sự phát triển

- Tính khách quan. Bởi vì, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người.

- Tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan.

- Tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở những không gian, thời gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác nhau...

c) Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.

- Khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong trạng thái vận động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đồng thời phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi tạm thời.

- Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta.