Trình bày thông số kỹ thuật của 8x,9x với g33,g35,p33,p35,x8

Trinh Bay Thong So Ky Thuat va so sanh cac dong 8x,9x voi g33,g35,p33,p35,x8 * trinh bay dac diem ky thuat 2 main board su dung vi su ly AMD moi nhat thi truong hien nay 2010 *so sanh vi kien truc core va vi kim truc netburst *phuong phao kiem tra cau hinh may trong ta ca truong hop *so sanh cong nghe multi core Intel va amd
styles
styles
Trả lời 14 năm trước
Câu 1: Hãy nêu và trình bày các thông số kỹ thuật của chipset trên bo mạch chủ.Lập bảng so sánh sự khác và giống nhay giữa dòng 8xx,9xx và G33,G35,P33,P35,X38..... Câu này hơi khoai à nha. Mình sẽ gửi vài bức hình liệt kê thông số chi tiết về Chipset, Code Name, Part numbers,South Bridge, Release, Date,Processors,FSB, SMP, Memory types, Max. memory, Memory banks,Parity/ECC PCI Type và Graphics Bạn tự tìm hiểu và có cái nhìn tổng quát về sự khác biệt của dòng 8x 9x và P3x nhé Bắt so sánh cả cơ số chipset thế kia thì bố thằng tây nào tìm cho hết điểm nổi bật được chứ Nhưng có một điểm dễ dàng nhận thấy và rất nổi bật đó là FSB của Chipset P3x tối đa là 1333 còn 9xx là 1066 dòng 8xx thì chỉ max 800 mà thôi Ngoài ra tôi không thể tìm được một sự khác biệt nào khác. Hỗ trợ 45nm thì dòng chipset P965 cũng làm việc tốt. Chạy tốt Core 2 Dua và Core2 Quad. Ram cũng có thể hỗ trợ đến 8GB, Support PCI Express X16. Ngoại trừ dòng X38 support 2 PCI-Express X16 2.0 ra thì cũng chả biết sự nổi trội thêm ở điểm nào nữa Còn một số tính năng mà nó nói update gì gì đó tôi đọc cũng mù tịt, chả biết tác dụng nó ra sao nữa, bạn tự tìm hiểu nhé Một vài chi tiết về tính năng bổ sung, bằng tiếng anh, chịu khó đọc nhé bạn # E7500 (Plumas) * Similar feature set to 860, but uses dual-channel DDR, and has support for PCI-X, but not AGP. * Sub-versions: o E7501 - Mostly the same as E7500, but with support for 533 MHz bus and USB 2.0. o E7505 (Placer) - E7501 with AGP 8x. # E7205 (Granite Bay) * Workstation chipset, supports AGP 8x and dual-channel DDR. Other features are the same as 845PE. # 875P (Canterwood) * Similar to E7205, but adds support for 800 MHz bus, DDR at 400 MHz, Communication Streaming Architecture (CSA), Serial ATA (with RAID in certain configurations) and Performance Acceleration Technology (PAT), a mode purported to cut down memory latency. # 865PE (Springdale) * 875P without PAT, though it was possible to enable PAT in some early revisions. Also lacks ECC Memory support. * Sub-versions: o 865P - The same as 865PE, but supports only 533 MHz bus and 333 MHz memory. o 848P - Single memory channel version of 865PE. # 865G (Springdale-G) * 865PE with integrated graphics (Intel Extreme Graphics 2). PAT never supported in any revisions. * Sub-versions: o 865GL - 865G without external AGP slot. # E7525 (Tumwater) * Dual Xeon, supports an 800 MHz bus, PCI Express and DDR-II. Other features are the same as 875/865. * Sub-versions: o E7520/E7320 (Lindenhurst) - Same feature-set as E7525, but has the PCI Express links set out in a way better suited to servers than workstations. The E7520 and E7320 chipsets are functionally equivalent, but the E7320 has fewer I/O ports Câu 2: . Hãy nêu và trình bày đặc điểm kỹ thuật của 02 mainboard sử dụng vi xử lý AMD mà theo bạn là có công nghệ mới nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam Cái này bạn có thể seach dễ dàng ở các website bán hàng trực tuyến về các mainboard đời mới. Hiện giờ thì dòng Chipset AMD 790 là đỉnh nhất Ví Dụ như con GIGABYTE™GA-MA790GP-DS4H và con DFI Lanparty DK 790FXB-M2RSH bạn có thể tham khảo về đặc tính kỹ thuật của từng loại Câu 3: Hãy nêu và lập bảng so sánh sự khác và giống nhau của vi xử lý được chế tạo theo vi kiến trúc Core và vi kiến trúc NetBurst Một số công nghệ nổi bật được áp dụng trong vi kiến trúc NetBurst như: Hyper Pipelined Technology (mở rộng hàng đợi lệnh) Rapid Execution Engine (tăng tốc bộ đồng xử lý toán học) … Execution Trace Cache (tránh tình trạng lệnh bị chậm trễ khi chuyển từ bộ nhớ đến CPU) Vi kiến trúc NetBurst 64 bit đầu tiên được Intel sử dụng trong BXL P4 Prescott (có mã là Prescott 2M). Có khả năng tính toán và thực thi các tác vụ 64 bit – EM64T (Extended Memory 64 Technology). Vi Kiến Trúc Core Có 5 cải tiến quan trọng: Wide Dynamic Execution (khả năng mở rộng thực thi động): tăng lên đến 4 dòng lệnh xử lý so với kiến trúc cũ là Intel NetBurst chỉ có 3 dòng lệnh trong từng Clock Cycle Tính quản lý điện năng thông minh (Intelligent Power Capability): công nghệ này cho phép kích hoạt và cung cấp điện cho những nơi có nhu cầu (dựa trên transistors). Chia sẻ bộ nhớ đệm linh hoạt (Advanced Smart Cache): 2 nhân shared cache L2, tăng dung lượng cache cho từng Core so với trước, làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu của từng Core, cho phép sắp xếp và tải sẵn dữ liệu cho CPU một cách có trình tự Truy xuất bộ nhớ thông minh (Smart Memory Access): sắp xếp và tải dữ liệu theo trình tự giúp tăng băng thông xử lý dữ liệu cũng như hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống. Tăng tốc phương tiện số tiến tiến (Advanced Digital Media Boost): giúp tăng vòng quay của các dòng lệnh lên gấp 2 lần so với trước đây bằng cách xử lý 128 bit một lúc thay vì 2 lần 64 bit => Tăng khả năng xử lý đồ hoạ và game 3D. 5 cải tiến này tạo ra các BXL mạnh hơn, khả năng tính toán nhanh hơn, giảm mức tiêu thụ điện, toả nhiệt ít hơn so với vi kiến trúc NetBurst Còn câu 4 : các trường hợp có thể gặp phải là các trường hợp nào ? Để kiểm tra cấu hình máy tính 1 cách chung nhất dù trong bất kỳ trường hợp nào thì chỉ có tháo tung ra thôi , quan sát các thông số được ghi trên thiết bị .Yêu cầu của cách làm này là người làm phải có kiến thức cơ bản về máy tính như hình dạng các slot , socket ,I/O .. trường hợp các thông số bị mờ ( trường hợp này ít ) hoặc ngại mở thì xài soft . - Start >> Run >> dxdiag - dùng CPU-z và GPU-z - mở máy tính ra kiểm tra .. Câu 5: So sánh công nghệ Multi-Core của AMD với Multi-Core của Intel. CPU đa nhân, CPU đa lõi (tiếng Anh: multi-core) là bộ vi xử lý trung tâm (Central Processing Unit) có nhiều đơn vị vi xử lý được tích hợp trên cùng một CPU vật lý duy nhất. Một cách khác, chúng giống như sự ghép nối nhiều CPU thông thường trước đây trở thành một CPU duy nhất. CPU đa nhân nhân được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001 bởi hãng IBM với loại CPU Power4 dành riêng cho các máy chủ. Bắt đầu từ đó các hãng sản xuất CPU khác bắt đầu chú ý đến thể loại CPU đa nhân và định hướng phát triển sản phẩm của mình theo theo thể loại này. Hai nhà sản xuất CPU cho PC lớn là AMD và Intel cũng có các phản ứng khác nhau: AMD đã bắt đầu có định hướng ngay cho CPU đa nhân, Intel còn dè dặt trong giai đoạn đầu, nhưng cũng bắt đầu vào cuộc. Kể từ đó có một sự cạnh tranh giữa hai hãng để chiếm lĩnh thị phần CPU máy tính trên phương diện đa nhân, hiệu năng xử lý và giá bán, sự cạnh tranh này vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm hiện nay (đầu năm 2008) và chưa có dấu hiệu kết thúc. CPU hai nhân của Intel Hãng Intel đã giới thiệu những CPU hai nhân Pentium Extreme Edition và Pentium D đầu tiên vào tháng 4 năm 2005 phát triển trên nền Pentium 4 Prescott. Thực chất sự ra đời của những CPU hai nhân đầu tiên này của Intel đã mong muốn giới thiệu ra thị trường càng nhanh càng tốt nên các CPU hai nhân đầu tiên: Pentium D, Pentium Extreme Edition (thường gọi tắt là Pentium EE) chứa trong lòng nó hai nhân của Pentium 4 mã Prescott[4]. Mỗi một nhân được giao tiếp với một đường khác nhau với chipset cầu bắc trên bo mạch chủ. Chính vì vậy mà các chipset của hãng Intel như i915, i925 hoặc các chipset của các hãng khác dành cho các CPU Pentium 4 thông thường không thể sử dụng cho CPU hai nhân Pentium D (hoặc Pentium Extreme Edition). Các chipset dòng i945, i955X, i975X cho dòng máy tính cá nhân để bàn và E7230 cho dòng máy trạm là những chipset đầu tiên hỗ trợ cho những CPU hai nhân này. CPU Pentium D có các đặc tính dưới đây: • Tốc độ xử lý CPU từ 2,8 GHz đến 3,2 GHz • FSB: 800MHz • Mở rộng EM64T 64-bit • Hỗ trợ Execute Disable Bit • Sản xuất trên công nghệ 90 nm (nanomet) • Có 2 MB L2 cache (1 MB mỗi nhân riêng biệt và độc lập) • Sử dụng Socket T (LGA775) Với những CPU có số hiệu 830 và 840 còn bao gồm công nghệ mới của Intel là: “EISS” (Enhanced Intel Speed Step), chúng có thể tự động thay đổi tốc độ làm việc của CPU theo nhu cầu xử lý của hệ thống để giảm công suất tiêu thụ. Phiên bản Pentium Extreme Edition 840 có tính năng giống như Pentium D, nhưng có một số khác biệt thêm như sau: • Hỗ trợ công nghệ Siêu phân luồng (HT Technology). Như vậy với mỗi nhân bên trong sẽ trở thành 2 nhân ảo (hệ điều hành sẽ nhận biết và sử dụng như có 4 nhân đồng thời). • Không hỗ trợ công nghệ EISS. • Cho phép thay đổi hệ số nhân của CPU, điều này giúp các người sử dụng hiểu biết dễ dàng ép xung với CPU mà không phải thay đổi bus hệ thống. Đây là cách lý giải tại sao Pentium EE lại không hỗ trợ công nghệ EISS bởi công nghệ này mâu thuẫn với các hành động ép xung khi chúng tự động giảm hệ số nhân để giảm tốc độ làm việc của hệ thống khi nhu cầu xử lý thấp.