Những điều cần biết khi mua laptop

laptop nguyên niêm phong thùng là cái bạn lên kiểm tra đầu tiên, vì mình bổ tiền ra mua 1 laptop phải đẩm bảo được điều đó đầu tiên. Bước tiếp theo là kiểm tra số Serian của vỏ thùng phải trùng với tất cả ở đít máy và trong BIOS. còn nữa sẽ up cho các bạn thêm [gallery]/3/ljr1246350653.JPG[/gallery]
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Đầu tiên là mục đích sử dụng: bạn cần mua laptop cho công việc hay đơn thuần là giải trí (nghe nhạc, xem phim, chơi game). Nếu là công việc, nên chọn lựa những loại laptop phù hợp với công việc bạn đang làm. Chẳng hạn nếu bạn chỉ làm việc văn phòng thì laptop có cấu hình vừa phải; nhưng nếu bạn là một họa sỹ với công việc chủ yếu liên quan tới đồ họa, thì laptop phải mạnh hơn và chuyên dụng hơn; còn nếu bạn là một game thủ thì máy tính của bạn lại càng phải mạnh mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các loại game đồ họa hiện nay. Nói chung, mục đích sử dụng chi phối cấu hình và giá cả của chiếc máy tính. Tại sao không là desktop? Với những lợi thế không thể so sánh, laptop đang là nhu cầu tất yếu của giới doanh nghiệp và những người sử dụng cần một môi trường làm việc di động. Đôi khi bạn sẽ tự hỏi tự sao mình phải mua laptop trong khi giá của một chiếc máy tính để bàn (desktop) thường ít hơn vài trăm USD? Ưu điểm của laptop Một chiếc máy tính xách tay sẽ cho phép bạn truy cập vào tệp tin và những ứng dụng của bạn ở mọi ngóc ngách trên trái đất này. Hay nói cách khác, bên bạn luôn là một văn phòng di động sẵn sàng cho bạn làm việc mọi lúc mọi nơi. Bạn đang ở sân bay, bến cảng, tàu hoả, hay thậm chí là ... Nam Cực thì điều đó cũng không ảnh hưởng tới bạn nhiều lắm. Những hạn chế của laptop Nói gì thì nói, nếu hầu bao của bạn không rủng rỉnh thì việc sắm cho mình một chiếc laptop là việc làm khó khăn. Và khi đó, mức chênh lệch tới vài trăm USD sẽ khiến cho bạn chuyển hướng sang dùng desktop hơn là laptop. Một điểm nữa là khả năng lưu trữ của laptop thường không bằng desktop, mặc dù trong thời gian gần đây, các nhà sản xuất đã cố gắng mở rộng dung lượng ổ cứng của dòng máy tính này. Những hạn chế của laptop bao gồm: Bàn phím nhỏ hơn, màn hình nhỏ hơn và không có một số tính năng quen thuộc như desktop. Bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới có thể thao tác nhanh chóng bằng bàn phím laptop. Thời lượng sử dụng laptop là vấn đề muôn thuở mà bạn phải đối mặt. Trong khi đó, desktop lại không hề có khái niệm này. Về cấu hình của laptop, bạn nên lưu tâm tới các vấn đề sau: Bộ xử lý (chip): Sự lựa chọn tốt nhất là bộ xử lý Pentium M (được tích hợp công nghệ Centrino của Intel) và PowerPC G4 (sản phẩm của Apple). Hai loại chip này mang lại sự dung hoà giữa các yếu tố năng lượng, thời lượng sử dụng pin và trọng lượng. Ở mức thấp hơn có chip Intel Celeron và AMD Sampron. Nói chung, cho dù bộ xử lý bạn ở có nhãn hiệu gì nhưng xung nhịp (tốc độ xử lý) của nó tối thiểu phải ở mức 1.0GHz trở lên. Bộ nhớ: Thường các loại laptop cấp thấp chỉ có dung lượng RAM ở mức 128 MB hoặc 256 MB; nhưng nếu bạn muốn chiếc máy tính của mình xử lý được nhiều ứng dụng hơn, bộ nhớ RAM của bạn tốt nhất từ 512 MB trở lên. Có thể bạn sẽ phải trả thêm tiền cho sự chênh lệch từ 256 MB lên 512 MB nhưng bạn sẽ thấy được lợi ích của sự đầu tư này về sau này. Card video: Đối với hầu hết người dùng, bộ nhớ video (card video) là thành phần có thể lược bỏ để tiết kiệm chi phí. Trừ khi bạn sử dụng laptop cho chơi game, còn nếu không cũng không cần phung phí tiền cho loại card này. Tốt nhất là máy tính của bạn được tích hợp sẵn card đồ hoạ chia sẻ bộ nhớ với chipset hệ thống. Ổ cứng: Nếu bạn chỉ cần lưa trữ e-mail, bảng tính, tài liệu Word, thì dung lượng ổ cứng không cần lớn lắm. Còn nếu bạn muốn lưu trữ nhạc, video trên laptop thì dung lượng ổ cứng ít nhất cũng từ 60 GB trở lên. Ổ quang: Những model laptop rẻ tiền thường chỉ có ổ CD-ROM cố định (không thể di chuyển và được gắn chặt vào máy). Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng loại ổ rời, hoặc là CD-ROM hoặc là ổ kết hợp DVD/CD-RW. Nếu bạn chỉ sử dụng laptop ở mức bình thường, thì chỉ cần ổ CD-ROM. Còn nếu muốn xem phim hoặc có nhu cầu ghi đĩa, thì nên sử dụng ổ kết hợp CD-RW/DVD. Loại ổ này cho phép bạn xem được các bộ phim DVD và ghi đĩa CD rất tiện lợi. Kích thước màn hình: Phụ thuộc vào loại hình công việc bạn đang làm mà lựa chọn kích cỡ màn hình. Nói chung, các tác vụ đồ hoạ hoặc bảng tính thì cần màn hình lớn; còn e-mail chỉ hoặc các công việc đơn giản khác thì chỉ cần màn hình bình thường. Trọng lượng mỗi thứ một tý cộng vào sẽ làm cho bạn trở nên mệt mỏi nếu cứ phải "đeo dính" chiếc laptop trong thời gian dài. Tất nhiên, chiếc laptop nặng hay nhẹ còn liên quan tới cả yếu tố giá cả. Những chiếc laptop bình dân thì chẳng bao giờ nhẹ cả, chúng chỉ nhẹ khi số tiền bạn bỏ ra phải tương đối kha khá. Đối với người dùng doanh nghiệp, mức trọng lượng tốt nhất nên giới hạn trong khoảng từ 1,8 - 2,7 kg. Pin: Mặc dù có được ghi trong sách hướng dẫn, nhưng bạn đừng nên quá tin vào những lời hứa hẹn của nhà sản xuất rằng pin laptop của bạn có thể kéo dài trong khoảng 5 - 6 tiếng đồng hồ. Chỉ có những loại laptop tốt nhất mới có thời lượng sử dụng pin 6 tiếng; ngoài ra giới hạn cũng chỉ khoanh lại trong khoảng ba tiếng hoặc ít hơn. Bạn càng sử dụng các ứng dụng giải trí (nghe nhạc, xem video, chơi game... ) thì pin của máy tính sẽ càng nhanh hết hơn. Mạng: Các model laptop hiện nay thường được trang bị chức năng kết nối mạng, mà thông thường nhất là Ethernet, rồi sau đó đến kết nối không dây. Máy tính của bạn nên có cả hai tính năng này, vì trong tương lai các điểm hotspot truy cập không dây sẽ dần phổ biến và việc truy cập Internet của bạn sẽ tiện dụng và dễ dàng hơn. Nói chung, máy tính của bạn nên có kết nối mạng LAN Ethernet và card không dây tích hợp. Cổng và kết nối: Nắm vững các cổng kết nối của máy tính sẽ giúp bạn kết nối với các thiết bị khác được dễ dàng và chính xác hơn. Bạn nên làm quen với các khái niệm như: cổng video; thiết bị đọc card media số; ngõ xuất S-Video (để kết nối với TV); cổng DVI (kết nối với màn hình LCD số); cổng FireWire (thu và biên tập video số). Máy tính của bạn tối thiểu nên có hai cổng USB; một VGA và một cổng in. Giá cả thế nào là phù hợp? Cũng giống desktop, giá của laptop dao động khá nhiều phụ thuộc vào cấu hình và tên tuổi hãng sản xuất. Thường thì máy của IBM đắt hơn nếu có cùng cấu hình với các chủng loại khác. Và cứ theo như nhiều người nói, laptop IBM chỉ dành cho người... lắm tiền vì không ít model có giá ngất ngưởng. Nếu túi tiền của bạn hạn chế thì cũng chỉ có nước ngồi ngắm nhìn các laptop IBM từ 1.500 USD trở lên mà thôi. Toshiba Satellite A80 . Tuy nhiên, với mục đích khuyến khích người dùng chuyển sang laptop, từ đầu năm 2006 tới giờ, không ít những nhà sản xuất tung ra thị trường các mẫu mã laptop giá mềm hơn. Cụ thể, các loại laptop cấp thấp (chỉ có chức năng cơ bản và không mạnh) có giá dao động từ 600 - 700 USD. Với cái giá này, bạn có thể mua được một chiếc desktop "xịn", nhưng với laptop thì cũng chỉ là trung bình, có sức mạnh xử lý ở mức bình thường và trên bình thường một chút. Đồ xịn hơn cũng đồng nghĩa với việc tiền bỏ ra phải nhiều hơn. Với những loại laptop siêu nhẹ, siêu nhỏ và có sức mạnh xử lý cao (còn gọi là ultraportable), số tiền đầu tư cũng phải ở mức 3.000 USD hoặc cao hơn. Những model này thường được tích hợp những công nghệ mới nhất, tốt nhất và mạnh nhất. Chính vì vậy, đối tượng sử dụng của nó không thực sự phổ biến, chỉ tập trung vào các doanh nhân hoặc "đại gia" giàu có. Nói chung, laptop thường có giá gấp đôi desktop nếu so sánh về giá cả. Giá ở mức có thể chấp nhận được với đại đa số nhiều người dùng khi lựa chọn các model laptop khá mạnh là từ 1.000 - 1.500 USD. Đây được xem là mức giá thích hợp nhất vì với giá này, laptop vẫn đảm bảo các yếu tố công nghệ và sự lựa chọn phong phú nhất cho người dùng. Với giá 700 USD, bạn không thể trông chờ chiếc laptop của mình có những công nghệ tiên tiến như: chip Pentium M, chức năng kết nối không dây. Những công nghệ này chỉ có mặt trong các model laptop có giá xấp xỉ 1.000 USD trở lên. (theo XHTT)