quanjtl
Trả lời 17 năm trước
Trong Remote Assistance, người cần giúp được quy thành người dùng (User (hoặc Novice)) và người hỗ trợ cung cấp các hỗ trợ cho người dùng (Helper (hoặc Expert)). RA được khởi chạy từ menu Start bằng cách chọn All Programs, kích Maintenance, sau đó chọn Windows Remote Assistance. Bạn cũng có thể khởi chạy nó từ cửa sổ lệnh bằng cách đánh msra.exe.
Remote Assistance có hai chế độ hoạt động cơ bản:
1. Solicited RA. Trong Solicited RA (cũng được hiểu là Escalated RA) người dùng yêu cầu sự hỗ trợ từ người trợ giúp bằng cách khởi tạo một session RA bằng email, IM hoặc bằng cách cung cấp cho người trợ giúp bản copy của một file đã được lưu (*.MsRcIncident). Các phương pháp đó sử dụng một cơ chế khác:
- Solicited RA Using E-mail (Solicited RA sử dụng Email) Phương pháp này yêu cầu máy khách email đang được sử dụng bởi giao diện ứng dụng mail đơn giản hỗ trợ người dùng - User support Simple Mail Application Programming Interface (SMAPI). Một trong các ví dụ về máy khách email có hỗ trợ SMAPI là Windows Mail có trong Windows Vista. Các ví dụ khác là Microsoft Outlook và các máy khách của nhóm thứ ba. Trong phương pháp này, người dùng khởi chạy giao diện người dùng RA để tạo một thông báo email có file RA (*.MsRcIncident) được gắn kèm với thông báo. Người dùng phải nhập vào đó một mật khẩu cho session RA, mật khẩu này phải được truyền thông đến người trợ giúp bằng một phương pháp khác (OOB) chẳng hạn như quay số gọi điện thoại cho người trợ giúp. Khi người trợ giúp nhận được lời mời RA của người dùng, họ sẽ mở thẻ đính kèm, nhập vào mật khẩu mà đã được người dùng cho, khi đó session RA bắt đầu. Người trợ giúp phải đáp ứng lời mời từ người dùng bên trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó (mặc định là 6 giây) hoặc lời mời sẽ hết hạn và một lời mời mới sẽ cần thiết được gửi đến. Trong môi trường miền, thời gian sống của thẻ này cũng có thể được cấu hình bằng Group Policy, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về việc quản lý Remote Assistance bằng Group Policy trong một số bài sau.
- Solicited RA Using File Transfer (Solicited RA sử dụng bộ truyền tải File) Phương pháp này yêu cầu cả người dùng và người trợ giúp đều phải truy cập vàp một thư mục chung (như một mạng chia sẻ trên một máy chủ file) hoặc họ sử dụng một số phương pháp khác để truyền tải thông tin file (ví dụ, bằng cách sử dụng một khóa USB để truyền tải file hoặc upload file lên một site FTP). Người dùng tạo một file mời RA và lưu lại nó trong một thư mục chia sẻ. Người dùng phải cung cấp một mật khẩu, mật khẩu này được dùng để truyền thông với người trợ giúp bằng sử dụng phương pháp gọi điện thoại như đã nói trên. Người trợ giúp lấy được thẻ và phải đáp ứng lại cho lời mời bên trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc lời mời đó sẽ hết hiệu lực và phải chờ đến lời mời sau. (thời hạn được cấu hình trong Group Policy).
- Solicited RA Using Instant Messaging (Solicited RA bằng IM) Phương pháp này cần đến các ứng dụng IM đang được sử dụng bởi cả người dùng và người trợ giúp có hỗ trợ Rendezvous API mới của Microsoft. Windows Live Messenger là một ví dụ của một ứng dụng IM có hỗ trợ Rendezvous (trao đổi). Windows Live Messenger có sẵn trên mạng để các bạn có thể download. Trong phương pháp này, người dùng yêu cầu sự hỗ trợ từ một ai đó trên danh sách bạn thân của anh ta. Để bảo đảm rằng người điều khiển xa thực sự là bạn thân của người dùng này (không phải là ai đó giả làm bạn thân để lừa bạn), Remote Assistance yêu cầu một mật khẩu được tiếp sóng từ người dùng đến người trợ giúp bằng các cách khác nhau (chẳng hạn như gọi điện thoại) trước khi người trợ giúp có thể kết nối. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về Rendezvous API, bạn có thể xem Windows SDK trên MSDN tại địa chỉ http://windowssdk.msdn.microsoft.com/en-us/library/default.aspx.
2. Unsolicited RA. Trong Unsolicited RA (cũng được biết đến như Offer RA), người trợ giúp giúp đỡ người dùng bằng cách khởi tạo một session RA.
- Offer RA using DCOM (Tạo RA bằng sử dụng DCOM) Đây là kịch bản Help Desk điển hình trong đó tất cả người dùng đều trong một miền. Người trợ giúp nhập vào tên đầy đủ của họ (FQDN) hoặc địa chỉ IP của máy tính để kết nối vàp máy tính của người dùng. Phương pháp này yêu cầu người trợ giúp phải được xác thực quyền quản trị miền để có thể cung cấp RA cho người dùng. Phương pháp này cũng yêu cầu người trợ giúp biết tên (tên máy chủ trên subnet cục bộ; tên đầy đủ) hoặc địa chỉ (IPv4 hoặc IPv6) của máy tính người dùng.
- Offer RA using Instant Messaging (Tạo RA bằng IM) Phương pháp này yêu cầu đến ứng dụng instant messaging (IM) được sử dụng bởi cả người dùng và người trợ giúp có hỗ trợ Rendezvous API. Trong phương pháp này, người trợ giúp hỗ trợ ai đó trong danh sách bạn thân của anh ta. Nếu người này đồng ý thì anh ta phải nhập vào một mật khẩu để người trợ giúp sử dụng. Mật khẩu phải được chuyển bằng một phương pháp khác để bảo đảm người điều ở xa thực sự là bạn thân của người dùng (tránh trường hợp là một ai đó giả mạo). Để có thêm thông tin chi tiết về Rendezvous API, bạn có thể xem tại địa chỉ http://windowssdk.msdn.microsoft.com/en-us/library/default.aspx.
Các file mời RA làm việc như thế nào
Các file mời RA (.MsRcIncident) là các file định dạng XML gồm có thông tin được sử dụng bởi máy tính của người trợ giúp, máy tính sẽ thực hiện một kết nối. Thông tin thẻ này được mã hóa để ngăn chặn người dùng không hợp lệ truy cập, sử dụng email hoặc truyền tải file được sử dụng để gửi lời mời trên mạng không an toàn.
Nếu phương pháp email được sử dụng để gửi file mời đến người trợ giúp thì file mời được gửi như một đính kèm email với một tên file là RATicket.MsRcIncident. Còn nếu phương pháp truyền tải file được sử dụng thì file mời sẽ được tạo mặc định trên desktop của máy tính người dùng và tên file của file mời này là Invitation.MsRcIncident.