Cách cứu điện thoại rơi xuống nước???

Tình hình là em mới mua 1 con Samsung Galaxy. Hôm qua lóng ngóng thế nào làm rơi xuống nước, dù đã cứu vớt kịp thời nhưng giờ cảm thấy máy cũng có vấn đề. Không biết có nên đem máy đi sửa hay bảo hành không, vì em sợ Samsung không bảo hành cho trường hợp này. Mong mọi người giúp đỡ với?

Đặng tiến nam
Đặng tiến nam
Trả lời 13 năm trước

Ui, tiếc quá nhỉ. Mình thích máy này lắm. Không biết là khi lấy máy ra bạn có khởi động máy không vì rất dễ gây ra đoản mạch. Theo mình thì bạn nên lấy máy sấy sấy khô lại các bộ phận và pin của máy xem thế nào. Nếu không ổn thì đem đi sửa thôi, chứ ai bảo hành cho lỗi do bạn gây ra. Chúc thành công

lê trâm anh
lê trâm anh
Trả lời 13 năm trước

Hi, bạn cứ đem ra bảo hành xem sao. Biết đâu người ta sửa được đó, nếu không thì chắc cũng không bị lấy đắt như các hàng sửa điện thoại thông thường. Nhưng nghe bạn nói mơ hồ quá, không biết là cách bạn xử lí lúc đó thế nào thì mới có cách chữa trị cho đúng.

trần bảo anh
trần bảo anh
Trả lời 13 năm trước

vẫn chưa sửa được, tình hình chắc em phải đem đi bảo hành thôi

duc manh
duc manh
Trả lời 13 năm trước

nhanh chong vớt ra khỏi nước thao ngay pin ra sấy kho pin va máy nếu ko đươc thì đem di bảo hành thui

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Nước là một trong những kẻ thù nguy hiểm của điện thoại di động, cũng như mọi thiết bị điện tử khác. Dù bạn luôn cẩn thận, đôi khi cũng khó tránh rủi ro vấy nước vào máy hay bạn đang ở ngoài phố với chiếc điện thoại còn nằm trong túi quần, túi áo mà trời đổ mưa to bất ngờ.Chỉ cần chút kiên nhẫn và vài thủ thuật nhỏ, bạn có thể không cần phải mang điện thoại đến trung tâm bảo hành.

Dụng cụ cần thiết
- Khăn khô, loại không bị rơi sợi vải ra và có khả năng hút ẩm tốt.
- Vít nhỏ (loại dùng để vặn ốc mắt kính) nếu vỏ máy của bạn thuộc loại bắt cố định vào thân máy.

Các bước thực hiện

Bước 1: Lấy điện thoại ra khỏi nguồn nước
Chỉ cần 20 giây là nước có thể thâm nhập mọi ngóc ngách của chiếc điện thoại và làm hỏng chiếc máy của bạn. Hãy lấy máy ra khỏi nguồn nước càng nhanh càng tốt.

Bước 2: Tắt máy, tháo pin
Để tránh hiện tượng chập mạch cho máy, tắt máy và lấy pin ra khỏi máy ngay khi bạn đưa được máy đến nơi khô ráo. Hãy nhớ nguyên tắc nguồn điện và nước không được tiếp xúc với nhau. Pin vấy nước có thể dẫn đến hiện tượng đoản mạch, gây nổ, vô cùng nguy hiểm. Dùng khăn khô lau sạch pin, nhất là tại các điểm tiếp xúc bằng kim loại - thường cũng là vị trí hở duy nhất của pinvì thân pin thường được bọc nhựa khá an toàn.

Bước 3: Lấy SIM card ra khỏi máy
Ở những model máy cũ, SIM card nằm bên dưới pin nên sau khi lấy pin ra khỏi máy bạn mới có thể lấy SIM ra. Tuy nhiên, hiện những máy có khe SIM nằm riêng bên ngoài cũng đã khá phổ biến, việc tháo SIM vì thế không còn quá khó khăn. Dùng khăn khô lau nhẹ mặt SIM, tránh để trầy xước các điểm tiếp xúc.

Bước 4: Lấy thẻ nhớ ra khỏi máy
Nếu máy của bạn có sử dụng thẻ nhớ ngoài, nhẹ nhàng tháo thẻ nhớ ra và lau chùi tương tự SIM card.

Bước 5: Tháo toàn bộ vỏ máy và lau máy
Lớp vỏ có thể thay đổi được của các dòng điện thoại Nokia đến lúc này trở nên vô cùng hữu ích. Khóe léo tháo toàn bộ vỏ máy, bàn phím ra từng mảnh, lau nhẹ board mạch, màn hình cùng các bộ phận khác bằng một chiếc khăn có độ thấm hút tốt và không bị sót sợi vải. Sau khi đã lau sạch máy, xếp từng bộ phận của máy lên 1 chiếc khăn và để ở nơi thoáng mát từ 1 đến 3 ngày cho máy khô hẳn.

Nếu bạn sử dụng một chiếc điện thoại khó tháo rời hoặc không biết cách tháo các ốc máy, hãy cố gắng lau thân máy thật khô đến mức có thể rồi mang ngay đến trạm sửa chữa điện thoại có uy tín để được giúp đỡ. Việc tháo ốc máy thật ra không quá khó khăn, bạn chỉ cần một cây vít nhỏ (loại dùng để vặn ốc trên mắt kính) và một chút kiên nhẫn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng máy đã tháo ốc thường không còn giá trị bảo hành ở các trung tâm.

Bước 6: Kiểm tra SIM card và thẻ nhớ
Thường thì các SIM card không quá nhạy cảm với nước. Tuy nhiên, để đảm bảo dữ liệu của mình không trục trặc, hãy mượn nhờ một chiếc điện thoại nào đó và thực hiện thử cuộc gọi từ chiếc SIM của bạn.

Nếu có đầu đọc thẻ nhớ hoặc một chiếc điện thoại tương thích, bạn cũng nên ráp thử vào và kiểm tra dữ liệu trong chiếc thẻ nhớ của mình.

Bước 7: Ráp các bộ phận lại và kiểm tra máy
Sau khi máy đã khô hoàn toàn, ráp các bộ phận lại và vận hành thử. Nếu chiếc điện thoại của bạn vẫn không hoạt động (dù SIM card và thẻ nhớ vẫn chạy tốt trên các máy khác), hãy mang máy đến trung tâm sửa chữa có uy tín để được giúp đỡ thêm.

Mẹo dành cho bạn
- Để rút ngắn thời gian hong khô máy, bạn có thể đặt máy dưới một ngọn đèn dây tóc (đèn tròn), nhiệt lượng tỏa ra từ bóng đèn sẽ có thể làm nước bốc hơi nhanh hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ là đừng đặt máy quá gần đèn.
- Lỗ thoát nhiệt trên thành TV hoặc màn hình máy tính cũng là một gợi ý hay cho việc tận dụng nhiệt và hơi nóng làm khô máy. Lưu ý trong trường hợp này là hãy đặt chiếc điện thoại của bạn cẩn thận, đừng để rơi máy.
- Ngoài ra, những phương pháp khác như bỏ máy vào một chiếc bao kín với các gói hút ẩm (có thể dễ dàng tìm thấy trong những thùng giày, thùng đựng thiết bị điện tử), hay với một nhúm gạo khô và sạch cũng có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi máy khô ráo hẳn.

Lưu ý
- Tuyệt đối không bỏ chiếc điện thoại của bạn vào lò vi ba (microwave) hoặc lò nướng để sấy khô máy. Nhiệt độ các lò nướng này có thể làm chiếc điện thoại của bạn nổ tung.
- Tránh sử dụng máy sấy tóc hong khô máy. Nếu bạn muốn sử dụng cách này, hãy nhớ tháo pin khỏi điện thoại và để máy sấy cách càng xa chiếc điện thoại càng tốt.
- Nếu điện thoại của bạn rơi xuống biển hoặc những loại nước có pha muối, hãy tráng sơ máy qua nước sạch để các tinh thể muối không bám vào máy, làm hỏng máy trước khi thực hiện các bước như trên.
- Không lắp pin vào máy để vận hành thử khi bạn vẫn còn thấy hơi nước đọng trên màn hình điện thoại của mình.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Dưới đây là các bước cần làm:

Ba bước đơn giản cứu điện thoại rơi vào nước

1. Ngay lập tức tháo pin và thẻ sim. Mạch điện vẫn có thể "sống khỏe" khi bị dìm xuống nước, miễn là không nối với nguồn gây tình trạng chập mạch. Sim cũng có thể hồi phục được sautai nạnnày.

2. Dùng khăn thấm/ giấy thấm để lau khô nước. Nhiều chất trong nước như muối có thể làm hỏng điện thoại. Cồn có thể làm sạch chất bẩn nhưng bạn cần dùng loại trung (tầm 70 độ), loại cao (như 90 độ) sẽ làm hỏng các bộ phận trong điện thoại, loại thấp bay hơi chậm khiến tình trạng ẩm ướtkéo dàihơn.

3. Hong khô điện thoại bên cửa sổ hoặc bật quạt. Bạn không nên sấy thiết bị trong lò hoặc dùng máy sấy tóc ở nấc cao. Nên để gió mát làm khô từ từ. Sau một ngày, chiếc điện thoại yêu quý sẽ có cơ hội "sống sót".