Những bài toán khó nhằn nào khi tạo ra điện thoại không lỗ, không nút, không dây?

Bạn có tin trên thế giới xuất hiện một smartphone không lỗ sạc, không lỗ loa, không nút nguồn... không? Thực sự có đấy! Đó là smartphone Miezu Zero vừa được ra mắt, theo sau là concept Apex 2019 của hãng Vivo. Có lẽ trong tương lai không xa, xu hướng smartphone không nút, không lỗ sẽ được nhiễu hãng đón nhận nhưng vẫn còn nhiều khó khăn phải vượt qua khi có được một smartphong vận hành "trơn tru" thật hoàn hảo tới người dùng.

1. Công nghệ camera selfie dưới màn hình

Hãng vivo không hề nhắc tới đến camera trước của chiếc Apex 2019 và ngay cả trong thông báo đến hình ảnh concept. Cỏ thể camera selfie sẽ nằm ẩn ở đâu đó trong smartphone này hoặc đành phải "hi sinh" để có vẻ ngoài hoàn hảo.

Camera trước đang là một trong những vấn đề nan giải cho các nhà sản xuất để hướng tới điện thoại full màn hình. Nhiều giải pháp được các hãng thiết kế màn hình tai thỏ hay nốt ruồi hoặc việc Xiaomi Mi Mix 3, Oppo Find X dùng camera giấu trong máy đã giải quyết được chuyện này tuy nhiên có nhược điểm là làm tăng độ dày so với những mẫu máy thông thường.

Hiện chúng ta chưa thấy được giải pháp nào khả thi cho việc giấu hẳn camera xuống dưới màn hình mà không phải hi sinh một cái gì đó về thiết kế. Biết đâu trong năm 2019 có hãng nào đó làm được một tấm nền có camera ẩn bên dưới mà không cần khoét lỗ cho ống kính?

2. Kĩ thuật sử dụng màn hình làm loa thoại

Chiếc Mi Mix 1 đời đầu tiên của hãng Xiaomi thiết kế không có loa thoại nhằm có được một màn hình đẹp và trông liền lạc. Họ dùng công nghệ cơ điện để có thể truyền được âm thanh vào tai bạn thông qua màn hình thay cho loa thoại thông thường. Dù công nghệ này cũng không tệ lắm nhưng chất lượng âm thanh của con Mi Mix 1 nghe hơi bị đục và trong một số trường hợp khác sẽ không nghe rõ, nói chung là về cơ bản thì không so được với loa thoại truyền thống.

Để có thể đạt được chất lượng âm thanh tốt, sẽ cần các hãng đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn và tạo ra những công nghệ mới hoặc cải tiến kĩ thuật công nghệ này. Khi đó, chúng ta mới thay thế được với loa thoại truyền thống và có những sản phẩm có chất lượng âm thanh cao hơn.

Đang tải sac_khong_day.jpg…

Dùng công nghệ cơ điện để truyền được âm thanh vào tai bạn thông qua màn hình thay cho loa thoại thông thường

3. Cải tiến sạc không dây linh hoạt hơn 

Về nhu cầu chép dữ liệu, không có cổng kết nối USB cũng không phải vấn đề cần thiết vì đã có thẻ nhớ microSD để chép dữ liệu giữa máy tính với điện thoại và ngược lại

Tuy nhiên, thử thách khó nhất về việc không có cổng USB đó là bạn sẽ buộc phải chuyển sang dùng sạc không dây. Có môt vài vấn đề với sạc không dây là giá của sạc không dây rất cao, khó mượn củ sạc của người khác để có thể xài chung khi cần dùng và sạc không dây thì bạn buộc phải để điện thoại nằm lên đế sạc, thiếu sự linh hoạt

Bây giời thì chúng ta đã có một công nghệ là sạc gắn dưới bàn, bạn có thể đặt máy chỗ nào cũng được. Nhiều hãng smartphone cũng bắt đầu thử nghiệm kĩ thuật sạc không dây xuyên qua không khí ở khoảng cách xa. Tuy nhiên chưa có sản phẩm nào tạo được tiếng vang thành công.

4. Kính phải bền hơn

Meizu Zero hay Vivo Apex 2019 đều được cấu thành chủ yếu bằng kính. Mặc dù kính là một vật liệu dễ để làm ra một bề ngoài có hiệu ứng bóng bẩy, tuy nhiên nó lại vô cùng dễ vỡ và khi đã rơi vỡ thì chi phí sửa chữa lại rất tốn kém. Các loại kính như Gorilla Glass thì tuy có chức năng chống trầy xước nhưng khi làm rơi điện thoại, chúng vẫn rơi vỡ. Bài toán của kính khó vỡ này đã bắt đầu xuất hiện từ 5 năm trước nhưng tới bây giờ chúng ta vẫn chưa có giải pháp nào được coi là khả thi để có thể thỏa mãn mọi nhu cầu mà giá vẫn tốt mà không làm đội giá điện thoại lên cao.

Đang tải galaxy-s8-squaretrade-breakability-4.jpg…
​Meizu Zero hay Vivo Apex 2019 đều được cấu thành chủ yếu bằng kính

Dù có nhiều khó khăn thử thách đến mấy nhưng trong hiện tại hay tương lai các hãng sản xuất điện thoại vẫn đang cố gắng tìm lời giải đố cho các bài toán khó nhằn và hứa hẹn sẽ ra mắt những chiếc máy không lỗ, không sạc, không dây. Theo thời gian, các điểm hạn chế sẽ dần dần được khắc phục và cải thiện hơn đáp ứng nhu cầu người dùng.

Chưa có câu trả lời nào