Táo bón khi mang thai?

Tôi đang mang thai tháng thứ 7, những tháng đầu tôi có bị hiện tượng táo bón, khi đi đại tiện có ra máu . Sau đó một thời gian tôi có thấy hiện tượng này ngừng . Nhưg cho đến nay, hiện tượng này lại tiếp tục, mỗi lẫn đi đại tiện tôi đều bị ra máu tươi, và rát vùng đó . (Trước đến nay tôi chỉ đại tiện 1-2 lân/tuần nhưng không có hiện tượng ra máu hay đau). Xin hỏi bác sĩ xem tôi có bệnh gì không (liệu có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ không)? và nếu có phải chữa như thế nào ?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Theo thống kê, có khoảng ¼ phụ nữ mang thai phải đối mặt với chứng táo bón, kể cả nhũng phụ nữ chưa hề bị táo bón từ trước đó. Điều này tuy không nguy hại đến thai nhi nhưng luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu. [b]Nguyên nhân:[/b] Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi hay do sự chèn ép của thai nhi. Thậm chí thói quen ăn uống cũng có thể bị thay đổi, khiến các bà bầu phải chịu đựng cảm giác khó chịu khi mắc chứng táo bón. [b]- Hormon:[/b] Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn về sự thay đổi của hormon. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến ruột. Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giới tính duy trì thai, loại hormon này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. [b]- Chế độ ăn uống:[/b] Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trong thời kỳ bầu bì. Thêm vào đó, việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ. [b]- Sự phát triển của thai nhi:[/b] Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón. [b]- Khắc phục:[/b] Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: - Tăng chất xơ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. - Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7-8 cốc nước. Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước thông thường, các loại nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ vừa có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trái lại, nếu bạn chỉ uống một chút nước trà hay cà phê thì sẽ khó có thể khắc phục tình hình. - Luyện tập đều đặn. Mặc dù khi mang thai bạn thường có cảm giác mệt mỏi và không thoải mái, nhưng vẫn nên thực hiện các bài tập. Luyện tập sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón. Các bài luyện tập an toàn là đi bộ, bơi lội, yoga. Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu ít nhất với cường độ từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng từ 20-30 phút. Luyện tập đều đặn không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa nói riêng mà còn đem lại ích lợi cho sức khỏe nói chung. (Theo TTO) Theo chúng tôi bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý để khắc phục bệnh táo bón khi mang thai. Chúc bạn sức khỏe.
tran thi lien
tran thi lien
Trả lời 14 năm trước
Nè nè , Táo bón khi mang thai Nguyên nhân: Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi hay do sự chèn ép của thai nhi. Thậm chí thói quen ăn uống cũng có thể bị thay đổi, khiến các bà bầu phải chịu đựng cảm giác khó chịu khi mắc chứng táo bón. - Hormon: Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn về sự thay đổi của hormon. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến ruột. Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giới tính duy trì thai, loại hormon này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. - Chế độ ăn uống: Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trong thời kỳ bầu bì. Thêm vào đó, việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ. - Sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón. - Khắc phục: Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: - Tăng chất xơ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. - Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7-8 cốc nước. Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước thông thường, các loại nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ vừa có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trái lại, nếu bạn chỉ uống một chút nước trà hay cà phê thì sẽ khó có thể khắc phục tình hình. - Luyện tập đều đặn. Mặc dù khi mang thai bạn thường có cảm giác mệt mỏi và không thoải mái, nhưng vẫn nên thực hiện các bài tập. Luyện tập sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón. Các bài luyện tập an toàn là đi bộ, bơi lội, yoga. Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu ít nhất với cường độ từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng từ 20-30 phút. Luyện tập đều đặn không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa nói riêng mà còn đem lại ích lợi cho sức khỏe nói chung.
phan quynh
phan quynh
Trả lời 14 năm trước
Bạn thân mến!! Táo bón trong thời kỳ mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau đây để giúp giảm được hiện tượng này: - Ăn nhiều chất xơ, có trong nhiều những loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả, đặc biệt bạn nên ăn những loại thực phẩm mát như rau mồng tơi, rau khoai lang, buởi, cam..., thực phẩm chứa nhiều vitamin C cũng rất tốt cho bạn. - Uống nhiều nước trong ngày, có thể uống nước hoa quả ép vì nó có nhiều chất xơ. Một số mẹo nhỏ cũng có thể giúp ích được cho bạn, bạn tham khảo nhé: - Thảo dược: Trà bồ công anh hay trà cẩm quỳ, được làm từ các loại lá cây, ngâm trong nước nóng và uống hằng ngày cũng giúp điều trị táo bón. Lá cây keo cũng được xem là thảo dược trị táo bón nhưng tuyệt đối tránh dùng khi có thai. - Xoa bóp: Thêm 3-4 giọt tinh dầu cam ngọt/ chanh/ chanh lá cam/ bưởi/ cam bergamot và 1 thìa dầu hạnh nhân vào bồn tắm, thư giãn và mát xa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong nước đó. Tuy nhiên, nếu đang có các dấu hiệu sẩy thai hay tử cung nằm quá thấp thì cần tuyệt đối tránh. - Bấm huyệt chân: Nếu biết rõ các huyệt trên bàn chân, bạn có thể tự mát xa mỗi chân khoảng 5 phút. Nếu không có thể dùng máy mát xa chân. Ngoài ra, khi ngồi xem tivi, bạn có thể mát xa chân bằng cách dùng chân lăn qua lăn lại 1 cái chai. Chúc 2 mẹ con khoẻ!!![):D(] [gallery]/2/krm1254303735.jpg[/gallery]
Nguyễn Thi Hào
Nguyễn Thi Hào
Trả lời 12 năm trước

Đi ngoài 1-2 lần/tuần tức là bạn bị táo bón.

Tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây đau rát và chảy máu, thậm chí đây có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra táo bón của bạn có thể là do bạn uống ít nước, ăn ít các thức ăn có nguồn gốc thực vật như hoa quả, rau xanh. Khi mang thai sẽ kèm theo một số nguyên nhân khác như:

- sự thay đổi lượng hoocmon estrogen và progesteron. Những hoocmon này làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, thức ăn di chuyển trong đưởng ruột chậm hơn, chúng mất nước nhiều hơn và dẫn đến phân bị khô và cứng, gây ra táo bón và có thể gây chảy máu do bị tổn thương.

- Do nhu cầu nước trong thời kỳ mang thai nhiều hơn bình thường nên tình trạng táo bón càng dễ xảy ra hơn nếu uống nước không đủ. Bình thường 1 người nặng 50 kg, khi mang thai ở tháng cuối cùng có thể nặng đến 80 kg. Vậy trọng lượng tăng lên là do đâu? Phần lớn là do lượng nước. Do vậy nhu cầu nước trong thời kỳ này nhiều hơn bình thường.

- Do ít vận động

- Do sử dụng một số thực phẩm bổ xung sắt và canxi.

Để thực sự chữa táo bón thì bạn cần phải khắc phục 2 nguyên nhân đó là uống thiếu nước và tiêu hóa chậm thức ăn. Khi khắc phục được 2 vấn đề này táo bón sẽ không còn nữa.

Với trường hợp phụ nữ đang mang thai thì cách tốt nhất là dùng biện pháp chữa một cách hoàn toàn tự nhiên, không dùng thuốc. Trong trường hợp này cách tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày. Cụ thể là uống khoảng 2 lít. Hãy chia làm nhiều lần, không nên uống một lúc thật nhiều để cả buổi không phải uống thêm ít nào, vì điều này sẽ không tốt và không hiệu quả trong việc giảm táo bón.

Chúc các bạn sớm thoát khỏi sự khó chịu mà táo bón gây ra.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.cachchuataobon.com/