Phụ nữ mới sinh xong thì bao lâu cho con bú? Phụ nữ sinh con nằm viện bao lâu? Con rạ là gì? Khi phụ nữ sinh xong cho uống thuốc gì?

PHỤ NỮ MỚI SINH XONG THÌ BAO LÂU CHO CON BÚ?PHỤ NỮ SINHCON SO NẰM BV BAO NHIÊU NGÀY? CON RẠ BAO NHIÊU NGÀY? KHI PHU NỮ VÙA SANH XONG CHO UỐNG THUỐC GÌ? Câu hỏi của 1 bạn tên là Tuấn Pm cho mình thấy hay nên mình xin phép cho ra ngoài để mọi người tham khảo (bạn Tuấn có gửi cho mình 5 câu liên quan đến sức khỏe sinh sản)
Trả lời 15 năm trước
1. Phụ nữ mới sinh xong thì bao lâu cho con bú? [quote]Từ bài viết của [b]ng0c4nhxjnh[/b] Phần lớn trẻ sơ sinh đều muốn bú khi chúng vừa sinh ra, vì thế nếu cả hai đều khỏe mạnh, bạn nên bắt đầu ngay cho con bú. Nhiều bà mẹ cho bú ngay trên bàn sinh. Sữa đầu tiên ở vú trong thời gian này gọi là Sữa non (colostrum)[/quote] 2. Phụ nữ sinh con nằm viện bao lâu? Các bác sĩ ở trường Y Dartmouth, Mỹ vừa qua đã tiến hành một cuộc nghiên cứu mới về thời gian ở lại bệnh viện sau khi sinh. Với tiêu chí là thời gian phải đủ mức an toàn cho trẻ và mẹ, họ khảo sát và khám phá có đến 17% các bà mẹ lo lắng ngập ngừng khi quyết định rời bệnh viện. Bác sĩ Grunenbaum nhận định, bà mẹ nào không phải trải qua mối bất an này thì có thể thực hiện theo quy định ngày tối thiểu của luật. Nếu thấy bất an thì nên ở thêm hai ngày nữa. Ông khuyên những bà mẹ trẻ lần đầu sinh con nên kéo dài ngày ở bệnh viện hơn một chút so với các thai phụ khác (4-6 ngày) vì hầu như họ đều có cảm giác bất an cho mình và cho con. Chỉ khi tâm lý bình ổn tại không gian gia đình, những giọt sữa mẹ đầu tiên mới có lợi cho trẻ sơ sinh. 3. Con rạ là gì? Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục này phổ biến ở Bình Trị Thiên và một số địa phương ngoài Bắc, còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh thì trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình. 4. Khi phụ nữ sinh xong cho uống thuốc gì? [quote] Sau khi sinh, phụ nữ thường yếu sức, mệt mỏi... Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều phương thuốc đơn giản, hữu hiệu và không gây tác dụng phụ để khắc phục tình trạng này Thuốc làm phục hồi nhanh sức khỏe Ở miền núi, có các cây bổ béo, khế rừng, củ gió đất. Rễ bổ béo: Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ gốc, đầu rễ và rễ con, thái mỏng, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa sạch nhiều lần rồi phơi hoặc sấy khô. Sau đó, tẩm rễ với nước gừng với tỷ lệ 50g gừng tươi trong 100ml nước, đun nóng 10-15 phút, lấy ra, phơi khô, rồi lại ngâm nước gừng cho đến khi hết nước tẩm. Để nguội, lại phơi nắng hoặc sấy cho thật khô, sao vàng. Ngày dùng 10-20g dưới dạng nước sắc (kinh nghiệm của dân tộc Mường). Thân và cành khế rừng: Thu hái quanh năm, tuốt bỏ lá, rửa sạch (đối với thân và cành to chỉ dùng vỏ, còn cành nhỏ thì để nguyên), thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Khi dùng lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hằng ngày thay nước chè trong vài tuần. Thuốc có mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu (kinh nghiệm của các dân tộc Tày và Dao). Củ gió đất: Đào về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua rồi ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 trong một tháng hoặc càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ thẫm, thơm, vị hơi chát, đắng. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn. Thêm đường cho dễ uống. Thuốc làm tăng tiết sữa Dùng độc vị, theo các tài liệu cổ (Nam dược thần hiệu và Bách gia trân tàng): - Hạt mùi nấu với gạo nếp thành cháo ăn đều hằng ngày. - Rau đay (150-200g) nấu canh ăn hằng ngày trong tuần đầu tiên sau khi đẻ; các tuần sau, mỗi tuần ăn hai lần với liều 200-250g. - Quả vả phơi khô hoặc sấy giòn, tán bột, rây mịn. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 12g với nước đun sôi để nguội vào lúc đói. Dùng 3-5 ngày. - Dùng phối hợp, lõi thông thảo (10-20g) bào mỏng thành sợi (y học cổ truyền gọi là ty thông thảo), chân giò lợn (1 cái) hoặc móng giò lợn (2-5 cái), gạo nếp (30-50g). Chân giò hoặc móng đem chặt nhỏ, nấu thật nhừ rồi cho thông thảo và gạo nếp vào. Tiếp tục nấu trong một giờ đến khi nhừ nhuyễn, thêm gia vị, để nguội, ăn trong ngày. Dùng 3 ngày, nếu cần có thể dùng thêm vài ngày nữa. Hoặc thông thảo 10g, hạt bông 12g (sao vàng), cám gạo nếp 10g (sao), sắc uống. Thuốc phòng chống chứng sản hậu - Nghệ vàng 300g (giã nát), trộn với 3-4 lít nước, ngâm trong vài giờ, thỉnh thoảng khuấy đều, rồi gạn. Lấy 1 kg gạo nếp đã vo kỹ vào nước nghệ, ngâm trong 5-7 ngày đêm (ngày phơi, đêm ngâm). Vớt gạo ra, hong khô, rồi rang khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. - Nga truật (nghệ đen), hương phụ mỗi vị 100g; quả quất non 50g, cắn nước tiểu 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn, rồi luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên. - Mần tưới, mạch môn mỗi vị 20g; ngải cứu 10g; nhân trần 6g, rẻ quạt, vỏ bưởi đào mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 10 ngày. - Sâm đại hành, thanh ngâm mỗi vị 100g, nghệ vàng 200g. Thanh ngâm sắc lấy nước đặc; sâm và nghệ sấy riêng từng thứ, tán bột. Ngày uống 20g sâm và 20g nghệ với nước sắc thanh ngâm. [/quote]