Mất xe máy tại cửa hàng lớn trách nhiệm thuộc về ai ?

TRÁNH XA MUA HÀNG TẠI SONY CENTER CHÙA BỘC

Tôi là khách hàng ở Đống Đa - Hà Nội, ngày 05/01/2012 (hồi giờ 19h 55) tôi chở Vợ đi xe Honda PCX có đến cửa hàng Sony center Chùa Bộc (Số 2 Chùa Bộc) – Hà Nội để tìm mua Tivi LCD. Tôi dựng xe song song với 02 xe máy khác trước cửa chính của cửa hàng, tôi khóa cổ xe, khóa báo động xe cẩn thận (cởi mũ bảo hiểm, găng tay để tại xe) tôi có nhìn xem có Bảo vệ không thì không thấy, nhân viên bán hàng cũng không có phản ứng gì khi tôi để xe (cùng 2 xe máy khác). Tôi cùng vợ vào xem Tivi và tìm loại tivi Sony led 32 inh được khoảng 4 phút thì vợ tôi phát hiện ra xe bị mất. Tôi có hỏi phụ trách cửa hàng thì được biết một câu vô trách nhiệm Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm đối với các tài sản tính từ cửa chính trở vào còn ở phía ngoài cửa hàng thì không chịu trách nhiệm và nói Cửa hàng đã thuê  Công ty dịch vụ bảo vệ an ninh Xô Viết bảo vệ. Tôi cùng với phụ trách cửa hàng ra gặp Bảo vệ (Mr Trần Duy Hữu) thì Bảo vệ nói một câu vô tránh nhiệm tôi không thấy cái xe nào cả và không biết xe anh chị đi đến bằng xe gì ??? và khẳng định không có trách nhiệm gì với việc mất xe của tôi. Tôi có yêu cầu bảo vệ lập biên bản và yêu cầu làm rõ trách nhiệm (Bảo vệ Hữu đã gọi cho đội trưởng đến làm việc) -> Đội trưởng đến và nói cũng không chịu trách nhiệm với xe của tôi -> tôi đã yêu cầu cùng đến công an phường Trung Tự (44 Phạm Ngọc Thạch) để trình báo và xem trách nhiệm thuộc về ai ???

Đến nay chưa có kết quả gì. Tôi có liên hệ với Giám đốc - Công ty CP DV Bảo Vệ An Ninh Xô Viết (Ông Nguyễn Cảnh Trinh - 0914302976) Ông Trinh nói với giọng dũ bỏ trách nhiệm là tôi để xe ngoài đường nên mất không có trách nhiệm và việc tôi đi mua sắm Tivi chỉ là ngó nghiêng, cũng có thể là đưa khóa xe cho người khác để tạo cảnh mất. Tôi rất bức xúc. Tôi khẳng định lại tôi để xe rất ngay ngắn trước cửa hàng lớn Sony center chứ không để xe ngoài đường và ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản của khách hàng của công ty bảo vệ là không có (nhân viên bảo vệ kỹ năng kém năng lực, lơ là (không bao quát) và hình như có nhân viên bảo vệ chỉ mang tính hình thức, làm cảnh).

Lời khuyên của tôi đối với khách hàng: Qúy khách đừng bao giờ đến Sony center Chùa Bộc (Số 2 Chùa Bộc) để mua hàng vì đây là nơi không an toàn (trộm cắp rất táo bạo) nhân viên rất thiết trách nhiệm đối với khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp đang thuê và chuẩn bị thuê dịch vụ bảo vệ thì nên tránh xa Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bảo Vệ An Ninh Xô Viết để đừng ôm vạ vào thân.

Xin các bạn cho tôi lời khuyên ?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Hành vi giao, nhận xe máy giữa anh và nhân viên của cửa hàng đã làm phát sinh quan hệ gửi giữ tài sản giữa hai bên (bên gửi tài sản, bên giữ tài sản, gọi tắt là bên gửi và bên giữ). Điều 559 Bộ luật Dân sự hiện hành (Bộ luật Dân sự 2005) quy định: "hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công".

Căn cứ quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2005: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật", anh Trần Văn Hùng, có quyền yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường cho anh chiếc xe máy bị mất. Trường hợp chủ nhà hàng không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, anh có thể làm đơn kiện lên tòa án cấp quận, huyện (nơi cửa hàng kinh doanh) để đề nghị xem xét, giải quyết.