Những bộ phận xe điện dễ hỏng hóc cần lưu ý

Ngày nay, bên cạnh phương tiện đi lại phổ biến như xe máy thì xe đạp điện, xe máy điện cũng rất được ưa chuộng. Lí do bởi những loại xe điện này có kích cỡ và trọng lượng nhỏ, dễ di chuyển rất phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và người trung tuổi muốn di chuyển gần. Tuy nhiên xét về độ bền thì xe đạp điện, máy điện lại thua kém các phương tiện khác đặc biệt là khi trên thị trường có quá nhiều loại xe không rõ nguồn gốc. Vậy để mọi người đang và sẽ sử dụng xe đạp điện biết cách đề phòng những hỏng hóc có thể xảy ra thì bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn những bộ phận xe đạp điện dễ bị hư hỏng các bạn cần lưu ý.

Động cơ

Hiện nay, xe đạp điện thường thường có 2 loại động cơ là cổ góp và không cổ góp. Loại xe điện cổ góp hiện đại hơn nhưng dễ hỏng hóc hơn. Bạn nên chọn loại động cơ cổ góp vì sẽ dễ thay linh kiện phù hợp hơn nhé!

Loại xe có động cơ cổ góp mới nên có tốc độ cao, bạn có thể tìm hiểu kĩ xem số km tối đa mà xe điện đó đi dược, tốc độ xe. Loại cổ không góp lại có ưu điểm là không phụ thuộc vào độ ẩm, hiệu suất cũng cao hơn.

Khả năng lưu điện

Mọi người thường nghĩ xe điện chạy bằng ắc quy nhưng thực chất vẫn có loại xe điện chạy bằng pin. Dù là chạy bằng pin hay ắc quy thì bạn cũng cần phải lưu ý cách nạp điện cho xe một cách hiệu quả. Với những xe chạy bằng ắc quy thì bộ phận quan trọng nhất mà cũng dễ hỏng nhất chính là ắc quy. Với những ắc quy có dòng điện phóng ra giữ ở mức 1/10 dung lượng nạp sẽ có độ bền tốt. Vì vậy, người dùng không nên để cạn điện mới sạc sẽ làm giảm tuổi thọ của bộ ắc quy.

Nếu bạn không đi thường xuyên thì cũng nên nạp điện cho xe khoảng 1 tuần 1 lần. Bởi trong điều kiện bình thường thì ắc quy cũng sẽ hết điện và nếu để một thời gian dài thì sẽ gây chết ắc quy. Nếu may mắn, ắc quy của bạn có thể kích lên được và chạy bình thường nhưng nếu “đói” điện quá lâu thì bạn sẽ phải chi ra một khoản tiền khá lớn để mua một bộ ắc quy mới đấy! Ngoài ra, bạn cũng cần đạp trợ lực khi xe lên dốc. Khi trời mưa, nếu bạn thấy xe điện gặp phải bất cứ hiện tượng gì thì cũng nên chú ý và đem sửa ngay vì nguy cơ chập điện có thể xảy ra sẽ gây nguy hiểm cho bạn.

Bộ điều tốc

Những xe có bộ điều tốc ở dưới gầm xe dễ bị dính nước và hỏng hóc. Các bạn có thể tháo ra và nhỏ sáp nến vào giắc cắm cũng như các đầu ra của nguồn điện.

Tất cả những trường hợp hỏng hóc trên đều có thể xyar ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi bạn di chuyển trên đường. Vì vậy, để hạn chế những bất tiện gặp phải do hư hỏng thì trước tiên bạn nên chọn những loại xe có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chính hãng và chính sách bảo hành ổn định nhất. Hy vọng một vài thông tin ngắn đã giú các bạn sử dụng xe điện biết cách để phòng tránh hỏng hóc. Chúc các bạn luôn an toàn khi sử dụng phương tiện của mình!

 

 

Chưa có câu trả lời nào