Trẻ nghiến răng khi ngủ chữa thế nào?

Con gái tôi năm nay 4 tuổi. Cháu khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt bình thường. Nhưng 1 năm nay cháu hay nghiến răng khi ngủ, nhất là khi trở mình. Xin bác sĩ cho biết, nghiến răng nhiều như thế có ảnh hưởng đến răng của cháu không? Bệnh có chữa được không và chữa ở đâu?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Nghiến răng khi ngủ là một tật ảnh hưởng rất xấu tới răng của bé, vì nó có thể phá hủy trật tự răng. Hiện tượng nghiến răng thường gặp ở những trẻ độ tuổi mẫu giáo, bé trai nghiến răng nhiều hơn bé gái. Nguyên nhân dẫn đến nghiến răng có thể là do di truyền, nhưng cũng có khi chỉ là do stress hoặc do giấc ngủ không sâu. Một số trẻ nghiến răng có thể là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu, nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói quen. Một số trẻ khác nghiến răng như là một cách để làm giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do trẻ quá hiếu động. Tuy nhiên, nghiến răng do các nguyên nhân stress hay ngủ không sâu sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn (không quá vài tháng). Con bạn bị nghiến răng đã 1 năm nay thì bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa răng hàm mặt hoặc thần kinh để tìm nguyên nhân. Nếu tình trạng này kéo dài, cháu sẽ đau răng và đau đầu vào mỗi buổi sáng do hoạt động cơ thường xuyên vào ban đêm. Để phòng ngừa và điều trị tật nghiến răng, hàng ngày cha mẹ nên trò chuyện với con trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến trẻ nghiến răng. Chỉ cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng nửa tiếng trước khi ngủ. Tốt nhất là đọc truyện tranh cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, nhất là đồ ngọt. Nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt đồng thời đi kiểm tra răng xem có sự bất thường gì không.
hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Con tôi nay gần 3 tuổi, có khi ngủ cũng hay nghiến răng, tôi có hỏi bác sĩ bảo nghiến răng có 2 lý do: một là do trẻ ban ngày ăn không tiêu, bụng đầy hơi tối ngủ ợ lên và trẻ có cảm giác có vật gì trong miệng nên theo quán tính trẻ sẽ nhai, do không có thức ăn trong miệng nên hai hàm răng nhai không, tạo ra nghiến răng. Hai là do trẻ bị nhiễm giun. Bác sĩ khuyên nên cho trẻ uống thuốc xổ giun 6 tháng 1 lần, giữ vệ sinh cho trẻ để tránh nhiễm giun và không bị ảnh hưởng đường tiêu hóa trẻ sẽ không bị đầy hơi, ban ngày nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn những thức ăn có thể kích thích tiêu hóa tốt, bụng không bị đầy hơi tối trẻ sẽ ngủ ngon hơn và sẽ dần hết nghiến răng. Tôi đã đế ý áp dụng và thấy con mình đỡ nghiến răng hơn rất nhiều. Xin chia sẻ để chị tham khảo nhé.

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Tật nghiến răng ban đêm thường khó nhận biết do nó diễn ra trong lúc ngủ. Nha sĩ có thể phát hiện tật này khi thấy vết mòn trên mặt răng. Nguyên nhân gây tật có thể là lo lắng thái quá hoặc stress, và người có tật thường bị nhức đầu âm ỉ khi tỉnh dậy.

Tật nghiến răng khi ngủ còn có thể do một sự bất thường trong giấc ngủ hoặc do khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc không đều… Khi nghi ngờ có tật nghiến răng, cần phải làm xét nghiệm polysomnographic để kiểm tra hoạt động của các cơ nhai khi ngủ.

Cách điều trị và ngăn ngừa tật nghiến răng:
- Nếu nguyên nhân gây tật là do stress, người bệnh chỉ cần thư giãn, thoải mái tâm trí, dùng vật lý trị liệu và uống thuốc giãn cơ giảm đau cơ theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu nghiến răng khi ngủ do khớp cắn bất thường, nha sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, hoặc để người bệnh mang hàm nhựa cho răng dưới vào ban đêm. Có thể làm chân răng giả, trám các lỗ để tránh răng bị mòn nhiều.

- Cố gắng thư giãn, tránh stress khi ngủ.

- Đặt một chiếc khăn ấm ở một bên mặt.

- Tắm bằng nước ấm và giảm uống cà phê.

Tác hại của bệnh Nghiến Răng:
Nghiến răng không chỉ gây âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng.Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm bệnh nhân trông già hơn.

Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên), rối loạn khớp thái dương-hàm. Các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai