Cách phòng tránh và điều trị bệnh á sừng?

Trả lời 15 năm trước
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn. Bệnh không nguy hại đến sức khoẻ nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn. Để được điều trị tốt nhất, bạn nên đến chuyên khoa da liễu khám để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc. Sau liệu trình điều trị bằng thuốc, quan trọng nhất là bạn cần biết cách phòng tránh, hạn chế các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhanh tái phát. Người bệnh cần tránh những điều sau: - Tuyệt đối không bóc vẩy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải. Khi cố gắng chịu đau chà hết lớp vẩy bong, bạn có thể thấy da đỡ sần sùi, nhẵn hơn nhưng thực tế không như vậy, việc bóc vẩy, chà xát mạnh này càng làm tổn thương lớp sừng, khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn. - Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối…. bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy. Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa cao. Nếu buộc phải tiếp xúc cần đeo găng bảo vệ. - Luôn giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, bạn nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào những vị trí dễ bị bong sừng như gót chân, đầu ngón chân, tay. Vì thời tiết khô hanh càng làm da thô ráp, khiến lớp sừng dễ nứt nẻ. - Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E. Thực tế cho thấy đại đa số người bị bệnh đều là những người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Trả lời 15 năm trước
Bệnh á sừng là bệnh do cơ địa của từng người thôi, không có thuốc chữa dứt điểm đâu. Bệnh này thường xảy ra ở các bạn gái. Tỉ lệ con gái/con trai mắc bệnh này là 1000/1. Bệnh thường bắt đầu khi bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố trong người thay đổi. Đến tuổi trưởng thành bệnh sẽ tự thuyên giảm đi rồi khỏi hẳn, nhất là khi các bạn nữ lập gia đình rồi sinh con thì nội tiết tố trong người thay đổi mạnh mẽ. Bệnh xuất phát từ máu cho nên có tính chất đối xứng, nghĩa là nếu tay trái bị thì tay phải cùng bị, chân trái bị thì chân phải cũng bị. Cần tránh ăn các thức ăn có vị tanh và cay. À mà nếu ăn thịt gà là hay khiến bệnh tái phát ngứa dữ dội một thời gian rồi lại thuyên giảm. Bạn tớ bị bệnh này suốt 10 năm thì khỏi á sừng ở chân, sau đó thì bị ở tay 2 năm, lâu nay cũng không thấy tái phát gì cả, da chân tay trông vẫn mềm như bình thường. Thực ra đây không phải là bệnh mà đây chỉ là chứng thôi, nếu là bệnh thì thuốc có thể chữa được nhưng đây là chứng cho nên cứ để tự nhiên thôi rồi sẽ khỏi, nhanh hay chậm tùy cơ địa của từng người. Bạn tớ đã đi chữa khắp nơi , thuốc tây ta đủ cả nhưng không ăn thua gì đâu vì đây không phải là bệnh mà. Các bạn đừng phí tiền đi chữa làm gì cho mệt mà lại uổng phí nhé. Không gây lây cho ai cả, chỉ làm người bị bệnh này sinh hoạt bất tiện thôi do da nứt nẻ gây đau đớn.Theo lời khuyên của bác sỹ và kinh nghiệm của chính người bệnh thì chủ yếu là các bạn phải kiên trì giữ gìn và đừng buồn bực nhé vì tâm lý không tốt cũng khiến bệnh nặng thêm đấy.