Người bệnh ung thư nên kiêng gì?

Xin hỏi, đâu là tác nhân gây ung thư? Và người bệnh ung thư nên kiêng gì đặc biệt? .

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư mà hầu hết bệnh nhân thắc mắc và thậm chí không nghe lời khuyên của thầy thuốc là kiêng ăn ở nhiều mức độ khác nhau, nhất là ăn thịt, rau, thậm chí quan niệm thịt, rau có màu đỏ là kiêng tuyệt đối vì ăn nhiều kích thích ung thư phát triển nhanh hoặc kiêng ăn thịt gà, trứng vịt lộn, rau dền, cà rốt...Điểm sai lầm ở chỗ nhu cầu của người bệnh cũng như người thường cần năng lượng cho hoạt động của cơ thể, thậm chí cần nhiều hơn cho nhu cầu điều trị bệnh ung thư. Các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể nên nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, nó chỉ phụ thuộc vào các chế độ điều trị đặc hiệu bệnh ung thư như phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất... Một số bệnh nhân kiêng ăn toàn diện mà chuyển sang ăn gạo lứt rất kém dinh dưỡng theo một trường phái của Nhật Bản. Nếu chưa hiểu thật rõ trường phái trên thì không nên theo vì ăn gạo lứt có thể gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trường hợp đã phải vào viện cấp cứu vì phương pháp trên, số khác lỡ mất cơ hội điều trị bệnh, sau một thời gian quay lại viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cơ may điều trị khỏi trở nên khó khăn hơn.

    Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm; Ăn ít, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa trong ngày); Chọn thức ăn hoặc thức uống giàu dưỡng chất dành cho người bệnh ung thư (ví dụ như sữa ProSure) để đảm bảo dinh dưỡng và duy trì hoặc cải thiện cân nặng; để thức ăn và thức uống ở nơi “dễ thấy và dễ lấy”; uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít trong ngày; Năng tập luyện cơ thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tình trạng mệt mỏi và chán nản rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư, tránh tình trạng teo cơ.

    Không nên dùng những thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ; những thức ăn chứa cồn như rượu, bia, cà phê hoặc những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas; những thức ăn có nhiều gia vị, chua, cay.

    Thực đơn (2.000 – 2.200 kcal) cho bệnh nhân nam có trọng lượng cơ thể từ 45 – 47 kg, chiều cao trung bình 1,65 m, đã cắt 2/3 dạ dày do ung thư trong giai đoạn hồi phục.

    Buổi

    Món ăn cho mỗi bữa

    Sáng

    1 tô (cỡ trung bình) phở hoặc hủ tiếu hoặc bánh canh thịt nạc nước trong, hoặc 1 ly (240 ml) sữa ProSure pha đúng chuẩn.

    Trưa, chiều

    1 chén (200 – 250g) cơm, thịt hoặc cá kho 80g, rau luộc hoặc xào ít dầu 100 – 150g, canh củ (bí đỏ, bí đao, bầu...) 100g

    Xế trưa

    1 ly (150 ml) sinh tố xay ít đường

    Tối

    1 ly (240 ml) sữa ProSure pha đúng chuẩn

    Lưu ý:
    Khi ăn hoặc uống cần từ từ, tránh ăn hoặc uống quá nhanh, cần ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt.
    Nếu có dùng thức ăn chiên hoặc xào cần dùng chảo không dính để hạn chế lượng dầu khi nấu ăn

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Thống kê dưới đây một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:

1. Nhóm thịt đỏ: Tất cả các loại thịt của động vật có màu đỏ như lợn, bò, trâu, cừu, ngựa, dê, đà điểu, chó, mèo v.v... đều không nên ăn.

2. Các thực phẩm chế biến sẵn: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không được ăn.

3. Nhóm đồ uống: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng

4. Nhóm Thủy hải sản: Không được ăn lươn và trạch, còn lại các loại khác đều có thể ăn bình thường, hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao. Không được ăn đầu cá.

5. Nhóm thịt gia cầm: Có thể ăn gà, vịt, ngan, ngỗng, chim và trứng. Tuy nhiên không được ăn đầu (đầu gà, đầu ngỗng, v.v...)

6. Nhóm đường - sữa: Tất các các chế phẩm được làm từ đường và sữa đều phải ngừng, ví dụ như sữa, sữa chua, bánh, kẹo, v.v... Sữa đậu nành tươi (là loại mà các gia đình tự ngâm đậu tự xay) thì uống được, nhưng sữa đậu nành do các nhà máy sữa chế biến đóng hộp cũng không được dùng.

7. Hoa quả: Hai loại quả Cam và Quýt không được ăn, còn lại có thể ăn tất cả các loại khác, kể cả loại quả ngọt như nhãn, chuối, v.v...

8. Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.

9. Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.

10. Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...

Tùy người mà kiêng

Phải ăn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Việc nâng cao protein cho người bệnh, phải thực hiện kiêng kỵ trong ăn uống thích hợp với từng người.

- Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt tăng thêm.

- Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm.

- Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.

- Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị bệnh K) nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng thuốc lá, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thức có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong.

Tùy bệnh mà kiêng

Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định.

Nếu bệnh nhân ung thư mà phát thành sốt thì y học phương Đông gọi là người bệnh tính nhiệt, việc kiêng kỵ trong ăn uống hết sức quan trọng. Thiên nhiệt bệnh - sách Tố vấn nói: “Bệnh nhiệt đới chữa được một ít, nếu ăn thịt thì bệnh trở lại, nếu ăn nhiều thì để lại di chứng, cho nên thứ này phải cấm”. Y học hiện đại cho rằng phát nhiệt tạo thành những chất mang tính chất acid tích tụ lại trong người; ăn thịt vào khi nó phân giải trong cơ thể cũng sinh ra nhiều chất mang tính acid. Khi những chất mang tính acid trong người tăng lên rõ rệt thì tính kích thích rất mạnh, sẽ làm hại công năng các khí quan của cơ thể, bởi vì môi trường acid là môi trường tốt nhất cho các tế bào ung thư phát triển mạnh, do vậy cần phải thay đổi chế độ ăn uống để làm thay đổi môi trường sống của tế bào ung thư.

Theo lý luận của y học phương Đông thì cua có tác dụng hoạt huyết hóa ứ (làm tan ứ) rất tốt, người đau dạ dày mà do huyết ứ ăn cua rất có lợi, tất nhiên cũng không nên ăn nhiều vì gạch cua tính hàn.

Nếu người bệnh bị ung thư bàng quang thì cần kiêng ăn bột trân châu. Hiện nay đang lưu truyền ý kiến: Bột trân châu (ngọc trai tự nhiên) có thể giải độc và chữa ung thư, nhưng lại có một số người bị ung thư ăn bột trân châu vào bệnh tình bị xấu đi.

Tùy lúc mà kiêng

Khi bị bệnh ung thư, cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ khi điều trị bằng phóng xạ và điều trị bằng hóa chất, thường xuất hiện phản ứng giảm bạch cầu, lúc đó cần ăn nấm, ăn lươn, ba ba, long nhãn; nếu xuất hiện miệng và lưỡi bị khô táo thì ăn mật ong, hải sâm, hạnh nhân, sau khi công năng toàn thân giảm sút, đường tiêu hóa càng bị ảnh hưởng rõ rệt, nên cần kiêng thuốc lá, rượu, các thức ăn cay, béo như (ớt, thịt mỡ); sau khi điều trị bằng phóng xạ, càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, v.v...). Còn bệnh ung thư sau khi mổ, người bệnh cần bồi bổ bằng các thức thuần khiết, gọi là thanh bổ và các thức bình hòa, kiêng ăn ngậy béo, dầu mỡ, vị đậm, hải sản tanh và các thứ cay, nóng.