Vì sao bị sỏi bàng quang?

Cháu năm nay 20 tuổi, từ bé là người rất khỏe mạnh, nhưng gần đây do đau nhiều ở vùng hạ vị, có lúc đi tiểu đỏ, đi khám thì bị sỏi bàng quang 2,07cm. Cháu xin hỏi bệnh do nguyên nhân nào và có nhất thiết phải phẫu thuật không?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Bàng quang nằm ở vùng hạ vị là một túi cơ hình bầu dục lúc căng đầy gồm có vùng đỉnh và vùng đáy. Chức năng của bàng quang bao gồm chứa nước tiểu, kìm được nước tiểu và cho thoát nước tiểu theo ý muốn hoàn toàn và thoải mái. Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Có thể chia làm 2 loại: + Sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống. + Sỏi sinh ra tại bàng quang: Do dị vật như chỉ khâu, mảnh đạn, đầu sonde do quá trình ứ đọng nước tiểu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tiền liệt tuyến, chít hẹp cổ bàng quang, túi thừa bàng quang, túi thừa niệu đạo. Sỏi bàng quang thường tròn, ít khi xù xì góc cạnh, có loại bé như hạt ngô, cũng có loại như quả trứng gà hay nắm tay, thường là một viên đôi khi có nhiều hơn. Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đi tiểu ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đi tiểu ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to - sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang.