Tôi đi XN máu ở trung tâm hòa hảo, có vài chi tiết thắc mắc, xin giải thích giùm tôi ?

LYM trong máu của tôi là 43.3% mà giới hạn cho phép là 20.2-32.2%, vậy tôi có bị nhiễm trùng máu hay ung thư máu không? HBsAg(-) và HBsAb 6mIL/mL, tôi biết là ko bị viêm gan nhưng hệ miễn dịch viêm gan của tôi có quá thấp không? HP(+), tôi bị nhiễm HP, vậy HP có phải là HIV không? Biliburin toàn phần là 0.8mg/dL, vậy tôi có bị bệnh về gan mệt không, dạo này tôi hay thấy tức và chướng ngay phía giữa hai hạ sường. Xin giải thích giúp tôi, cám ơn.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

H.Pylori (HP) là một xoắn khuẩn gam âm, thường gây bệnh mãn tính ở người như viêm dạ dày mãn tính. Nó cũng có vai trò trong loét dạ dày tá tràng và gần đây xác định được mối liên quan với ung thư dạ dày.

Ở các nước phát triển có mức sống cao, vệ sinh phòng bệnh tốt thì ước lượng có 20% người dưới 40 tuổi và 50% người trên 60 tuổi bị nhiễm HP, rất hiếm phát hiện trên trẻ em. Còn ở các nước đang phát triển thì phần lớn người lớn bị nhiễm và có 10% trẻ em từ 2-8 tuổi bị nhiễm HP.

Những người trên 45 tuổi nên xét nghiệm tìm H.Pylori khi: rối loạn tiêu hóa, giảm cân, xuất huyết, thiếu máu, khó nuốt. Điều đáng lưu ý là trong phân của tất cả người nhiễm đều có sự hiện diện của HP và 30% người nhiễm HP dạ dày trong mảng bám răng có sự hiện diện HP.

Một thông tin rất quan trọng nữa là trên chó và mèo người ta đã phân lập được Helicobacter Helmanii trong dạ dày, H. Helmanii cũng gây viêm dạ dày của chó mèo. H. Helmanii cũng đã được tìm thấy trên người bệnh, do đó người ta khuyến cáo không nên hôn chó mèo.

Ở bệnh nhân, HP xâm nhập tế bào niêm mạc dạ dày gây xâm nhiễm tế bào viêm đưa đến viêm dạ dày mãn tính. Trong phần lớn các trường hợp, HP không gây triệu chứng nhiễm khuẩn, nó chỉ làm tăng nguy cơ loét và ung thư tế bào tuyến dạ dày (vùng hang vị và thân dạ dày).

Vùng hang vị điều hòa tiết axit dạ dày thông qua việc tiết Gastrin (từ tế bào G) và somatostatin (tế bào D). Cùng với các yếu tố nguy cơ khác như: cơ địa người bệnh, môi trường, giới tính, gen, chế độ ăn, thuốc lá… HP làm tăng lên nguy cơ bệnh.

Chẩn đoán HP hiện nay có 2 phương pháp: xâm lấn và không xâm lấn. Phương pháp xâm lấn là phải nội soi dạ dày- tá tràng, qua đó người ta lấy một mẫu mô của dạ dày đem thử xem có HP không? Thử mô học (giải phẫu bệnh) giúp xác định loét và loại trừ bệnh lý ác tính của dạ dày.

Phương pháp không xâm lấn có 3 xét nghiệm thông dụng, bạn thở vào trong một dụng cụ, qua đó xác định xem có nhiễm HP hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể IgG chống HP hoặc tìm kháng nguyên HP trong phân.

Điều trị nhiễm H.Pylori

Tiêu diệt HP là mục tiêu quan trọng ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, giảm được giá thành điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Chỉ định điều trị diệt HP được đặt ra với tất cả bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng có xét nghiệm HP (+), viêm dạ dày mãn. Không được chỉ định khi xét nghiệm có nhiễm HP nhưng không có loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày thì phải dùng thuốc.

Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Thông thường các bệnh nhân ung thư máu hay chủ quan và dễ bỏ qua các triệu chứng của bệnh vì nó không có đặc trưng và cũng không được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cảm nhận được các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

– Sốt, nhức đầu, đau nhức xương khớp: có nguyên nhân từ sự chèn ép trong tủy

– Mệt mỏi, suy nhược, da dẻ nhợt nhạt do thiếu hồng cầu

– Dễ bị nhiễm trùng do chức năng chống nhiễm khuẩn của bạch cầu không thực hiện được.

– Dễ bị bầm tím, chảy máu chân răng do sự suy giảm khả năng làm đông máu.

– Chán ăn, sụt cân nhanh chóng

– Ra mồ hôi về ban đêm nhất là đối với bệnh nhân nữ

– Cảm giác khó chịu, chướng và sưng nề vùng bụng.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị ung thư máu khác nhau, bao gồm:

Phương pháp hóa trị: là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể thông qua điều trị hóa chất (có thể là đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ).

Phương pháp điều trị đích: là phương pháp ức chế hoạt động của các protein bất thường và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính.

Phương pháp điều trị sinh học: là phương pháp kích thích sự miễn dịch tự nhiên của cơ thể để giúp chống lại tế bào ung thư.

Phương pháp ghép tế bào gốc: là phương pháp điều trị ung thư máu bằng cách ghép tế bào gốc giúp nhằm tạo điều kiện cho hóa chất liều cao thực hiện được. Bao gồm 2 cách: ghép tế bào gốc tự thân và ghép tủy dị thân.

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh ung thư máu được áp dụng chủ yếu vẫn là thay tủy xương của bệnh nhân bằng tủy xương của người nhà hoặc một người hiến phù hợp. Từ đó, có thể kích thích cơ thể sinh ra hồng cầu và kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của phương pháp này rất thấp và khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn.