Bệnh sa tử cung chữa thế nào?

Toi sinh em be duoc 1 nam " sinh mo^~" vai thang gan day toi bi dau tuc vung bung duoi va cua minh ,di bac si moi duoc biet la bi sa tu cung,vay co cach nao chua khoi hieu qua ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Sa tử cung: Tử cung (dạ con) từ vị trí bình thường bị tụt xuống theo đường âm đạo, miệng của cổ tử cung bị tụt xuống, thậm chí toàn bộ tử cung thòi ra ngoài miệng âm đạo. Phụ nữ sau khi đẻ tham gia lao động quá sớm, bị ho mạn tính, táo bón đã thành nếp, làm việc lâu ngày ở tư thế ngồi xổm, đứng, gánh vác lâu ngày... sẽ làm cho áp lực trong bụng tăng lên, khiến tử cung dịch chuyển xuống phía dưới. Những phụ nữ thể chất yếu và dinh dưỡng kém, tổ chức màng bao xung quanh tử cung ít và yếu hoặc tổ chức đáy chậu bẩm sinh phát triển khác thường thì dù chưa sinh đẻ cũng có thể bị sa tử cung.
Để phòng bệnh này, ngoài việc tránh những yếu tố gây sa tử cung đã nêu trên, sản phụ còn nên thường xuyên nằm ngửa để cho tử cung nghiêng về phía sau.

Tử cung sa kéo theo các tổ chức màng bụng, dây chằng và đáy chậu, gây ra cảm giác đau lưng. Khi đi lại và làm việc mệt mỏi thì chứng đau càng nặng. Khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy như có một khối vật tụt ra từ âm đạo, khi đứng lâu, ho, đại tiểu tiện hoặc lao động, khối đó càng tụt ra, sau khi nằm nghỉ thì nó lại co lại.


Khối tụt ra ngày càng to và không thể tự co lại được nữa, bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào. Cuối cùng thì hễ họ đứng lên là lại tụt. Cổ tử cung thường xuyên bị cọ xát, dễ bị thương tổn, nhiễm trùng hoặc bị trợt rỉ ra chất giống như mủ máu. Sa tử cung khiến cho bàng quang bị lệch vị trí và niệu đạo bị chèn, nên thường kèm theo đái khó, đái rắt hoặc đái dầm.


Khi có một trong những biểu hiện trên, người bệnh cần gặp bác sĩ sản phụ khoa để được khám và tư vấn cách điều trị. Có thể chỉ cần dùng thuốc (viêm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu), tập luyện, hoặc phải phẫu thuật (sa tử cung, đái dầm).

Theo mình bạn nên chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ mà bạn đã khám nhé.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Theo như mô tả, có thể bạn đã bị sa tử cung (sa dạ con). Đây là hậu quả muộn của cuộc đẻ có tổn thương tới đáy chậu, nhất là bị tổn thương ở ngang cổ tử cung và các dây chằng tử cung -cùng. Nếu có những vết rách sản khoa khi sinh đẻ ảnh hưởng đến cơ nâng và đáy chậu sẽ làm yếu thêm và tử cung sa càng nhiều. Khi cao tuổi, cấu trúc chậu hông bị suy yếu hoặc có người do yếu bẩm sinh vùng chậu hông cũng làm tăng nặng thêm chứng sa tử cung. Người ta phân biệt mức độ bệnh như sau: sa ít (độ I) là chỉ một phần tử cung sa xuống trong âm đạo; sa trung bình (độ II) là khi thân tử cung sa xuống đến tận âm môn và cổ tử cung bị đẩy xuống hơi lòi ra ngoài; trường hợp sa nhiều (độ III-độ IV) là toàn bộ cổ tử cung và tử cung lòi ra khỏi âm môn và âm đạo bị lộn như lộn bít tất. Khi bị sa tử cung, bệnh nhân đi bộ cảm thấy rất vướng víu khó chịu do có một khối ở âm đạo. Về điều trị: tùy theo mức độ sa, thường độ III - độ IV sẽ có chỉ định phẫu thuật. Bạn nên khám ở khoa sản bệnh viện để được tư vấn điều trị cụ thể.